Những lưu ý khi "được cảnh sát hỏi thăm" khi sống ở Nhật
Đi xuất khẩu lao động chắc chắn sẽ có lúc bạn sẽ bị cảnh sát Nhật Bản "hỏi thăm", đặc biệt là những lúc ra đường đứng tụm năm, tụm ba nói chuyện bằng tiếng Việt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài lưu ý khi bạn gặp phải trường hợp này.
08:00 11/12/2017
Hãy bình tình và vui vẻ khi bị cảnh sát Nhật Bản hỏi thăm
Thông thường sẽ có một nhóm từ 3-10 cảnh sát mặc thường phục, một người tiến về phía trước bạn, 2 người đứng 2 bên sau đó họ sẽ nói xin lỗi và giơ thẻ cảnh sát ra. Nếu là lần đầu tiên có thể bạn sẽ giật mình, tuy nhiên hãy bình tĩnh nhìn rõ thẻ và tên xem có đúng là cảnh sát thật hay không.
Tiếp theo họ sẽ hỏi giấy tờ tùy thân của bạn, nếu bạn có bằng lái xe thì chỉ cần đưa bằng lái xe ra là đủ. Còn nếu không sẽ phải xuất trình thẻ người nước ngoài, hộ chiếu...Hãy bình tĩnh và vui vẻ xuất trình các loại giấy tờ cho cảnh sát xem.
Cũng có thể họ sẽ yêu cần xem xét hành lý của bạn, tuy nhiên trường hợp này chỉ sảy ra khi gần đó có những vụ ăn cắp hay trộm gì đấy và bạn trở thành đối tượng bị nghi ngờ. Lúc này hãy vui vẻ mở hành lý ra và cho họ xem. Nếu có món gì không rõ thì nên giải thích.
Trường hợp, mới sang Nhật không biết tiếng Nhật thì làm thế nào? Hãy đưa thẻ ngoại kiều và giấy tờ tùy thân cho cảnh sát xem. Và nếu có thể thì hãy liên lạc với ai đó biết tiếng Nhật để họ giải thích cho bạn.
Nói tóm lại là nếu bạn đàng hoàng thì cảnh sát cũng sẽ chẳng làm gì bạn. Hãy bình tĩnh và vui vẻ với cảnh sát. Theo chia sẻ của một vài lao động đi trước họ cũng từng gặp cảnh sát 3 - 4 lần, lần nào cũng để cảnh sát vui cười thoải mái và đồng thời còn hỏi họ là chuyện gì vừa xẩy ra.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn khi mới sang Nhật, dẫu sao thì mình cũng hi vọng không bạn nào bị cảnh sát hỏi thăm cả.
Nguồn: Japan.net.vn
Điều cần biết: ở Nhật Bản đi xe đạp cũng cần đăng ký mã số với cảnh sát
Tại Việt Nam các bạn chỉ cần mua một chiếc xe đạp là có thể đi chuyển đi lại bình thường, nhưng khi sử dụng xe đạp tại Nhật Bản khi mua chúng các bạn phải đăng ký mã số với cảnh sát địa phương. Xe đạp chính là phương tiện chủ yếu của các bạn thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản vậy nên các bạn cầm nắm rõ quy định này để không gặp phải khó khăn với những quy định tại Nhật.