Cuộc sốпg cơ cực củɑ cậu ɦọc ɫrò giỏi bị cɦɑ bỏ rơi vừɑ đi ɦọc, vừɑ cɦăɱ ɱẹ: Chỉ mong mẹ được khỏe mạnh

Một tháng tuổi, Tùng bị cha bỏ rơi, 10 tuổi cậu bé tạm xa mái trường một năm để chăm sóc mẹ đột quỵ. Cậu bé hàng ngày ôm cái bụng đói meo vượt nghịch cảnh đến trường với thành tích học tập đáng nể.

00:17 31/12/2021

Cậu bé bất hạnh bị cha bỏ rơi khi chưa tròn tháng tuổi

Trời gần trưa, cậu học trò Lê Thanh Tùng, lớp 8A4 trường THCS An Hòa 2, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, vừa đi học về đến nhà cũng là lúc chúng tôi có mặt chứng kiến chàng trai thoăn thoắt chuẩn bị bữa cơm cho người mẹ đột quỵ.

Cuộc sống cơ cực của cậu học trò giỏi bị cha bỏ rơi vừa đi học, vừa chăm mẹ

Căn nhà nhỏ, ẩm thấp nằm sâu trong con hẻm trên đường Phạm Ngũ Lão (phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), suốt 15 năm qua là nơi trú ngụ của mẹ con chị Lê Ngọc Phượng.

Căn nhà lụp xụp chỉ rộng chừng 15m2, tối tăm, ẩm thấp. Khu nhà vệ sinh và bếp nằm cạnh nhau. Chút diện tích còn lại chỉ đủ kê một cái giường, vừa là chỗ ngủ của 2 mẹ con, vừa là bàn học của Tùng, quần áo treo bừa bộn khiến không gian càng trở nên chật chội.

Nắng thì ngột ngạt, mưa thì ẩm thấp, những bức vách quanh nhà đã nấm mốc, ố vàng. Do nền nhà thấp hơn mặt hẻm nên cứ trời đổ mưa lớn là trong nhà lại như ao nước.

Cuộc sống cơ cực của cậu học trò giỏi bị cha bỏ rơi vừa đi học, vừa chăm mẹ - 1Chị Phượng cho biết, Tùng bị người cha bỏ rơi khi chưa tròn tháng tuổi. Năm em lên 10 tuổi thì chị bị đột quỵ mất khả năng lao động. Suốt 4 năm qua, cậu học trò phải tự gồng gánh công việc trong gia đình.

Vì thế, 14 tuổi nhưng cậu bé như "người đàn ông" già trước tuổi. Từ việc thuốc thang, thay quần áo cho mẹ, dìu mẹ đi vệ sinh, đều một tay cậu bé làm.

Chị Phượng giọng như nghẹn lại, chị bảo: "Nhìn thằng bé, ăn chưa đủ no, lo chưa đủ tới, đã sớm chịu nhiều thiệt thòi từ nhỏ, nhiều lúc lòng mình như thắt lại".

Cuộc sống cơ cực của cậu học trò giỏi bị cha bỏ rơi vừa đi học, vừa chăm mẹ - 2Căn nhà chừng 15m2 của mẹ con chị Phượng không có thứ gì đáng giá vài trăm nghìn đồng.

Chị Phượng tâm sự, khi còn khỏe mạnh, chị làm đủ mọi nghề nhưng cũng chỉ đủ nuôi con. Bốn năm gần đây, chị chẳng làm ra một đồng cắc nào, chút tiền tích cóp được cũng đã sạch sành sanh trong những ngày đằng đẵng nằm viện. 4 năm qua, mẹ con chị tồn tại nhờ số tiền trợ cấp hàng tháng hơn 400 nghìn đồng và nhờ bà con hàng xóm thương hại.

Sau lần chị Phượng đột quỵ, anh trai của chị là ông Lê Ngọc Tư (70 tuổi) không vợ con, nghề nghiệp, cũng chẳng có thu nhập gì, dọn về ở cùng mẹ con chị. Trong ngôi nhà đã quá chật chội, mẹ con chị Phượng phải làm thêm cái gác xép cho ông Tư ở khiến căn nhà vốn đã ngột ngạt nay lại ngột ngạt thêm.

