“Shūkatsu”: Sinh viên Nhật tìm việc như thế nào?
Shūshoku katsudō (hoạt động tìm kiếm việc làm của các sinh viên Nhật Bản), gọi tắt là shūkatsu, là hoạt động tuyển dụng của các tập đoàn lớn được tổ chức hàng năm dưới sự đồng thuận của chính phủ, các doanh nghiệp và trường đại học.
18:48 03/09/2017
Shūkatsu bắt đầu cho các sinh viên năm ba đại học, đó là khi họ bắt đầu tham dự các buổi hội thảo nghề nghiệp tại trường học và các nơi khác. Trong năm học cuối, họ nộp đơn ứng tuyển tại các công ty và trải qua quá trình chọn lọc để được nhận naitei, lời hứa về việc làm sau khi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp vào tháng 3, họ bắt đầu công việc mới vào tháng 4, tháng đầu tiên của năm học.
Các trường đại học cung cấp cho sinh viên của mình các thông tin về tuyển dụng việc làm, tổ chức các cuộc hội thảo nghề nghiệp và vận hành các trung tâm định hướng nghề nghiệp, nơi sinh viên có thể nhận được hướng dẫn cá nhân để tìm việc. Thông qua các hoạt động tìm kiếm ở trường đại học để có được sự chuyển biến nhanh chóng từ “trẻ con”- những người thiếu hụt hiểu biết xã hội thiết yếu trở thành “trưởng thành”. Theo đó đây cũng là một hình thức giáo dục.
Vì các nhân viên trong các đại học thường không có kinh nghiệm làm việc thực tế trong doanh nghiệp nên các trường học dựa vào các chuyên gia bên ngoài để hướng dẫn cho sinh viên. Do tỷ lệ sinh thấp của Nhật Bản, các trường đại học đang cạnh tranh quyết liệt để tranh giành số lượng các sinh viên tiềm năng đang dần thu hẹp. Kết quả làm việc của các sinh viên tốt nghiệp từ mỗi trường đại học sẽ được thông báo qua các phương tiện truyền thông, kết quả tốt sẽ là cách quảng cáo chất lượng tốt nhất của các trường, vì thế họ sẽ hỗ trợ đáng kể cho sinh viên của mình trong quá trình tìm việc – dù đâu đó có lời phàn nàn rằng điều này sẽ làm giảm sự chủ động của sinh viên.
Một số sinh viên trước đây khá thụ động và bất cẩn nhưng khi bắt tay vào tìm việc họ đột nhiên bắt đầu sử dụng kính ngữ và bộc lộ khả năng lãnh đạo. Giáo viên rất kinh ngạc khi chứng kiến sự chuyển biến này mỗi năm. Khi sinh viên chuyển mình thành người lớn “đích thực”, họ có thể mất đi điều gì đó, nhưng hầu hết họ đều xuất hiện như những nhân viên kinh doanh kiểu mẫu Nhật Bản mới được đào tạo.
Lịch trình sửa đổi của Shūkatsu là một vấn đề
Hàng năm Keidanren (Liên đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản) đều thiết lập một lịch trình tuyển dụng sinh viên sắp tốt nghiệp cho các thành viên trong liên đoàn, gồm hầu hết các tập đoàn lớn. Trước đây, các công ty có thể thực hiện tuyển dụng công khai, bao gồm cả việc tổ chức các cuộc gặp gỡ các sinh viên năm 3 và chào mời họ nộp hồ sơ ứng tuyển vào tháng 12, sau đó có thể phỏng vấn các sinh viên từ đầu năm học vào tháng 4. Điều này có nghĩa là các sinh viên năm cuối đã tiến hành tìm kiếm việc làm khi còn đang trong học kỳ, đã có lo lắng rằng vấn đề này gây ảnh hưởng tới việc học của sinh viên.
Phản hồi khiếu nại của các trường đại học, chính phủ đã đề nghị hoãn lịch trình tuyển dụng lại, và sau khi tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, Keidanren đã thông qua một bộ quy tắc mới dựa trên đề nghị của chính phủ. Theo quy định mới cho mùa shūkatsu 2016 (tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp vào tháng 3/2016), mùa tuyển dụng công khai bắt đầu từ tháng 3 năm 2015, muộn hơn 3 tháng so với trước đây và các cuộc phỏng vấn bắt đầu từ tháng 8 trong kỳ nghỉ hè.
