Tại sao trong ngày vui đám cưới, người Nhật lại "ngập" trong nước mắt?

Lễ cưới là dịp vui của cô dâu chú rể, ra mắt quan viên 2 họ, cùng tổ chức một bữa tiệc chúc phúc cho đôi trẻ. Phong tục này dù ở Việt Nam hay Nhật Bản cũng đều giống nhau.

12:00 02/05/2018

Ảnh elysion-kisarazu.jp

Thế nhưng có một điểm khác biệt lớn, trong lễ cưới nếu người Việt Nam cười rất nhiều, người Nhật lại ngập trong nước mắt.

Một dịp vui lớn như vậy, lẽ ra phải cùng nhau hạnh phúc, tại sao lại phải khóc nhỉ?

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt trong ý nghĩa lễ cưới giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Ảnh YouTube

Đối với con gái Nhật, kết hôn là một điểm mốc quan trọng, là bước ngoặc cuộc đời, sự mở đầu cho rất nhiều thay đổi trong phần đời còn lại. Đó là lúc cô gái đánh mất cái họ của mình để đổi sang họ của chồng.

Thời xưa, khi cô dâu đi lấy chồng sẽ phải sống bên nhà chồng, không được phép quay về nhà mẹ đẻ nếu không có sự đồng ý của gia đình chồng. Tất nhiên ngày nay không còn khắt khe như trước nữa.

Về phía tiệc kết hôn, đó là buổi lễ để tỏ lòng tôn kính với song thân phụ mẫu đã sinh thành, dưỡng dục cô dâu và chú rể. Tiệc kết hôn trong phong tục người Nhật không phải nơi bạn bè đến để vui vẻ bày trò.

MC được mời đến chủ trì buổi tiệc cũng phải có phong thái chuyên nghiệp vì khách mời đa phần là người có tuổi.

Vào cuối tiệc phải bao gồm phần bắt buộc là lá thư cô dâu gửi đến cho bố mẹ mình.

Thư cảm ơn !

Cảm ơn vì đã sinh thành và nuôi nấng con cho đến hiện tại…

Bức thư bao gồm những kỷ niệm đẹp khi cô dâu còn là một cô bé, đến khi đi học, được yêu thương, và hiện tại, khi chuẩn bị rời xa vòng tay gia đình để gầy dựng gia đình bé nhỏ của riêng mình. Đó là những từ ngữ rất đẹp gợi nhắc lại quá khứ của cô dâu cùng cha mẹ, do đó tạo nên không khí xúc động, thiêng liêng.

Gần đây, các lễ cưới còn có thêm phần trao quà (thú bông) cho cha mẹ. Cân nặng của con gấu bông bằng đúng cân nặng của đứa trẻ khi được sinh ra. Ôm con thú bông trên tay như ôm đứa con của mình khi vừa chào đời, còn gì xúc động hơn thế nữa.

Ảnh marry[マリー]

Chính vì vậy, trong tiệc cưới ở Nhật bao giờ cũng kết thúc bằng những giọt nước mắt bên nhà gái.

Thế nhưng đám cưới không phải dịp đau buồn như vậy, phần hay vẫn còn phía sau…

Tất nhiên không thể kết thúc trong nước mắt như vậy rồi, phần tiếp theo sẽ là lúc những người trẻ làm cho không khí náo nhiệt trở lại. Đây được gọi là tăng 2, sau khi tiệc chính diễn ra.

Trong tăng 2, phụ huynh và những người lớn tuổi sẽ không có mặt mà nhường sân khấu lại cho những người trẻ.

Ảnh 結婚式二次会 – ぐるなび

Có rất nhiều ý kiến cho rằng các đám cưới nên lượt bỏ một số phong tục để không khí vui vẻ hơn, nhưng đây là một phần lễ cưới của người Nhật và sẽ không dễ dàng biến mất, dù cho thời gian có trôi đi.

Những bạn trẻ Việt Nam có muốn tổ chức đám cưới đẫm nước mắt như vậy không?

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Lý giải vì sao ngày càng nhiều người nước ngoài chọn Kyoto là nơi tổ chức đám cưới

Lý giải vì sao ngày càng nhiều người nước ngoài chọn Kyoto là nơi tổ chức đám cưới

Số lượng các cặp vợ chồng từ nước ngoài tới tổ chức lễ cưới tại Kyoto ngày càng gia tăng, đa số họ đều bị thu hút bởi danh tiếng của cố đô cổ đại này vì nơi đây được coi là biểu tượng của nền văn hóa truyền thống Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất