Tɦươпg bé gái 10 ɫuổi "vô ɫội" ɱɑпg căп bệпɦ ɫɦế kỷ do cɦɑ, ɱẹ ɫruyềп sɑпg
Bố ɱẹ quɑ đời vì căп bệпɦ ɫɦế kỷ - AIDS, 3 cɦị eɱ gái ɱồ côi sốпg quɑ пgày bằпg sự sẻ cɦiɑ củɑ ɱọi пgười. Tɦươпg ɦơп cả là đứɑ coп gái "vô ɫội" bị căп bệпɦ ɫɦế kỷ ɫruyềп ɫừ ɱẹ sɑпg coп.
22:40 08/07/2021
Đám tang nghèo nhất làng và nỗi bất hạnh của đứa con "vô tội"
Đã gần một năm trôi qua nhưng người dân thôn Trúc Chuẩn 2 (xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) vẫn chưa hết xót xa mỗi khi nhắc lại đám tang của chị Lang Thị Sao (SN 1980). Đó là đám tang nghèo và bi đát nhất làng mà từ trước đến nay họ chứng kiến.
Ngày chị mất, trong nhà không còn lấy một đồng để lo hậu sự. Thậm chí, đến cỗ quan tài để liệm cũng không có. Thương chị, anh Hoàng Văn Do (người em họ) phải chạy vạy khắp nơi vay mượn được ít tiền để lo các thủ tục mai táng cho chị.
Bố mất không lâu thì mẹ cũng qua đời, Hằng phải gồng gánh nuôi các em.
Trước đó, năm 2014 chồng chị là anh Hoàng Văn Kết (SN 1975) cũng đã qua đời. Theo anh Do, thời điểm anh Kết phát hiện mình bị bệnh đến khi qua đời chỉ vỏn vẹn một tháng.
"Trước khi phát hiện bị bệnh, hàng ngày anh ấy làm nghề thợ phụ hồ. Khi sức khỏe ngày một yếu, vợ con và anh em khuyên đi khám, nhưng sợ tốn tiền nên anh ấy gạt đi. Đến khi đi khám thì anh mới tá hỏa khi biết mình mắc căn bệnh thế kỷ - AIDS. Anh ấy cũng không hay biết mình mắc bệnh từ khi nào. Chỉ trong vòng một tháng kể từ khi phát hiện bệnh, anh Kết đã qua đời vì bệnh tình lúc bấy giờ đã ở giai đoạn cuối", anh Do nhớ lại.
Sau khi biết chồng mắc bệnh, chị Sao đi khám thì phát hiện bị lây nhiễm từ chồng sang. Nhưng đau đớn hơn cả là đứa con "vô tội" sinh năm 2011, cũng bị cha mẹ truyền cho căn bệnh thế kỷ.
Khi ấy cả gia đình như sụp đổ, nhưng chị Sao vẫn gắng gượng trước nỗi đau bệnh tật để ở bên các con. Vì kinh tế gia đình khó khăn, chạy chữa được một thời gian, cuối năm 2020 thì chị qua đời ở tuổi 40.
Vợ chồng nghèo ra đi để lại 3 đứa con côi cút không nơi nương tựa. Những ngày trung tuần tháng 6, chúng tôi có dịp ghé thăm những đứa con tội nghiệp của vợ chồng chị Sao.
May mắn cho các con của anh chị, căn nhà mái tôn mới được các nhà hảo tâm lợp lại, chứ trước đây mưa đến thì dột trong nhà như ngoài sân, ngày nắng nóng vã mồ hôi. Bờ kênh ở đây khi mùa mưa đến là nước ngập lênh láng, khổ thân bọn trẻ.
Từ ngày mẹ qua đời, em Hoàng Thị Hằng (SN 2003) phải thay bố mẹ gánh vác mọi công việc từ sinh hoạt đến ăn uống cho hai em nhỏ là Hoàng Thị Hà (SN 2009) và Hoàng Thị N., cô bé bất hạnh đã bị bệnh tật cướp đi tuổi thơ.
Khi nhắc về bố mẹ, người chị cả Hoàng Thị Hằng đau buồn, khóc nghẹn trong tiếng nấc.
Thương em út thường xuyên bị bệnh tật hành hạ, nhưng Hằng cũng chẳng thể làm gì hơn.
Thương bé gái 10 tuổi vô tội mang căn bệnh thế kỷ do cha, mẹ truyền sang - 4Nhấn để phóng to ảnhCăn nhà nhỏ nơi 3 chị em Hằng sinh sống vừa được các nhà hảo tâm lợp lại mái tôn. Mùa mưa đến nước trên kênh dâng cao, các em lo lắng nhất những ngày này.
Chúng tôi gặp Hằng khi cô gái vừa đưa em đi điều trị căn bệnh thế kỷ mà người truyền lại. Trong căn nhà nhỏ vỏn vẹn chừng 20 m2, nhìn quanh chẳng có gì đáng giá ngoài hai chiếc bàn thờ bố mẹ và ông bà khiến chúng tôi không khỏi nghẹn ngào.
Thắp nén hương cho bố mẹ, Hằng buồn rầu: "Đó là những cú sốc tinh thần với cháu và hai em. Năm 2014 bố mất, mẹ sống với chúng cháu chưa được bao lâu thì cũng ra đi mãi mãi. Có những lúc cháu như gục ngã, nhưng vì thương các em nên phải cố gắng để vượt qua".
Nói đến đây, giọng Hằng nghẹn lại. Nhìn em gái, Hằng nói: "N. là đứa khổ nhất, em nó còn nhỏ đã phải mang căn bệnh hiểm nghèo giống bố mẹ. Mấy đêm nay do thay đổi thời tiết nên em nó ho và khóc nhiều lắm. Mỗi lúc như thế nó lại nhắc đến mẹ khiến cháu càng đau xót".
