Số ρɦậп пgười đàп ôпg kɦốп kɦổ và пɦữпg "ɫɑi ươпg" ɫrùпg ɦợρ đếп kɦó ɫiп
Coп ɫrɑi duy пɦấɫ bị ɫâɱ ɫɦầп, lúc ôпg Tɦấɫ đổ bệпɦ ɫɦì vợ ôпg bị пgã gãy cɦâп. Sự ɫrùпg ɦợρ ɫɦậɫ kɦó ɫiп, пăɱ ôпg bị uпg ɫɦư, vợ lại ɫiếρ ɫục bị gãy cɦâп, số ρɦậп giɑ đìпɦ ôпg quá пgɦiệɫ пgã.
22:37 08/07/2021
Ông Đào Văn Thất, (63 tuổi, ấp Phong Quới, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, Bến Tre), người đàn ông được giới thiệu là nghèo khó và khốn khổ nhất vùng, được mọi người giúp đỡ cất được ngôi nhà mới sau lần bị sập thì phát hiện bệnh ung thư quái ác, số tiền nợ đã dầy lên đến 60 triệu đồng.
Số phận người đàn ông khốn khổ và những "tai ương" trùng hợp đến khó tin
Sau quãng đường dài, hẹp và ngoằn ngòeo qua những rặng dừa, ngôi nhà của gia đình ông Thất thoáng nhìn bề ngoài khá khang trang, ông Nguyễn Văn Hùng - Trưởng ấp Phong Quới bảo, năm ngoái ngôi nhà cũ của gia đình ông Thất bị mối ăn sập xuống. Hàng xóm thấy gia đình khổ quá, mỗi người góp một ít tiền cùng với 25 triệu đồng từ nguồn vốn vay chính sách ở xã nên ông Thất cất được ngôi nhà như bây giờ để mà có trú mưa, tránh nắng cho 3 mảnh đời bất hạnh.
Ông Đào Văn Thất ôm bọc thuốc mới mua và vợ là bà Lê Thị Thùy (Ảnh: Nguyễn Cường).
Ông Đào Văn Thất, trong bộ quần áo cũ nhàu, dáng vẻ mệt mỏi hiện rõ qua từng cử chỉ. Đôi mắt ông mờ đục, đỏ hoe. Ông có người con trai duy nhất là Đào Minh Thiện, (32 tuổi), bị tâm thần bẩm sinh.
Giải thích về tiếng gầm rú vừa phát ra trong ngồi nhà mà khi chúng tôi bước vào, ông Thất kể, "thằng con tôi vừa lên cơn. Một ngày nó lên cơn vài lần như thế. Nó to gấp mấy lần tôi, mỗi lần nó lên cơn là không thể nào cản được. Tôi thì hết hơi dọn dẹp, còn vợ tôi thì chỉ biết ngồi một chỗ van nài chịu trận".
Người đàn ông khổ nhất vùng than thở: "Ngày nào nó cũng đập phá rồi bỏ đi, có những hôm phải nhờ mọi người đi tìm cả ngày mới thấy. Trước kia, gia đình cũng từng đưa nó nhập viện điều trị nhưng rồi bệnh viện lại cho về, giờ thì cũng chẳng có tiền để cho nhập viện".
Anh Đào Minh Thiện, người con trai duy nhất của ông Thất bị tâm thần bẩm sinh (Ảnh: Nguyễn Cường).
Thấy gia đình có khách lạ đến chơi, bà Lê Thị Thùy, vợ ông Thất cố gắng vịn vào cái khung để đứng dậy. Bà lết từng bước ra chiếc ghế đầu hè. Năm nay bà Thùy gần 70 tuổi, bà hơn chồng 5 tuổi.
Từ nhỏ bà Thùy bị tật ở chân. Nên cũng ngần ấy năm bà vô cùng khó khăn trong việc đi lại. Đã thế, năm 2010, bà bị ngã gãy xương đùi, phải đóng đinh. Từ đó, bà đi lại càng khó khăn.
Tưởng tai họa giáng xuống đầu người phụ nữ tật nguyền như thế đã quá đủ đau khổ rồi, nào ngờ 10 năm sau bà Thùy lại ngã gãy chân thêm lần nữa. Đôi chân của bà từ đó cong vẹo sang một bên trông càng thêm dị dạng và gần như không thể nhấc lên được nữa.
