Nơi an nghỉ hiu quạnh của Nam Phương Hoàng hậu trên đất Pháp: Ước nguyện về VN không thành
Nam Phương Hoàng hậu là vợ của Vua Bảo Đại, đồng thời cũng là vị Hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Cuộc đời của bà nhiều thăng trầm và có thể gói gọn trong 4 chữ “hồng nhan bạc phận”.
17:32 27/11/2022
Vốn xuất thân con nhà danh giá, trải qua tuổi thanh xuân êm đềm, những tưởng cuộc hôn nhân của Nam Phương Hoàng hậu với Vua Bảo Đại sẽ khiến cuộc sống của bà thêm viên mãn nhưng rồi biến cố lịch sử, rạn nứt tình cảm đã khiến bà thiếu đi sự hạnh phúc và cuối cùng lại ra đi nơi đất khách quê người.
Báo Người Đưa Tin có viết, ngày Nam Phương Hoàng hậu ra đi vào năm 1963, bên cạnh bà chẳng có ai ngoài 2 người giúp việc vì các con đều đang học ở Paris trong khi bà lại đang ở miền Nam nước Pháp. Tang lễ của Nam Phương Hoàng hậu được cử hành theo nghi thức Công giáo ở nhà thờ Chabrignac. Ngoài Vua Bảo Đại thì những người con khác đều có mặt để đưa tiễn mẹ của mình.
Nơi an nghỉ của bà nằm ngay cạnh khu mộ thuộc gia đình bá tước De La Besse, cũng chính là Công chúa Như Lý – con gái vua Hàm Nghi. Phần mộ của Nam Phương Hoàng hậu được xây dựng khá đơn giản, nằm giữa nhiều ngôi mộ bề thế khác.
Bên trên ngoài bia mộ có ghi “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ” thì còn có ảnh chân dung, hai bức phù điêu có hình bà lúc trẻ. Xung quanh cũng chỉ được trồng thêm vài cây hoa, ngoài ra còn có hoa của người dân đến viếng thăm để lại.
Trong cuốn sách Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang có viết, Nam Phương Hoàng hậu đã từng có lần ngỏ ý được trở về Việt Nam, để khi ra đi có thể được an táng bên cạnh cha mẹ ở Đà Lạt. Song ý nguyện này lại không thể thực hiện vì Vua Bảo Đại cùng những người con khác đều phản đối.
Những năm cuối đời, Nam Phương Hoàng hậu cũng rất ít khi ra ngoài gặp gỡ mọi người. Sự ra đi của bà quá đột ngột khiến các con khó lường trước.
Cuộc đời của Nam Phương Hoàng hậu vẫn còn được lưu lại trong rất nhiều trang sách. Nhiều người còn hi vọng sẽ có cơ hội được đặt chân lên đất Pháp, đến viếng thăm nơi an nghỉ của bà để bày tỏ tấm lòng thành kính của mình.
Bỏ công việc nghìn đô, người Việt sang trời Tây đi cày: Mình cố gắng một chút, con cháu sau này sẽ tốt hơn
Học hành nơi xứ này có rất nhiều ưu đãi, nhà nước khuyến khích, cho vay tiền học, cho tiền ăn ở (nếu thu nhập thấp). Đào tạo ra một người có học thức chẳng những làm con người tốt đẹp hơn, mà bản thân người đó cũng có cuộc sống thoải mái hơn,