Tâm sự xa xứ: Bỏ sự nghiệp để sang châu Âu định cư, 8 năm sau vẫn thấy mình lạc lõng

Bỏ công việc tại một trường tư ở Hà Nội, chị Trâm đã theo chồng sang châu Âu định cư. Thế nhưng 8 năm qua đi, chị vẫn lạc lõng, muốn trở về quê nhà.

14:48 08/12/2022

Đó là tâm sự buồn cua chị Quỳnh Trâm, 39 tuổi, quê ở Bắc Ninh. Chị Trâm cho biết, đang làm cán bộ tại một trường tư ở Hà Nội, chị xin nghỉ, sang Czech với chồng và sinh 3 con ở đây.

Thế nhưng gần 8 năm trải nghiệm cuộc sống trời Tây, chị Trâm vẫn không thích nghi được môi trường mới và luôn muốn trở về quê nhà gây dựng lại công việc.

Chị Trâm kể, từ năm 1991, chồng chị sang Cộng Hòa Czech theo diện hợp tác lao động. Hết thời hạn, anh không muốn về nên sang Đức nhập trại tỵ nạn và đi làm 5 năm ở đó rồi quay lại Czech.

Giữa năm 2009, hai anh chị kết hôn, sau đó chồng lại gấp rút sang bên kia làm ăn và lo giấy tờ đón chị sang vào 2010.

Chị Trâm là người khá tháo vát, tự tin, độc lập về kinh tế. Trước khi kết hôn, chị có chức vụ cao tại một trường tư và có một cửa hàng kinh doanh nhỏ. Sau khi lấy chồng, chị xác định sẽ phải tạm ngưng sự nghiệp vì anh nói muốn gia đình ở bên kia, nơi anh đã có nhà cửa, công việc ổn định và các con sẽ được hưởng một nền giáo dục tiên tiến.

Ngày biết tin chị chuẩn bị theo chồng sang Tây định cư, nhiều bạn bè ngưỡng mộ, có người ghen tỵ, cũng có người nói bóng gió chuyện chị kết hôn vì anh là Việt kiều giàu có...

Trước khi sang, chị cũng không quá ảo tưởng về cuộc sống trời Tây sẽ đẹp như cổ tích. Chính chị cũng biết sẽ rất nhớ cha mẹ, các em và công việc rồi sẽ phải gặp những khó khăn, phải bắt đầu học tiếng, xin việc, hòa nhập cuộc sống mới... Thế nhưng vì yêu chồng và nghĩ tới tương lai sau này, chị quyết định đi

Vùng Karlovy Vary (Cộng hòa Czech) nơi chị Trâm từng sống đẹp như cổ tích nhưng chỉ khiến chị thích thú thời gian đầu, không thể làm vơi bớt nỗi nhớ gia đình, quê hương. Ảnh: Quỳnh Trâm.

"Ở Czech, chồng tôi đã mua được ngôi nhà hai tầng tại ngôi làng nhỏ sau nhiều năm bươn chải với đủ nghề, từ làm bếp, buôn vải vóc, bán tạp hóa... Chúng tôi sống ở tầng trên, tầng dưới dùng làm nơi bán hàng. Cửa hàng nhỏ nên một mình chồng tôi đảm nhiệm, thi thoảng cần đi lấy hàng thì anh thuê người làm ca", chị Trâm kể về cuộc sống ở Tây của gia đình. 

Sau khi sang được vài tháng, chị xin đi làm nail để san bớt gánh nặng tài chính với chồng và cũng cho đỡ nhớ nhà. Làm được 4 tháng, tôi có bầu nên nghỉ và từ đó đến nay, chị chỉ ở nhà vì sinh liền 3 con, mỗi đứa cách nhau 2 tuổi.

Chị Trâm cho hay, đa số các bố mẹ Việt sang đây đều gửi con từ nhỏ để đi làm, tiền trông mỗi bé tương đương 7-10 triệu đồng. Còn nếu gửi con nhỏ nhất và nhờ đưa đón hai bé lớn, chưa kể tiền ăn và trông hai ngày cuối tuần thì mỗi tháng gia đình chị hết khoảng 25 triệu đồng. Tính ra còn cao hơn mức lương chị nhận lúc bắt đầu đi làm. Thế nên tính tới tính lui, chị quyết định ở nhà trông con.

