Osin xứ người: Bưng bát cơm ngồi góc bếp, 2 hàng nước mắt chảy dài
8 năm làm thuê ở xứ người, cuộc sống của gia đình chị Hà nhanh chóng đi lên. Nhưng những đắng cay, vất vả trong suốt những năm xa chồng con, chị giữ cho riêng mình.
11:16 17/02/2023
Tiếp chúng tôi ở khoảng sân thoáng mát cạnh căn nhà 3 tầng khang trang, chị Hà khóc cười nhớ lại quãng thời gian đi làm giúp việc ở nước ngoài. Vui buồn có cả, nhưng tựu chung lại, đồng tiền ở đâu cũng thấm đầy mồ hôi, nước mắt.
Chị Hà sang Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2003 - thời điểm mà phong trào đi xuất khẩu lao động bắt đầu rộ lên. Trước khi đi, kinh tế gia đình chị túng quẫn quanh năm.‘Hai vợ chồng lấy nhau, được bố mẹ cho một túp lều tranh. Cái nhà này là cái thứ 7, cũng được mua và xây dựng sau khi tôi đã đi Đài Loan. Cứ tích cóp thêm được chút tiền là 2 vợ chồng lại chuyển chỗ ở, mua được cái nhà to đẹp hơn một chút’ - chị Hà chỉ vào căn nhà đang ở, nhớ lại.
Rửa bát đến bong tróc da tay
Ngày đó, để sang Đài Loan, hị mất 7 triệu đồng cho công ty môi giới - số tiền rất có giá thời ấy. Chị được đưa vào làm giúp việc cho một gia đình 3 thế hệ.Osin xứ người: Bưng bát cơm ngồi góc bếp, 2 hàng nước mắt chảy dài
Chị nguyễn Thị Hà (xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) nhớ lại những ngày tháng lao động cực nhọc ở xứ người. Công việc vất vả gấp đôi, gấp ba các gia đình khác, nhưng chị vẫn kiên trì làm đủ 3 năm cho hết hợp đồng, nhất quyết không xin đổi chủ hay trốn ra ngoài làm. Hết 3 năm, chị về nước, rồi tiếp tục sang Cộng hoà Síp làm giúp việc trong 5 năm nữa.
‘Chẳng biết đổi chủ có khá hơn không, hay lại tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Thế nên, tôi vẫn cố gắng kiên trì làm việc cho đúng hợp đồng’- chị Hà kể. Nhà chủ có cửa hàng ăn uống nên rửa bát là công việc hằng ngày của chị. ‘Rửa nhiều đến mức da tay tôi bong tróc hết ra’.Mới sang, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm với chị. Mặc dù đã học tiếng, lại là người nhanh nhẹn, tinh ý nhưng ngôn ngữ vẫn là một rào cản giữa chị và gia đình nhà chủ.Không những thế, thời gian đầu chị còn phải ăn đói. ‘Mình nhà nông ăn nhiều, sang đấy người ta ăn ít. Đến bữa người ta nấu ít thì mình cũng phải ý tứ’.Chủ ngồi trên, osin ngồi dưới
Gia đình chủ nhà mà chị ở cùng chỉ có 2 vợ chồng già khoảng 60 tuổi. 2 năm sau khi chị sang thì ông chủ mất, chỉ còn bà chủ.
Cứ bữa trưa (tức khoảng 3 giờ chiều) thì 2 con của bà đều về ăn cơm cùng. nhiệm vụ của chị là lo cơm nước, dọn dẹp, làm việc nhà.Nói nghe có vẻ nhàn hạ, nhưng chị kể: ‘nhà bà to gấp 4 lần nhà chị bây giờ. Mỗi buổi sáng quét dọn phải mất khoảng 2-3 tiếng. nhưng không phải ngày nào cũng phải dọn dẹp tất cả các phòng. Hôm nay dọn phòng này thì mai dọn phòng khác. Vẫn có thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn trưa. Tối 6-7 giờ là chị được nghỉ rồi’.Chị Hà nói, chị vẫn rất may mắn gặp được nhà chủ tốt tính, thoải mái khi sang Síp.‘Còn lúc ở Đài Loan, chủ ngồi trên ghế, tôi phải ngồi dưới đất. Đi với chủ cũng không được đi ngang hàng hay đi trước, mà phải đi sau’.
Cuộc chiến gia sản của 5 bà vợ và 16 người con tỷ phú đôla gốc Việt Trần Đình Trường ở Mỹ
Tỷ phú gốc Việt Trần Đình Trường qua đời vì bệnh tim, để lại gia tài 100 triệu USD nhưng không có di chúc, dẫn đến vụ kiện tụng tranh chấp tài sản giữa 5 người đàn bà và 16 người con. Hồ sơ vụ kiện này hứa hẹn còn dài, và câu chuyện vừa được nhật báo New York Times tóm lược qua bài phóng sự điều tra của John Leland với tựa đề: “Cuộc đời và di sản của ông Trần”