Tuy nhiên thực tế bộ quy tắc mới này gặp phải nhiều vấn đề. Các tập đoàn lớn thuộc Keidanren bị ràng buộc bởi bộ nguyên tắc sửa đổi, nhưng các chi nhánh nước ngoài không phải thành viên Keidanren thì không, do vậy họ đã tóm lấy các sinh viên có tiềm năng trước khi các công ty lớn bắt đầu tuyển dụng. Thời gian đầu, các công ty nhỏ hơn không thuộc Keidanren cũng tổ chức tuyển dụng nhưng các công ty này không hấp dẫn bằng các chi nhánh nước ngoài với mức lương hấp dẫn. Hơn nữa sinh viên có xu hướng thích sự ổn định khi làm việc cho các tập đoàn lớn hơn. Vì vậy các công ty nhỏ hơn gặp khó khăn khi tuyển dụng.
Mùa shūkatsu kết thúc gây thất vọng cho cả 2 bên, người tìm việc có thâm niên trở nên mệt mỏi, doanh nghiệp thì không tuyển dụng được nhiều sinh viên như họ kỳ vọng. Do vậy bộ nguyên tắc được sửa đổi thêm một lần nữa. Đối với các sinh viên tốt nghiệm vào Tháng 3 năm 2017, mùa phỏng vấn tại các công ty thành viên Keidanren được mở vào Tháng 6 năm 2016, sớm hơn 2 tháng so với năm ngoái. Nhưng sự thật là bất kỳ lịch trình nào cũng có những nhược điểm khác nhau. Đây là đặc tính cố hữu của hệ thống tuyển dụng đồng bộ.
Thị trường nhân lực
Nhật Bản hiên có thị trường nhân lực. Tình hình đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây. Thị phần người lao động bán thời gian đứng đầu, chiếm 40%, người thu nhập trung bình có xu hướng giảm; trong khi tỷ lệ sinh thấp dẫn tới sự thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp. Thậm chí chính quyền bảo thủ của thủ tướng Abe Shinzo đang thực hiện “thúc đẩy sự tham gia năng động của toàn dân”, chẳng hạn như khuyến khích nhiều phụ nữ tham gia lực lượng lao động, hạn chế tiếp nhận người lao động nước ngoài trong mục đích tăng nguồn cung lao động.
Trong thị trường nhân lực hiện nay, những sinh viên được các công ty đánh giá cao nhận được rất nhiều lời mời làm việc. Đây cũng là một vấn đề đau đầu của các phòng nhân sự ở các tập đoàn. Nhân viên xuất sắc nhận được naitei từ một công ty không hề luyến tiếc phá vỡ thoả thuận nếu họ nhận được một đề nghị từ công ty cao hơn trong danh sách. Như họ nói “Các công ty lựa chọn sinh viên, do vậy hoàn toàn tự nhiên nếu sinh viên lựa chọn công ty” một đánh giá tự tin hiếm khi được nghe trước đây.
Chính trong bối cảnh này mà năm ngoái owahara xuất hiện như là một điều khoản mới phổ biến ở Nhật. Viết tắt của từ “oware harasumento” hay “chấm dứt quấy rầy”, đề cập đến những áp lực nặng nề mà một số công ty đặt ra cho các sinh viên để ngăn chặn việc tìm kiếm công việc ở nơi khác của họ sau khi công ty đã đưa ra lời mời làm việc. Áp lực tương tự được phát hiện trong thời kỳ kinh tế bong bóng – cuối thập niên 1980, nhưng đó là xu hướng nhỏ tự nhiên.
Ví dụ, nếu một sinh viên tới một công ty để từ chối lời mời làm việc đã được chấp nhận, nhân viên bộ phận nhân sự có thể cố ý hắt trà lên người họ. Ở mức độ khốc liệt hơn, một số công ty đã cho những người nhận naitei tham dự khoá đào tạo kéo dài tại các khu nghỉ mát, cắt đứt mọi mối liên hệ với bên ngoài. Tất nhiên ngày nay các công ty không có khả năng giở thủ đoạn. Vì nếu họ đi quá xa trong việc tạo áp lực, các sinh viên sinh viên sẽ nhanh chóng truyền bá trên Twitter và các mạng xã hội khác, khiến cho công ty bị bêu xấu trong một thời gian dài.
Các công ty đánh giá sinh viên như thế nào?
Các công ty cân nhắc điều gì nhất khi lựa chọn các ứng viên tiềm năng? Một trong những yếu tố là nhà trường nơi sinh viên đó tốt nghiệp, nhưng điều này không phải là sự xem xét duy nhất. Quá trình tuyển chọn bao gồm các bài kiểm tra viết và rất nhiều buổi phỏng vấn. Trong các buổi phỏng vấn nhóm, các nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo; ở loạt phỏng vấn cá nhân, họ quan sát đặc điểm tính cách, kỹ năng giao tiếp và tìm kiếm những sinh viên có khả năng tiềm ẩn.