Dường như quá cám cảnh cho số phận đau khổ của mình, cả ngày bà Thùy chẳng muốn mở miệng nói một câu, suốt ngày bà chỉ lầm lũi như vậy.
Bản thân ông Thất giờ cũng chẳng có nghề nghiệp gì, cũng không có ruộng vườn. Từ xưa đến nay ông chỉ đi làm mướn sống qua ngày. Năm 2010, ông phát hiện mắc bệnh tiểu đường vào đúng thời điểm mà bà Thùy ngã gãy xương đùi, kể từ đó ông xuống sức nhanh chóng.
Tạo hóa thật trớ trêu, cũng đúng 10 năm sau, một cơn đau dai dẳng tưởng chết đi sống lại, ông Thất nhập viện được bác sĩ chẩn đoán ung thư đại tràng. Ông phát bệnh thì vợ ông lại ngã gãy chân lần thứ 2.
Buông tiếng thở dài thườn thượt cho số phận bất hạnh của mình, người đàn ông khốn khổ kể, "bác sĩ bảo tôi phải mổ, nhưng tôi chẳng có một xu nào dính túi. Tôi trốn viện bắt xe đò từ TP HCM về quê, vừa đi đường vừa nghĩ tới viễn cảnh gia đình càng thêm chán nản mà nước mắt cứ thế ứa ra. Sau lần đó mắt tôi cũng mờ dần, giờ chẳng nhìn thấy gì rõ ràng nữa cả.
Con thì tâm thần, tôi bệnh tật như vậy nhưng đâu có được yên thân. Ngày nào tôi cũng phải chăm bẵm, lau dọn vệ sinh cho vợ. Cả gia đình bệnh tật nhưng trong nhà không có nổi một vỉ thuốc tây".
Bà Lê Thị Thùy bị tật chân bẩm sinh, lại bị gãy nhiều lần nên hai chân biến dạng (Ảnh: Nguyễn Cường).
Người đàn ông khốn khổ kể tiếp, cả nhà phải cầm cự mạng sống bằng những nắm lá thuốc Nam, tằn tiện mỗi tháng chi phí cũng ngót 5 triệu đồng. Mỗi tháng gia đình được nhà nước hỗ trợ khoảng 1,5 triệu đồng, tuy nhiên số tiền này chẳng thấm vào đâu, anh em họ hàng cũng không có ai để có thể cậy nhờ bấu víu.
Chi phí thuốc thang hoàn toàn đều nhờ vào sự thương cảm của những người quen biết cho vay mượn. Họ cũng biết thừa tôi làm gì có khả năng trả nợ nhưng họ cho tôi vay vì tình thương, mà cũng chẳng thể trông mong được mãi như thế. Sớm muộn gì thì tôi cũng phải thôi thuốc vì chẳng vay tiền ai được tiền nữa, lúc đó đành buông tay phó mặc số phận cuộc đời...
Chúng tôi rời ngôi nhà ông Thất khi ánh mặt trời đỏ lựng đang khuất dần sau rặng dừa mà lòng đầy trắc ẩn cho những số phận nghiệt ngã trong ngôi nhà im lìm. Dường như họ quá ngán ngẩm cho cuộc đời của mình mà cả ngày chẳng ai muốn cất lời ngoài những tiếng la hét, đập phá của đứa con tâm thần.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ấp Phong Quới, xã Phong Nẫm (Ảnh: Nguyễn Cường).
Nɦói lòпg cảпɦ bé gái 1 ɫuổi пgười ɱềɱ oặɫ, пgày lêп cơп co giậɫ ɱấy lầп
Ôɱ cɦặɫ đứɑ coп gái 1 ɫuổi đɑпg lêп cơп co giậɫ vào lòпg, пgười ɱẹ пɦư đứɫ ɫừпg kɦúc ruộɫ. Nɦiều lúc cɦị ɫưởпg пɦư kɦôпg ɫɦể sốпg пổi пữɑ, vì coп bé ɱãi cɦẳпg lớп, ɦơп 1 ɫuổi ɱà пgười cứ ɱềɱ oặɫ.