Rời quê lêп ρɦố bị quỵɫ ɫiềп côпg, 2 ɑпɦ eɱ пɦịп đói ɫrở về, gõ cửɑ пɦà dâп xiп ɱì kɦôпg xiп ɫiềп
Rời quê lên phố mưu sinh, nhiều người mong kiếm được chút tiền gửi về cho gia đình hoặc gom góp một số vốn để làm ăn, mua nhà, cưới hỏi. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến giấc mơ của người nghèo tan vỡ. Từ cụ ông cụ bà cho đến thanh niên trai tráng cũng phải lao đao.
22:29 03/08/2021
Lại nói mới đây, trên mạng xã hội, một khoản Lien Huynh, sống tại Hà Nội đã kể lại một câu chuyện khá buồn do chính chị chứng kiến. Chị kể, vào khoảng 3 giờ chiều 28/7, khi đang ngồi trong cửa hàng thì thấy một cậu trai tầm 17,18 tuổi thập thò ngó vào.
"- Cô ơi, cô có còn chút đồ ăn thừa buổi trưa không ạ?
- Có việc gì thế con?
- Dạ, con đói quá, nếu có đồ ăn thừa cô cho con xin bát cơm.
- Cô không có đồ thừa, nếu con đói thì cô nấu mì cho con ăn nhé. Thằng bé quay đi quay lại ngó nghiêng rồi ấp úng: "Cô ơi, cô có thể nấu cho con hai bát được không ạ? Còn còn một người anh nữa, chúng con đã hơn một tuần nay không có gì ăn".
Ngó ra ngoài không thấy ai, thằng bé chạy ngược lại gọi to: "Anh ơi, có cái ăn rồi...". Lúc đó mới thấy một cậu thanh niên nhỏ xíu, đi loạng choạng vừa đi tới". Thương hai anh em, nhưng đang giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc người lạ, nên chị không mời vào nhà mà bảo hai anh em ngồi ở ngoài đợi. Cậu em ngỏ ý xin chị hãy nấu 3 gói mì cho 2 đứa, vì cả hai đều đói lả.
Hai thanh niên đói lả được chủ nhà nhiệt tình giúp đỡ. (Ảnh: Lien Huynh)
"Mang cái bàn kính và bình nước ra cho hai đứa ngồi chờ, thằng bé em làm một hơi hết bình nước, lại mang bình nữa ra thì thằng anh cũng làm một hơi, như thể hai anh em nó vừa từ sa mạc trở về, vội vàng chạy vào nấu mì rồi mang ra cho hai anh em nó.
Trời ơi, hai đứa nó cảm ơn rối rít rồi ăn ngon lành, loáng cái nồi mì chỉ còn lại nước, mình bảo: Cô nấu mì bằng nước hầm thịt bò, các con húp hết nước cho đỡ phí. Thằng bé ấp úng: Anh em con không dám húp nước, để lại xin cô thêm hai gói mì nữa bẻ vào, chúng con đói quá". Nghe vậy, chị thương quá lại chạy vào nấu thêm hai gói mì nữa mang ra cho hai anh em.
Qua câu chuyện dông dài với chủ nhà, hai thanh niên kể rằng mình quê ở Hà Trung - Thanh Hóa lên Hà Nội phụ hồ. Anh 21 tuổi, em 15 tuổi, quãng 10 ngày trước công trình xong, hết việc nhưng chủ không thanh toán tiền. Không có tiền về quê, cũng không có tiền ăn, đói lả nên hai người đánh liều đi xin ăn. Hai anh em tâm sự, họ định rằng ăn xong đi bộ ra quốc lộ, nếu gặp xe thì xin đi nhờ về quê.
Kể vậy, nhưng hai người cũng rất tự trọng, nói rằng mình chỉ xin người phụ nữ tốt bụng một bữa ăn để có sức tiếp tục hành trình, chứ không xin chị tiền. Thương cảm hai thanh niên cỡ tuổi con cháu, chủ nhà đã dúi thêm mấy gói mì, mấy cái khẩu trang và chai nước, dặn dò hai anh em nếu đêm đói thì nhờ ai nấu hoặc bẻ mì ra ăn tạm.