Ngoài tiền thuốc chữa bệnh được phát miễn phí từ bệnh viện, mỗi tháng còn phải mất 700.000 đồng để mua thuốc bổ cho Ngọc. Nếu không có thuốc bổ thì N. thường xuyên đau ốm. Hai người chị phải dành toàn bộ tiền có được để mua thuốc bổ cho cô em út tội nghiệp.
Vừa học hành, Hằng vừa thay bố mẹ chăm lo cho các em.
Theo Hằng, kể từ khi mẹ mất, mọi sinh hoạt từ ăn uống đến chi tiêu trong gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền trợ cấp trẻ em mồ côi 450.000 nghìn đồng/tháng và tình thương yêu của bà con chòm xóm cùng các đoàn từ thiện.
"Bữa ống gạo, khi bó rau, ở đây ai cũng thương các cháu lắm. Nhìn chúng nó tội quá, vì hoàn cảnh các chú các bác cũng khó khăn không thể ở gần các cháu được nên chúng tôi cũng thường xuyên sang xem các cháu ăn ở thế nào.
Mỗi ngày, trước khi đi học thì cháu Hằng phải dậy thật sớm để nấu cơm cho em ăn cả ngày. Thi thoảng để kiếm thêm chút tiền cháu Hằng cũng xin đi làm thêm gặt lúa, cấy hái", bà Nhất, hàng xóm của Hằng tâm sự.
Tương lai nào cho 3 đứa trẻ mồ côi?
Gần một năm kể từ khi mẹ mất, Hằng và hai em phải khó khăn lắm mới vực dậy sau cú sốc tinh thần mất đi cha mẹ. Thế nhưng, quãng thời gian sắp tới đối với người chị cả là quãng thời gian đầy khó khăn với nhiều gánh nặng.
Mấy tháng nay cô em gái thứ 2 đi học ở trung tâm thể dục thể thao, Hằng và em gái út lại thấy căn nhà trở nên trống vắng.
"Năm nay cháu sẽ vào đại học. Em gái thứ hai thì đã được tuyển vào trung tâm huấn luyện thể dục thể thao thi đấu bộ môn Judo. Điều cháu lo nhất là bé N. Nếu cháu đi học đại học thì N. sẽ ở với ai, không có ai ở nhà để săn sóc em cả, N. lại bị bệnh hiểm nghèo, cháu không biết phải làm thế nào", Hằng nói trong nước mắt.
Hằng luôn nung nấu ước mơ sẽ thi đậu vào Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Thế nhưng, vì hoàn cảnh gia đình còn em nhỏ nên vừa qua Hằng đăng ký nguyện vọng vào khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa).
Vì bệnh tật hiểm nghèo, N. đi học không đều đặn. Thời gian rảnh rỗi, Hằng tranh thủ dạy kèm em để biết thêm con chữ.
"Cháu biết chỉ có con đường học mới thay đổi được cuộc sống của chị em cháu lúc này. Nhưng ngặt nỗi gia đình nghèo khổ, em lại bệnh tật nên cháu không còn lựa chọn nào khác. Cháu đăng ký học Hồng Đức thì có thể đi về chăm sóc em được, chứ học ở Hà Nội thì không ai chăm sóc em. Kỳ thi sắp tới, cháu sẽ cố gắng vì bố mẹ, vì các em. Hy vọng đây sẽ là món quà tặng mẹ cháu dưới suối vàng trước ngày giỗ của mẹ", Hằng nghẹn ngào.
Quyết tâm là vậy, nhưng ánh mắt của Hằng không giấu được những nỗi buồn và trăn trở về thời gian sắp tới. Liệu mai đây, khi Hằng đỗ vào đại học thì sẽ ra sao, tiền học, tiền trang trải cuộc sống của 3 chị em…, rồi sẽ biết nương tựa vào ai khi bố mẹ đã không còn.
Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Hằng có lực học rất tốt. Suốt 12 năm học vừa qua em xuất sắc đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Hoàng Thị Ngọc là cô bé đã không may mắn khi bị bệnh hiểm nghèo từ nhỏ.
Theo ông Đỗ Viết Phức - Trưởng thôn Trúc Chuẩn 2 (xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn), gia đình cháu Hằng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những năm qua chính quyền địa phương và các cấp cũng thường xuyên quan tâm và kêu gọi hỗ trợ gia đình vượt qua hoàn cảnh. Đặc biệt là giúp đỡ các cháu trong quá trình học tập.
"Gia đình cháu Hằng là gia đình đặc biệt khó khăn, bi đát nhất thôn. Bố mẹ mất sớm để lại 3 con thơ, thương các cháu, hàng xóm và cô gì chú bác thường xuyên qua lại để hỗ trợ các cháu. Ngặt nỗi cảnh nhà nông cũng chẳng giúp được là bao, khi bò gạo, lúc mớ rau gọi là để hỗ trợ các cháu", ông Phức chia sẻ.
Nɦói lòпg cảпɦ bé gái 1 ɫuổi пgười ɱềɱ oặɫ, пgày lêп cơп co giậɫ ɱấy lầп
Ôɱ cɦặɫ đứɑ coп gái 1 ɫuổi đɑпg lêп cơп co giậɫ vào lòпg, пgười ɱẹ пɦư đứɫ ɫừпg kɦúc ruộɫ. Nɦiều lúc cɦị ɫưởпg пɦư kɦôпg ɫɦể sốпg пổi пữɑ, vì coп bé ɱãi cɦẳпg lớп, ɦơп 1 ɫuổi ɱà пgười cứ ɱềɱ oặɫ.