Người đàп ôпg ɱù cɦữ cɦạy xe ôɱ côпg пgɦệ: Gồпg ɱìпɦ пgủ ɫrêп xe, kɦôпg dáɱ gặρ coп cɦáu
Không biết các mẹ còn nhớ không, về câu chuyện của người đàn ông chạy xích lô bị thu giữ phương tiện, bật khóc giữa trụ sở công an và sau đó được tặng một chiếc xe máy để hành nghề xe ôm khiến bao người cũng rưng rưng theo vì cảm xúc.
00:08 31/12/2021
Bẵng đi một thời gian, chú ấy cũng đã tiến thêm một bước mới, đó là đi làm xe ôm công nghệ, dù chú không đọc được chữ nhưng vẫn cố gắng mỗi ngày. Hình ảnh của chú, một lần nữa khiến em quá cảm phục, nên mạn phép được chia sẻ tại đây.
Chú là Trần Văn Bình (57 tuổi, quê Tiền Giang) có thâm niên “ăn bờ, ngủ bụi” ở Sài Gòn hơn 30 năm. Chú không nhà cửa, không con cái, không tài sản, nên chiếc xe vừa là cần câu cơm, vừa là chiếc giường, vừa là mái ấm. Đêm đến, chú đậu xe ở một hiên nhà bất kỳ rồi ngủ trên đó lúc nào không hay, nhiều lúc chẳng dám trở mình vì sợ té.
Chú Bình từng được công an giúp đỡ để mua xe máy (Ảnh: VNE)
Theo chia sẻ, chú cũng từng lập gia đình khi còn trẻ nhưng sớm chia tay với bạn đời vì tính không hợp nhau. Người vợ sau đó đem con về Tiền Giang cho ông bà ngoại săn sóc. Cũng từ đó, chú Bình gắn cuộc đời mình với hè phố, công viên.
“Tui ăn ở ngoài đường quen rồi. Nhiều người cũng rủ ở ghép mà tui hổng chịu. Sống thoải mái, tự do tự tại quen rồi, giờ vô phòng trọ bốn bề bức tường thấy bí bách không chịu nổi”, chú Bình nói với giọng trầm buồn, bảo sống ngày nào hay ngày đó. Chuyện tìm thêm người bạn đời đồng hành, chúchưa dám nghĩ tới.
Đậu xe ở góc đường bất kể ngày đêm, chú Bình kiếm được vài chục, may mắn thì vài trăm ngàn nên cũng sống tạm ổn qua ngày. Đợi đến khuya, tìm đoạn vỉa hè vắng vẻ là chú đánh một giấc tới sáng. “5 giờ tui dậy rồi. Tranh thủ chứ để sáng người ta thức giấc, mình dựng xe nằm ngủ ngay cửa nhà đâu có được. Phải ý tứ”, chú nói.
Có hôm, trời Sài Gòn trở lạnh hoặc đổ mưa bất chợt, người chủ nhà tốt bụng nào đó nhè nhẹ đem áo mưa ra, lén choàng vào người chú “Người ta thấy lạnh quá mới đem ra đắp cho tui. Sáng dậy mình mang trả thì họ nói tặng luôn”, chú Bình nói đầy vẻ biết ơn.
Chú Bình thay đổi cuộc sống của mình sau khi chạy xe ôm công nghệ (Ảnh: Thanh Niên)
Những lúc cần tắm giặt, chú vào nhà vệ sinh công cộng ở gần cầu Ông Lãnh (Q.1), tốn 5.000 đồng. Đồ giặt xong, ông tìm chỗ có các công trình xây dựng, phơi vài tiếng đồng hồ rồi bỏ vào túi ni lông, cất ba lô...
Đợt tết vừa rồi, chú sắm cho mình 2 chiếc áo và 1 chiếc quần mới để du xuân trên… những cuốc xe ôm. “Tui mua đồ tết hết 100.000 đồng. Mình có cần ăn diện gì đâu, thành thử ra mấy khu chợ trời, lựa cái nào rẻ rẻ mặc được rồi”,chúnhoẻn miệng cười rồi kể.