Người phỏng vấn đặc biệt tập trung vào các ứng viên từng thất bại. Họ muốn biết các sinh viên này đã sử dụng thời gian ở trường như thế nào và đã làm những gì để vượt qua trải nghiệm tiêu cực đó. Theo các chuyên gia tuyển dụng, điều này được xem như một cơ sở để đánh giá xem những sinh viên đó có khả năng giải quyết vấn đề hay không, họ sẽ cần điều này cho công việc trong tương lai. Một số công ty cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn áp lực cao, nhà tuyển dụng cố tình tiếp cận một cách độc đoán để xem các ứng viên chống đỡ như thế nào
Gương mặt đại diện cho nhà tuyển dụng là những chuyên gia đánh giá nguồn nhân lực, các sinh viên sẽ không thể tiến xa hơn với những câu như: “Tôi là phó chủ nhiệm câu lạc bộ ở trường, vì thế tôi có khả năng lãnh đạo” Nhưng chính xác thì làm sao các nhà tuyển dụng có thể hy vọng đánh giá được khả năng của các sinh viên qua thời gian phỏng vấn ngắn như vậy? Và làm sao mà họ có thể xác định được sinh viên nào có năng lực nhưng lại không giỏi trong việc thể hiện bản thân? Đây vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải.
Các sinh viên đánh giá công ty như thế nào?
Bảng xếp hạng các doanh nghiệp được công bố hàng năm, cho thấy công ty nào nổi tiếng nhất đối với các sinh viên tìm việc. Mặc dù vậy đây chỉ là sự biểu thị các công ty nổi tiếng như thế nào, chứ không phải là đánh giá thực tế bởi các sinh viên. Đây có lẽ là sự tìm kiếm thứ hạng cao hơn mà các công ty quảng cáo trong mùa shūkatsu, không tập trung vào sản phẩm của họ nhưng thể hiện được hình ảnh tốt.
Các công ty ở top đầu bảng xếp hạng ngập lụt trong hàng trăm thậm chí là hàng ngàn đơn xin việc từ các sinh viên. Với sự lan truyền của Internet, các sinh viên có thể nộp đơn cho nhiều công ty. Một số sinh viên cho biết họ đã nộp đơn cho khoảng 50-100 công ty. Đương nhiên hầu hết các đơn xin việc đều bị bác bỏ, và hầu hết các sinh viên đều bị từ chối nhiều lần. Gặp phải thất bại lần đầu tiên trong đời hủy hoại lượng lớn sinh viên. Do vậy shūkatsu cũng là một bài kiểm tra về tinh thần của các sinh viên.
Các sinh viên tìm việc muốn tránh các “công ty đen” (black kigyo) ở Nhật Bản. Đây là những công ty vi phạm Đạo luật tiêu chuẩn lao động, nhân viên bị yêu cầu làm thêm hơn 100 giờ mỗi tháng, bị các ông chủ lạm dụng bằng lời nói, bị yêu cầu đáp ứng các mục tiêu quá cao hay ngược đãi. Nhưng những nơi làm việc như vậy vẫn tiếp tục tồn tại. Không quá ngạc nhiên khi thấy các điều kiện khắc nghiệt như thế này ở các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngập lụt trong các đơn hàng, cần gom tiền hay mới khởi nghiệp kinh doanh.
Mô hình thu nhỏ của thay đổi xã hội
Sự can thiệp của bố mẹ trong vấn đề tìm việc của con cái là vấn đề đau đầu của trường học và các công ty tuyển dụng. Đôi khi quan hệ cha mẹ-con cái đang dần trở nên xấu đi bởi sự khác biệt của các nhà tuyển dụng tương lai. Cha mẹ – những người lớn lên khi nền kinh tế Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ đôi khi áp đặt các quan điểm lạc hậu lên con cái họ. Những người thuộc thế hệ trước đây có xu hướng ủng hộ các công ty nổi tiếng hứa hẹn sự ổn định và nghi ngờ các công ty nhỏ, mới nổi. Đôi khi, sinh viên giành được công việc sau nhiều lần từ chối bởi cha mẹ họ tỏ ra nghi ngờ, cho rằng: “Cha/mẹ chưa bao giờ nghe thấy tên công ty đó; được chưa?” hay “Các tập đoàn lớn, ổn định chẳng phải tốt hơn sao?”