Vì hạn chế về tiếng, nên nếu không có chồng đi cùng, vào khám thai, đến ngân hàng... chị đều phải thuê phiên dịch.

Chi phí của gia đình chị tính ra mỗi tháng đều 40-50 triệu đồng... dù đã cố gắng tằn tiện.

Được biết, cộng đồng người Việt bên nước này khá đông, mỗi năm có một số hoạt động gặp gỡ vào các dịp lễ Tết. Chị Trâm cũng tham gia vài nhóm mẹ và bé nhưng cũng chỉ xã giao nên nếu có tâm tư, dự tính, vui buồn... chị không có ai để trải lòng ngoài chồng.

Nhiều lần thấy chị đăng ảnh đưa con đi chơi ở những công viên xanh, vườn hoa đủ sắc hay khi lái ôtô chở con đi siêu thị thì bạn bè lại trầm trồ và có lẽ không ít người nghĩchị đang có cuộc sống thiên đường.

Thế nhưng trên thực tế, xe hơi bên này chỉ là phương tiện đi lại rất bình thường, 100 triệu tiền Việt là đã sắm được chiếc xe đi tốt.

Việc làm ăn của vợ chồng chị có chút sa sút, vì cuối năm 2016, một loạt các cửa hàng tiện lợi giống như của nhà chị mọc lên (chủ đều là người Việt). Gia đình chị sau đó phải đóng cửa hàng, không còn nguồn thu. Vừa áp lực về kinh tế, vừa nhớ gia đình và chán nản với cuộc sống vẫn lạc lõng xứ người, chị nằng nặc đòi về.

Chị Trâm kể "Tôi nói sẽ đưa một bé về trước, rồi tự tạo dựng công việc, không đụng tới tiền chồng, nếu ổn thì anh và hai con lớn về sau. Chồng tôi không đồng ý. Với anh, quê nhà bây giờ là xứ ồn ào, ô nhiễm, bụi bặm... Sau trận cãi nhau to, biết chồng không suy suyển và sẽ chẳng để tôi đưa con về, tôi đành chịu thua".

8 năm sinh sống ở xứ người, chị Trâm mới về quê được một lần vì chi phí cho mỗi lần như vậy là hàng trăm triệu. Mỗi lần nghĩ về bố mẹ, chị lại đau lòng.

"Nửa năm trước, chồng tôi quyết định sang Đức làm việc, ổn định cuộc sống rồi đón mẹ con tôi qua. Anh quay lại với nghề làm bếp trong một cửa hàng bán đồ ăn Á, lương mỗi tháng 2.000 Euro. Chúng tôi bán đi ngôi nhà đang ở, sang đó thuê căn hộ chung cư với giá 1.000 Euro một tháng. Hai bé lớn học trường công, bé nhỏ tôi phải gửi mầm non tư, chi phí 500 Euro. Tôi đi làm, bắt đầu bằng chân lon ton ở bếp, thu nhập chưa đáng là bao. Tôi dự định sẽ học thêm tiếng rồi xin vào một tiệm nail để có mức lương sẽ cao hơn", chị Trâm chia sẻ.

Chị biết, các con sẽ được hưởng nền giáo dục tiên tiến khi sống ở tây nhưng nỗi nhớ nhà trong chị vẫn đau đáu.

Đôi lúc chị nghĩ, hẳn bố mẹ vẫn nghĩ chị đang có cuộc sống hạnh phúc, êm ấm nên chị cũng yên lòng. Biết đâu một ngày không xa anh chị lại có thể được quay về Việt Nam sống khi chông chị đổi ý.

Tags:
Sống ở Việt Nam được làm công việc mình yêυ thích dù lương ít: Đến khi qυa Tây đi rửa chân cho người ta thấy mà nản

Sống ở Việt Nam được làm công việc mình yêυ thích dù lương ít: Đến khi qυa Tây đi rửa chân cho người ta thấy mà nản

Cỏ bên kia đồi có xanh hơn chỉ được trả lời khách quan nhất với những ai đã từng trải nghiệm cuộc sống trên đất Mỹ và dám nhìn thẳng vào hai mặt được - mất của vấn đề.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất