Những mục được bảo hiểm thanh toán trong khám chữa răng miệng ở Nhật
Tại Nhật Bản, trong khám và điều trị răng miệng thì người tham gia bảo hiểm chỉ phải trả 30% chi phí khám chữa bệnh. Đối với những trẻ em chưa kết thúc giáo dục phổ cập (hết lớp 9) thì chỉ phải chi trả 20%.
15:00 22/12/2019
Tuy nhiên không phải bất cứ khoản thanh toán chi phí khám chữa bệnh đều được bảo hiểm chi trả. Hôm nay hãy cùng iSenpai tìm hiểu những mục khám chữa răng được bảo hiểm y tế chi trả nhé!
Bạn sẽ chỉ được hưởng bảo hiểm khi và chỉ khi sử dụng những vật liệu và kỹ thuật được bảo hiểm y tế chấp nhận. Ví dụ, bạn muốn sử dụng phương pháp không được bảo hiểm y tế chấp nhận như nắn chỉnh răng để niềng răng hay sử dụng vật liệu vàng lớn hơn 14K cũng không được bảo hiểm y tế công nhận thì bạn sẽ phải tự bỏ chi phí.
Ngoài ra, trường hợp như làm răng giả cả hàm thì bạn chỉ phải chi trả khoản chênh lệch giữa chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm và chi phí tự chi trả thôi.
Cho dù thế nào thì trước khi bắt đầu điều trị thì hãy hỏi thầy thuốc thật rõ ràng để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra về sau. Khi bạn muốn tất cả các chi phí đều được hưởng bảo hiểm thì hãy nói thật rõ rằng “Tôi muốn làm bảo hiểm” nhé.
Có 3 trường hợp trong khám chữa răng miệng như sau:
1. Có áp dụng bảo hiểm
Trường hợp khám chữa bệnh sử dụng các vật liệu và kỹ thuật được bảo hiểm y tế chấp nhận thì bạn sẽ phải trả một phần chi phí, phần còn lại sẽ được bảo hiểm y tế chi trả. ( 30% tự chi trả, đối với trẻ em chưa kết thúc giáo dục phổ cập thì là 20%)
2. Chi trả khoản chênh lệch
Trong niềng răng cửa, phần đế của hàm răng giả có thể sử dụng những vật liệu khác ngoài những vật liệu được bảo hiểm y tế chấp nhận. Khi đó, bạn sẽ phải chi trả khoản chênh lệch giữa số tiền được bảo hiểm y tế chi trả và tiền vật liệu không được bảo hiểm chấp nhận đó.
3. Khám chữa tự nguyện
Ngoài phần đế của hàm răng giả trong niềng răng cửa, nếu sử dụng những vật liệu khác ngoài những vật liệu được bảo hiểm y tế công nhận thì phí vật liệu, phí kỹ thuật, tất cả bạn sẽ phải tự chi trả.
Phạm vi và nội dung những trị liệu được bảo hiểm y tế chi trả.
Hàn răng
Phương pháp làm sạch những lỗ sâu răng, và sử dụng vật liệu chuyên dụng để làm đầy lỗ để răng trở về hình dáng ban đầu. Phương pháp này áp dụng trong sâu răng ở giai đoạn đầu.
*Nếu sử dụng vật liệu là sứ thì sẽ phải tự chi trả.
Nguồn ảnh: Suzuki4000
Phục hình răng
Phương pháp khôi phục răng trở lại hình dáng ban đầu bằng cách mài răng, sau đó dựa vào khuôn răng đã lấy để làm chất làm đầy răng, khiến răng trở về hình dạng cũ.
Những vật liệu như sứ, hợp kim vàng, bạch kim sẽ phải tự chi trả. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng những vật liệu như vàng hợp kim, bạch kim, ở vị trí răng cửa thì chỉ phải trả chi phí chênh lệch.
Nguồn ảnh: Kumamoto shinbi
Trám răng
Phương pháp khi sâu răng quá lớn, mà những phương pháp như hàn răng, làm khuôn răng không thể khôi phục lại được thì sẽ sử dụng những vật liệu có màu giống với màu răng tự nhiên để che phủ bề mặt răng.
Nếu sử dụng vật liệu như Porcelain (sứ nung có thêm kim loại), nhựa tự cứng cho răng hàm thì sẽ phải tự chi trả.
Nguồn ảnh: Suzuki ortho
Bọc răng
Phương pháp sử dụng những vật liệu có màu giống với răng tự nhiên để che phủ lại toàn bộ bề mặt răng.
Nếu sử dụng những vật liệu như Porcelain, sứ thủy tinh thì sẽ phải tự chi trả.
Nguồn ảnh: Kataoka Dental Clinic
Cầu răng
Phương pháp mài, trùm lên những răng lân cận của răng đã mất, và dùng nó như bệ đỡ để lắp đặt cố định răng nhân tạo.
Những vật liệu như vàng hợp kim, bạch kim, porcelain, nhựa tự cứng (với trường hợp răng hàm) thì phải tự chi trả.
Nguồn ảnh: Dentist Sato
Hàm răng giả
Hàm răng giả có thể tháo ra lắp vào. Có trường hợp làm răng giả từng phần những vị trí răng bị mất và răng giả toàn bộ hàm.
Mắc cài được làm hoàn toàn bằng kim loại nếu là vàng hợp kim lớn hơn 14K, bạch kim, hoặc tùy thuộc vào vị trí cố định răng thì sẽ phải tự chi trả. Tuy nhiên, phần nền kim loại trong làm răng giả cả hàm thì chỉ phải chi trả phần chênh lệch.
Nguồn ảnh: Suyama
Nguồn tham khảo: https://www.kenpo.gr.jp/opckenpo/contents/shikumi/kyufu/sagaku/teeth.html
Fukubukuro (福袋) – túi quà may mắn đầu năm
Vào dịp đầu năm, ai cũng muốn biết liệu trong năm nay mình sẽ may mắn như thế nào. Ở Việt Nam, chúng ta có thể đi xem bói, đi chùa xin xăm, hoặc đi đỏ đen lấy hên, nhưng nếu bạn đang sống ở Nhật, Fukubukuro (福袋) là một hình thức thử vận rất thú vị mà bạn nên thử.