Đúng là các tập đoàn lớn trả lương cao, chế độ đãi ngộ tốt và có thương hiệu mạnh. Nhưng ngay cả các công ty nổi tiếng được nhiều người biết tới cũng gặp phải các vấn đề tài chính. Nhiều sinh viên thực sự tham vọng đã cân nhắc lựa chọn các công ty vừa và nhỏ đang phát triển kinh doanh trên toàn cầu hay mới nổi trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và video game.
Một vấn đề đau đầu cho các nhà tuyển dụng những ngay nay là sự gia tăng mạnh về kim ngạch nhân viên mới. Số liệu cho thấy 30% nhân viên mới bỏ việc chỉ trong 3 năm. Theo hệ thống tuyển dụng tại các công ty Nhật Bản, nhân viên được tuyển dụng không yêu cầu có khả năng làm việc thành thạo ngay lập tức, mà chủ yếu là bởi tiềm năng của họ trong tương lai.
Vì vậy, các công ty dành nguồn lực đánh kể cho đào tạo. Và nếu nhân viên nghỉ việc chỉ sau vài năm, khoản đầu tư này sẽ không được hoàn lại. Hiển nhiên, chẳng kỳ lạ khi nhân viên bị lãnh đạo khiển trách vì sai lầm trong công việc sẽ không xuất hiện vào ngày hôm sau. Sinh viên ngày nay có khả năng đối mặt với thất bại và sự trách mắng kém hơn người tiền nhiệm và họ rất dễ tuyệt vọng. Những người trung niên phàn nàn rằng, nhóm nhân viên trẻ hiện nay thiếu sự tháo vát để chịu đựng đến cùng bởi họ đã được nâng niu như những đứa trẻ.
Tuy vậy những người trẻ đã bỏ việc cũng đưa ra các lý do vì sao họ làm như vậy, bao gồm quấy rối ở nơi làm việc, mong muốn một cuộc sống đầy đủ thay vì hiến thân làm việc, hay tham vọng học 1 kỹ năng đặc biệt mà sẽ giúp họ kiếm sống cả khi người sử dụng lao động phá sán.
Một đặc điểm của những người làm công ăn lương xưa kia như tình yêu dành cho công ty và cam kết phục vụ hết lòng giờ đây đã là “di tích lịch sử”. Hệ thống “tuyển dụng trọn đời” đã bị phá vỡ, và không còn là hiếm thấy với những người nhảy việc. Thâm chí các công ty mà hiện nay đang dẫn đầu các lĩnh vực tăng trưởng trong nền kinh tế cũng không còn tồn tại hệ thống này khi các sinh viên ngày nay được sinh ra. Thời thế đã thay đổi rất nhiều. Những sinh viên thành công có thể là những người hoặc là tìm một công ty nhỏ, chưa được biết đến có thể trở thành Sony của tương lai hoặc là những người có khả năng đối phó với sự phá sản của các công ty và nhảy việc.
Trong shūkatsu ngừoi ta nhìn thấy mô hình thu nhỏ của những thay đổi trong xã hội Nhật Bản. Nhìn vào các hoạt động tìm việc của sinh viên, chúng tôi thấy sự sụt giảm của các công ty nổi tiếng trước đây, sự thay đổi trong phong cách làm việc và khoảng cách giao tiếp giữa các thế hệ. Những người trẻ tuổi đang từ bỏ và quay lưng lại với sự sung túc vật chất của thế hệ ông cha. Trong khi đó, việc làm không thường xuyên ngày càng tăng.
Số lượng hikikomori – những người thất nghiệp tự giam mình trong phòng, từ chối tham gia vào đời sống xã hội – đang ngày càng tăng, và họ đang ngày càng già đi. Tất cả điều này đang xảy ra trong bối cảnh của một xã hội mà con người đã đi lang thang khỏi con đường xưa giờ đang rất khó khăn để quay trở lại. Tình trạng thiếu lao động đang diễn ra, nhưng thị trường lao động vẫn thiếu linh hoạt. Không có gì ngạc nhiên khi các sinh viên lo lắng về triển vọng của họ. Khi tìm việc làm, các sinh viên phải đương đầu với những thay đổi trong nền kinh tế Nhật Bản và sự đa dạng hóa các giá trị.
Theo Uehara Yoshiko / Nippon.com
Thiếu người làm, quán nhậu Nhật săn sinh viên Việt
Các quán nhậu bình dân tại Nhật đang tích cực thuê sinh viên Việt Nam nhằm lấp vào khoảng trống ngày càng lớn do sinh viên Trung Quốc để lại.