Sau một thời gian chạy xe ôm truyền thống, nhận thấy số tiền kiếm được mỗi lúc một khó khăn, chú Sáu nhờ một người quen đăng ký giúp để chạy xe ôm công nghệ. Và câu chuyện về tài xế không biết chữ “nhận cuốc” cũng khiến chú Bình nhiều lần dở khóc dở cười.
May sao, nhờ 30 năm gắn bó với vỉa hè nên dù không thể đọc được bản đồ, chú Bình vẫn có thể chở khách đi tới tận nơi như đã hẹn. Cứ thế, chú gom góp mỗi ngày một chút, để dành phòng khi ốm đau, bệnh tật. Dù cuộc sống cô đơn là vậy, nhưng chú Bình không có ý định tìm lại con cháu vì sợ mình trở thành gánh nặng.
Dù không biết chữ, chú vẫn có thể tìm thấy đường đi nhờ 30 năm sống ở Sài Gòn (Ảnh: Thanh Niên)
Biết được câu chuyện của chú Bình, tự nhiên thấy lòng buồn tênh. Giữa Sài Gòn hoa lệ, vẫn còn đó những phận đời phải chật vật mưu sinh từng ngày. Dù khó khăn, gian khổ, nắng mưa, họ vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, không đầu hàng số phận.
Như hoàn cảnh của chú Bình, phải gắn chặt với từng viên gạch hè phố. Ở đó, chú gặp đủ hạng người, có kẻ xấu người tốt nhưng nhiều nhất vẫn là những tấm lòng thảo thơm. Người cho chú tiền mua xe, người tặng chú cái chăn lúc lạnh, miếng bánh lúc đói.
Với chú, thế là đủ. Chú sống cô đơn không người thân nhưng tình cảm của “người dưng” vẫn luôn hiện hữu. Có ai đó từng nói, Sài Gòn là mảnh đất của nghĩa tình, thật chẳng sai.
Dẫu vậy, vẫn xót xa cho cuộc đời của chú, bởi ai chẳng muốn ăn ngon, mặc đẹp. Lời chú kể càng nhẹ tênh chứng tỏ sự từng trải của chú càng dày dặn. Chiếc xe ôm vừa là mái nhà, vừa là cần câu cơm, vừa là chiếc giường, tài sản càng gọn nhẹ, cuộc sống càng đơn giản, nhưng tâm hồn còn chất chứa nỗi âu lo.
Nhìn chú, nhìn sự cố gắng từng ngày, nhìn vào một con người không thể đọc chữ nhưng vẫn có thể chạy xe ôm công nghệ, đó là sự nỗ lực vượt qua chính mình, không sợ thử thách trước cuộc sống. Ngẫm bản thân mình vẫn còn “giàu có”, vì tiền bạc vẫn đủ tiêu, gia đình vẫn vẹn nguyên mà tự biết “đủ’ và hạnh phúc trước cuộc đời, các mẹ nhé!
Bác xe ôɱ co ro ở góc đườпg, cɦờ ɫừ sáпg đếп đêɱ kɦôпg ɑi gọi: Ở ɱiềп Tây lêп kiếɱ sốпg
Sɑu ɦơп 1 пăɱ ɦoàпɦ ɦàпɦ, dịcɦ Covid-19 đã kɦiếп cɦo kɦôпg íɫ пgười lɑo độпg rơi vào cảпɦ bế ɫắc vì пɦiều côпg ɫy làɱ ăп ɫɦuɑ lỗ, ρɦải đóпg cửɑ, ɫạɱ dừпg ɦoạɫ độпg. Họ kɦôпg còп cácɦ пào kɦác пgoài việc rời kɦỏi các ɫɦàпɦ ρɦố lớп, về quê kiếɱ kế siпɦ пɦɑi. Nɦưпg cũпg có пɦữпg пgười vì ɦoàп cảпɦ ɱà ρɦải báɱ ɫrụ lại ɱảпɦ đấɫ Sài Gòп. Để có ɫiềп cɦo coп ăп ɦọc, ɫɦuê ɫrọ, ɦọ cɦỉ còп biếɫ vɑy ɱượп kɦắρ ɱọi пơi, ɦy vọпg sớɱ ɫìɱ được côпg việc ɱới.