Sốc: Đòi lương cao, thực tập sinh Việt bị doanh nghiệp Nhật cho nghỉ ở nhà cho khỏe
Các TTS Việt Nam khi sang Nhật thường yêu cầu mức lương cao hơn so với mức trung bình mà các doanh nghiệp Nhật Bản có thể chi trả, đồng thời trình độ tay nghề lại không cao chính điều này là lý do khiến nhiều TTS Việt Nam sớm phải về nước.
12:30 11/05/2018
Trên thực tế, trình độ kỹ thuật và nguyện vọng của thực tập sinh về nước không tương xứng với nhu cầu tuyển dụng lao động của DN tại địa phương. Ảnh: Interrnet.
Một trong những chủ trương chính sách lớn trên thị trường lao động của Việt Nam là gửi các lưu học sinh/thực tập sinh và lao động trẻ ra làm việc và học tập tại nước ngoài. Đây là một biện pháp giúp giải quyết vấn đề việc làm đồng thời nâng cao tay nghề cải thiện mức lương cho đội ngũ lao động trẻ.
Một trong những thị trường quen thuộc của Việt Nam là Nhật Bản. Mỗi năm có hàng ngàn lao động Việt sang Nhật theo hệ TTS.
Theo Chương trình Thực tập sinh Kĩ năng, tổng số thực tập sinh (TTS) Việt Nam tại Nhật Bản tính đến cuối năm 2016 khoảng trên 90.000 người và trở về Việt Nam đến cuối năm 2017 ước tính 57.000 người.
Tuy nhiên, các lao động Việt Nam lại có một điểm yếu là trình độ kỹ thuật kém và nguyện vọng của thực tập sinh về nước không tương xứng với nhu cầu tuyển dụng lao động của DN tại địa phương chính điều này tạo ra hiệu ứng lan tỏa năng suất thấp trên thị trường lao động.
Theo Báo cáo kinh tế thường niên 2018 của VEPR, có một số điểm bất cập làm cản trở khả năng lan tỏa năng suất lao động thông qua Chương trình này. Một trong những vấn đề tồn tại cốt yếu hiện nay là sự thiếu minh bạch và thiếu chia sẻ thông tin trên thị trường. TTS khó nhận diện được các DN phái cử đang theo đuổi đúng mục tiêu mà Chương trình đặt ra.
Đồng thời các TTS vẫn phụ thuộc vào môi giới trung gian, dẫn đến một số loại hình môi giới trung gian, ví dụ trung tâm môi giới việc làm, các trường dạy nghề… được thể chế hóa. Như vậy chi phí để trở thành 1 TTS tại Nhật Bản sẽ rất tốn kém. Nhiều gia đình phải vay mượn cho người thân mới đủ chi phí để trang trải các thủ tục.
Đối với thị trường Nhật Bản, TTS không biết rằng DN tiếp nhận bên Nhật Bản phải trang trải nhiều chi phí cho TTS. Cùng với đó, cả DN phái cử và TTS đều tin rằng chi phí tuyển dụng là tương đối cao.
Ngoài ra, các DN phái cử mới gia nhập thị trường có xu hướng trả tiền cho các nghiệp đoàn để có được đơn hàng thay vì cạnh tranh bằng cách giảm chi phí tuyển dụng. Thiếu chia sẻ thông tin cùng với cấu trúc thị trường hiện tại dẫn tới chi phí tuyển dụng tăng, tạo thêm áp lực kinh tế lên TTS. Điều này có thể ảnh hưởng đến động lực học tập và tiếp thu kỹ năng của TTS.
Đặc biệt, chi phí cao để tham gia Chương trình làm cho nhiều TTS phải vay nợ chịu áp lực trả nợ trong giai đoạn đầu của Chương trình, khiến cho họ mất tập trung tiếp thu kỹ năng, đặc biệt là trong bảy tháng đầu tham gia Chương trình.
Đồng thời, DN phái cử có xu hướng cắt giảm chí phí đào tạo, bỏ qua các khóa đào tạo và định hướng trước khi sang Nhật cho TTS, khiến TTS gặp khó khăn khi tiếp thu kỹ năng tại Nhật Bản. Tóm tắt Báo cáo 11 Đánh giá của DN về TTS trở về nước cho thấy, hơn một nửa số DN Nhật Bản tại Việt Nam được khảo sát không ưu tiên tuyển dụng TTS sau khi về nước.
Điều này là do TTS thường yêu cầu mức lương cao hơn so với mức trung bình mà DN có thể trả. Mức chênh lệch vào khoảng 100 USD. Thêm vào đó, DN Nhật Bản đánh giá cao tác phong làm việc hơn là kỹ năng của TTS.
Nguồn: Tinnhatban.com
Thêm 3 thực tập sinh Việt Nam bị đưa đi dọn phóng xạ ở Nhật Bản?
Thêm 3 thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản được cho là đã bị đưa đi dọn dẹp phóng xạ ở tỉnh Fukushima, nơi vốn bị tàn phá vì cuộc khủng hoảng hạt nhân hồi tháng 3-2011.