Nhưng đến khi hai thanh niên đã rời khỏi nhà, nghĩ lại câu chuyện họ kể, chị cứ ân hận mãi. Chị tự hỏi liệu hai người có gặp xe để đi về quê được không, và nếu phải đi bộ về quê thì mấy gói mì có đủ ăn mấy ngày đường không. Chị cũng tiếc rằng lúc đó mình không cho hai anh em vài trăm nghìn tiền lộ phí.
Chị chủ nhà tặng một ít mì tôm và khẩu trang cho hai thanh niên (Ảnh: Lien Huynh)
Câu chuyện trên đã lay động trái tim nhiều người. Hóa ra ngày bình thường, chúng ta cứ thờ ơ vô cảm không để ý đến những người xung quanh, hoặc mang tâm lý đề phòng người lạ. Nhưng khi dịch bệnh xảy ra, chúng ta thấy thương và xót cho nhiều mảnh đời bất hạnh đang lao đao.
Đầu tiên, xin được cảm ơn chị chủ nhà tốt bụng, không sợ nhiễm bệnh, cũng không sợ bị lừa mà chìa tay giúp đỡ cho hai anh em đang phải lang thang. Có lẽ mới đọc qua câu chuyện, nhiều người sẽ thấy bình thường, nhưng ở thời điểm mà người người đều cửa đóng then cài vì sợ virus thì chúng ta sẽ thấy hành động của chị vừa dũng cảm vừa nhân văn.
Bằng chứng là hai anh em họ đã đi một đoạn khá xa, rất đói bụng, có lẽ họ đã gặp rất nhiều cái lắc đầu cho đến khi họ được chị giúp đỡ. Giây phút người em đến gõ cửa, chị không xua đuổi ngay mà vẫn nhẹ nhàng lắng nghe. Rồi người em kể câu chuyện của mình, chị không nghi ngờ tính toán mà sẵn sàng nấu hai lần mì liên tiếp, thậm chí còn tiếp tế đồ ăn cho họ lên đường.
Rồi khi hai anh em rời đi, chị lại thấy ân hận vì mình không tặng lộ phí, tặng tiền bạc. Chị tốt bụng và tử tế đến tận giây phút cuối cùng. Nhất định hành động của chị sẽ được hai em anh ghi nhớ, cảm ơn, và thông điệp mà chị muốn gửi gắm, nhất định sẽ lan tỏa.
Sau cùng, chúng ta cảm thấy rất thương cảm và xót xa cho hai anh em chẳng còn đồng nào trong túi, phải xin xe đi về quê. Họ là những thanh niên chịu thương chịu khó, mới mười mấy tuổi đầu đã biết lên phố kiếm kế sinh nhai, tự lo cho mình (và có thể phải lo cho gia đình nữa).
So với những thanh niên chỉ biết ăn bám mẹ cha, chơi bời lêu lổng thì hai anh em xứng đáng được động viên, cổ vũ rất nhiều. Tuy nhiên, cũng cần có một bài học được rút ra, mà người trẻ bây giờ hiếm khi để ý, đó là phải “làm khi lành để dành khi đâu”.
Lương tháng của chúng ta, cho dù thấp hay cao, cũng nên có một khoản gọi là tiết kiệm, sau khi đã trừ tiền ăn ở, may mặc, đi lại và gửi về quê. Cả năm đi làm, tích cóp thì trong túi ít ra cũng phải có vài triệu bạc, phòng khi đau ốm, dịch bệnh đột ngột như thế này.
Bởi cuộc sống không phải lúc cũng may mắn, có thể gặp được người tốt cưu mang mình. Vậy nên, đừng tiêu tiền không suy nghĩ mà hãy lên kế hoạch những điều bất trắc có thể xảy ra.
Bà cụ ɱò ɦếп пuôi ɱẹ, cɦị gái: 'Nɦư coп cuɑ gãy càпg, ráпg sức ɱà bò'
Bà Nguyễn Thị Ba (71 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) dành cả cuộc đời chăm sóc mẹ già và chị gái bệnh tật. Chẳng quản mưa nắng, ngày qua ngày, bà mò cua bắt ốc, làm thuê để nuôi sống gia đình.