Cậu học trò giỏi ôm bụng đói meo đến trường

Nhịn đói đi học, bàn học cũng chẳng có, nhưng thành tích học tập của Tùng lại ngược hoàn toàn với điều kiện của em. Ngoài tình thương của người mẹ, thứ Tùng giàu có mà ai cũng phải công nhận là chuỗi thành tích học tập, thể hiện bằng xấp dày giấy khen, học bổng.

Thế nhưng ngôi nhà nhỏ chẳng có chỗ cho em "trưng bày", xấp giấy khen được cậu bé trân trọng bọc túi nilon, xếp gọn gàng dưới gối đầu giường. Vì nghỉ học 1 năm để chăm mẹ, Tùng phải học sau bạn bè.

Chàng trai tâm sự, "con không biết ba con, con chưa gặp ông ấy bao giờ cả. Con chỉ mong mẹ con khỏe mạnh hơn, mẹ hay tức ngực, đêm nào cũng không ngủ được".

Cuộc sống cơ cực của cậu học trò giỏi bị cha bỏ rơi vừa đi học, vừa chăm mẹ - 3Cậu học trò thường xuyên ôm cái bụng đói meo đi học.

Thầy Nguyễn Thế Phong, chủ nhiệm lớp 8A4 nơi Tùng đang học nhận xét về cậu học trò của mình: "Nếu chỉ nhìn qua thì không nhận ra Tùng đang có tâm sự, cũng không thể nhận ra cậu bé rất hoàn cảnh. Tùng vẫn tỏ ra là một cậu bé vô tư, nhưng cứ gần gũi, tìm hiểu thì không ai không thương được.

Hoàn cảnh vậy nhưng Tùng vẫn học tốt, năm nào cũng được giấy khen. Mỗi lần trường có quà hay có ưu đãi, ưu tiên gì thì cũng đều dành cho Tùng một phần, vừa động viên, vừa tạo điều kiện để em có thể tiếp tục đến trường học tập".

Bà Trần Thị Hoa, tổ trưởng tổ dân phố 6, khu vực 3, phường An Hòa cho biết, hoàn cảnh mẹ con chị Phượng ở địa phương ai cũng rất thương. Mọi người thường giúp đỡ, có người cho vài ký gạo, có người cho chục gói mì tôm, tuy nhiên sự giúp đỡ đó không thấm vào đâu so với sự thiếu thốn của hai mẹ con.

Thông qua báo Dân trí, bà Hoa bày tỏ mong muốn các nhà hảo tâm giúp đỡ để mẹ con Tùng vơi đi những khó khăn, đặc biệt là giúp chàng trai tiếp tục trên con đường học tập.

Tags:
Cɦị gái xóɫ xɑ пɦậп sɑi vì 8 пăɱ ɫrời kɦôпg dáɱ ɫìɱ eɱ ɱấɫ ɫícɦ: 'Cɦọп ɱấɫ eɱ để giữ lại bố ɱẹ'

Cɦị gái xóɫ xɑ пɦậп sɑi vì 8 пăɱ ɫrời kɦôпg dáɱ ɫìɱ eɱ ɱấɫ ɫícɦ: 'Cɦọп ɱấɫ eɱ để giữ lại bố ɱẹ'

Cuộc sốпg пày vốп dĩ có rấɫ пɦiều пỗi đɑu. Nɦâп loại ɫɦì có пỗi đɑu cɦuпg пɦư dịcɦ bệпɦ, cɦiếп ɫrɑпɦ và ɫɦiêп ɫɑi. Mỗi giɑ đìпɦ, cá пɦâп lại có пɦữпg пỗi đɑu riêпg пɦư пgɦèo kɦó, ɱấɫ ɱáɫ cɦiɑ ly ɦoặc ɫɦấɫ lạc пgười ɫɦâп.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất