Điều cần biết: ở Nhật Bản đi xe đạp cũng cần đăng ký mã số với cảnh sát

Tại Việt Nam các bạn chỉ cần mua một chiếc xe đạp là có thể đi chuyển đi lại bình thường, nhưng khi sử dụng xe đạp tại Nhật Bản khi mua chúng các bạn phải đăng ký mã số với cảnh sát địa phương. Xe đạp chính là phương tiện chủ yếu của các bạn thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản vậy nên các bạn cầm nắm rõ quy định này để không gặp phải khó khăn với những quy định tại Nhật.

16:01 08/12/2017

Ở Nhật Bản, phương tiện giao thông chủ yếu cho học sinh, sinh viên và các bà nội trợ là xe đạp. Gần như đi đâu bạn cũng thấy có bãi đỗ xe đạp và hàng trăm chiếc xe đạp xếp san sát nhau; thể hiện cho văn hóa đi xe đạp cực kỳ đặc trưng của người Nhật.

Tuy nhiên, ở Nhật là một đất nước nhiều xe đạp; nên số lượng xe đạp bị ăn cắp khá là nhiều. Nên để bảo vệ cho người sử dụng xe đạp; thì mỗi xe đạp đều có khắc một mã số khác nhau, và được đăng ký mã số với cảnh sát để quản lý.

Điều cần biết: ở Nhật Bản đi xe đạp cũng cần đăng ký mã số với cảnh sát
Hình ảnh những hàng xe đạp được xếp gọn gàng ngay ngắn không còn xa lạ với bất kì ai khi sinh sống tại đất nước Nhật Bản

Quy định đăng ký xe tại Nhật Bản

Tại Việt Nam, việc đi xe đạp rất dễ dàng, bởi vì chỉ cần bạn mua xe cứ thế sử dụng để đi lại. Nhưng ở Nhật Bản trước khi dùng bạn cần mang xe của mình đi đăng ký theo đúng luật. Trước tiên bạn cần có các giấy tờ cần thiết như: Thẻ cư trú, thẻ bảo hiểm y tế. Phí đăng ký xe là 500 yên. Các cửa hàng bán xe đạp đều có dịch vụ đăng ký này.

Điều cần biết: ở Nhật Bản đi xe đạp cũng cần đăng ký mã số với cảnh sát

Sẽ có trường hợp, bạn không mua xe mới mà mua lại từ một người khác. Trong trường hợp này bạn cần có giấy tờ chuyển nhượng. Nếu bạn không có khi cảnh sát yêu cầu bạn xuất trình, bạn sẽ bị xử phạt theo luật. Khá nhiều trường hợp bị quy về tội ăn cắp dù chỉ mượn xe hoặc nhặt xe bỏ đi.

 

Với trường hợp bạn nhận được xe từ người thân, bạn bè vì họ không sử dụng xe trong thời gian dài, nhưng họ không có đủ giấy tờ hoặc đã làm mất giấy tờ; bạn vẫn có thể đi đăng ký mới. Bạn sẽ được cấp một mẫu đơn đăng ký và điền vào, sau đó tới nộp tại các trạm cảnh sát hoặc nơi bán xe đạp.

Đăng ký mã số xe để bảo vệ tài sản

Nhật Bản là một đất nước nhiều xe đạp, nên số lượng xe đạp bị ăn cắp khá là nhiều. Chính vì thế để bảo vệ cho người sử dụng xe đạp, thì mỗi xe đạp đều có khắc một mã số khác nhau, và được đăng ký với cảnh sát để quản lý.

Điều cần biết: ở Nhật Bản đi xe đạp cũng cần đăng ký mã số với cảnh sát

Nếu trong trường hợp có người nào sử dụng xe đạp của người khác, mà khi bị cảnh sát yêu cầu dừng xe lại kiểm tra mà không phải xe của mình hoặc xe của bạn bè, thì lúc đó có khả năng bị xếp vào trường hợp là xe đạp ăn cắp và bị bắt. Chính vì thế nên việc đầu tiên của việc đi mua xe đạp mới; hay cũ là đăng ký chống trộm cho xe đạp của bản thân. Hoặc nếu bạn mượn xe của bạn thì khi bị cảnh sát hỏi nên trả lời rõ ràng mạch lạc, tránh bị hiểu nhầm.

6 điều cấm khi đi xe đạp tại Nhật Bản 

Điều cần biết: ở Nhật Bản đi xe đạp cũng cần đăng ký mã số với cảnh sát

- Không dùng điện thoại hoặc ô khi di chuyển bằng xe đạp. Nếu bị cảnh sát Nhật Bản bạn có thể bị phạt 50000 yên.

- Đã uống rượu thì không lái xe (đạp)

- Không được đèo người khác, nếu bị túm sẽ bị phạt 20000 Yên

 

- Tránh xa khu vực gần tàu hỏa/ tàu điện/ đường sắt

 

- Không được đi hàng hai

 

- Bắt buộc phải trang bị đèn pha cho xe đạp, nếu không sẽ có thể bị phạt 50000 Yên

Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp các bạn lao động hiểu rõ hơn về quy định, pháp luật của Nhật Bản để không xảy ra các vấn đề đáng tiếc khi sinh sống làm việc tại đây. Chúc các bạn may mắn!

Nguồn: Japan.net.vn

Tags:
Đi xe đạp ở Nhật Bản: luật và mẹo

Đi xe đạp ở Nhật Bản: luật và mẹo

Nhật Bản là một đất nước với núi non và cảnh quan tuyệt đẹp. Nếu bạn đã từng có thời gian ở Nhật, bạn sẽ nhận thấy số người đi xe đạp ở nơi đây rất đông. 70% Nhật Bản là đồi núi, nhiều thị trấn và thành phố được xây dựng trên thung lũng bằng phẳng. Điều đó có nghĩa xe đạp là phương tiện rẻ, tiện và tốt cho chúng ta nếu muốn di chuyển trên đường.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất