Tɦươпg ôпg bà xế cɦiều còп vài cɦuɱ ɫươпg, ρɦải báп ɫrâu cɦữɑ bệпɦ cɦo coп
Lầп lượɫ пɦữпg đứɑ đɑпg kɦoẻ ɱạпɦ ɫɦì bỗпg lăп rɑ liệɫ пửɑ пgười, ôпg bà ɫuổi xế cɦiều ρɦải báп ɫrâu đi việп cɦạy cɦữɑ cɦo coп пɦưпg đều bấɫ lực.
20:05 14/06/2021
Gia tài ông bà giờ còn lại chỉ là vài chum tương...
Theo địa chỉ tại đơn xin hỗ trợ, chúng tôi tìm đến căn nhà gia đình ông Trần Tuấn Cảnh (sinh năm 1958) xóm Đông Hoành, xã Nghĩa Phúc, huyện Tân Kỳ (Nghệ An).
Trong cái nắng như thiêu đốt của miền Trung căn nhà lụp xụp của gia đình ông Cảnh đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Mặt trời đã lên cao, nắng rát như quất vào mặt, vậy mà hai ông bà tuổi ngoài 60 vẫn đầu trần miệt mài cố gắng che đậy kỹ lưỡng cho mấy chum tương.
Thương cảnh vợ chồng già nuôi 2 người con “bán thân bất toại”.
Chúng tôi đến khá đường đột nên ông bà không khỏi bất ngờ. Mặt mũi đỏ gay vì nắng nóng, mồ hôi nhễ nhãi, ông Cảnh vội vội, vàng vàng mời khách vào nhà còn vợ ông thì tất bật sửa soạn, miệng lí nhí: “Không biết nhà có khách nên các chú thông cảm, chẳng có gì tiếp đón…”.
Căn nhà cũ kĩ mà vợ chồng ông Cảnh và các con đang ở là được các cụ để lại từ ngày xưa. Dù mùa hè xứ Nghệ gió Lào thổi rạc người vẫn không xua hết mùi ẩm mốc, ngai ngái trong căn nhà vốn dĩ quá chật hẹp.
Gia cảnh khốn cùng của ông Cảnh khi có 2 người con "bán thân bất toại".
Trong căn nhà, cả hai người con của ông Cảnh đều đang “bán thân bất toại” nằm một chỗ ở trên giường. Cô con gái út nằm ở giường trong, ở giường ngoài là cậu con trai đầu.
Lau vội những giọt mồ môi, rót nước mời khách nhưng đôi mắt ông Cảnh vẫn hướng về đứa con trai đang cố gượng dậy chào khách.
Ông kể với giọng trầm ngâm, đượm buồn. Ông và vợ là bà Đặng Thị Vân (SN 1963) kết hôn năm 1980 rồi lần lượt sinh được 3 đứa con. Nhưng chỉ ao ước có được cuộc sống bình dị như bao gia đình khác, đủ ăn đủ mặc, con cái lớn khôn.
Từ một chàng trai khoẻ mạnh, Duy bỗng nhiên bị bại liệt phải ngồi xe lăn.
Con cái dần đến tuổi trưởng thành, ai cũng mừng cho hai vợ chồng tuổi xế chiều đã có các con quây quần, phụng dưỡng. Ngờ đâu, như sét đánh giữa trời quang, bỗng một ngày, đứa con đầu của ông đổ bệnh liệt nửa người. Hoạ vô đơn chí sóng gió cứ thế liên tục ập đến.
Con trai đầu của ông bà Trần Vũ Duy (SN1986) và con gái út Trần Thị Ngà (SN 1992) lần lượt ngã bệnh rồi liệt nửa người, nay chỉ biết nằm ở một chỗ.
“Thằng Duy trước kia khỏe mạnh lắm chú ạ! nhưng đến năm nó 18 tuổi, sau trận ốm thì không còn đi lại được nữa, nằm một chỗ ở đấy, bác sĩ bảo nó liệt nửa người. Gia đình nội, ngoại… ai cũng sốc. Mà làm gì đã yên đâu chú, khi con Ngà mới bước vào nằm học lớp 7 thì cũng đổ bệnh rồi liệt nửa người y như anh nó...”, ông Cảnh đang nói bỗng dừng lại trong giây lát rồi lạc đi vì xúc động.
Người con gái út Trần Thị Ngà cũng bị bệnh bại liệt nằm một chỗ sau khi mới học xong lớp 7.
“Thương con cũng cố chạy chữa nhưng đi bệnh viện nào cũng lắc đầu. Giờ thằng con trai thứ hai đang làm ăn tận trong Đắk Lắk nên chỉ còn hai vợ chồng già và hai đứa con bại liệt đùm bọc lấy nhau qua ngày”, ông Cảnh kể.
Căn nhà lụp xụp ấy không có tài sản gì đáng giá ngoài vài ba cái chum đựng tương. Kể từ ngày hai đứa con đổ bệnh cũng là ngày gia đình suy kiệt cả về tinh thần và kinh tế. Ông bà phải bán trâu, bò, tiền lương tích cóp hồi còn làm công nhân cũng đội nón ra đi cho những lần đưa con đi thăm khám.
Chạy vạy khắp nơi, tài sản duy nhất của gia đình là con trâu ông Cảnh, bà Vân cũng đã bán để chữa bệnh cho con.
Bà Vân nghẹn ngào trong nước mắt bảo, “từ khi hai đứa con bị bệnh, tôi suy sụp tưởng không sống tiếp nổi chú ạ! Họ hàng, người thân nội ngoại cũng động viên giúp đỡ rất nhiều để chúng tôi chữa trị cho con nhưng không thành. Mà ai giúp ai mãi được…”.
“Sau những lần đưa con đi thăm khám, tài sản trong nhà cứ thế bán dần, đến con trâu con bò cuối cùng cũng phải bán đi mà cứu con, chứ biết làm sao làm sao được hả chú. Của nả trong nhà không còn gì, vợ chồng đành phải vay mượn xung quanh chạy chữa. Cha mẹ nào chẳng thương con, nhìn những đứa con mình dứt ruột sinh ra nằm một chỗ, tôi đau lắm”.
Tương lai mịt mù của 2 anh em Duy, Ngà nếu không được cứu giúp.
Mọi sinh hoạt cá nhân của hai con đều một tay ông bà lo lắng, chăm bẵm. Ngà không những bị liệt nửa người mà tâm trí cũng không còn được bình thường. Ngà không nói không cười, cũng không biết diễn đạt được mong muốn mà thường xuyên cáu bẳn, cào cấu. Còn phía Duy, tuy nhận thức còn khá tốt nhưng cũng nói câu được câu mất, ấp úng mới nên lời.
Kể từ ngày không còn vay mượn được ở đâu để đưa con đi khám, ông bà sớm tối chỉ biết quanh quẩn gần nhà trông coi hai anh em Duy, Ngà.
Ngoài ra để có tiền trang trải bữa ăn hằng ngày, ông bà tranh thủ làm tương. Lúc thì làm cỏ thuê, bóc gỗ tràm, lúc thì thay phiên nhau hái mớ rau đưa ra chợ bán…tích cóp, nhặt nhạnh từng đồng rau cháo nuôi con qua ngày.
Không có tiền chữa trị, hai anh em Duy và Ngà phải ra việnvề nhà phó mặc số phận.
“Vợ chồng tôi già rồi, nhưng hai đứa nó vẫn đang tuổi thanh niên, cứ nằm im một chỗ thế, tôi xót lắm. Nếu được ước, tôi xin ước dành tuổi đời còn lại để đổi lấy sự khỏe mạnh, lành lặn cho hai đứa con. Đến khi nhắm mắt xuôi tay vợ chồng tôi cũng yên lòng”, bà Vân nói như rút gan rút ruột, giọng nói của bà lạc hẳn đi. Tôi ngồi nghe mà không cầm được nỗi xót xa, thương cảm.
Chia tay căn nhà cấp bốn dưới tiết trời nơi miền Tây xứ Nghệ giữa cái nắng đổ lửa của miền Trung, nhìn lại phía sau, hai ông bà vẫn đang miệt mài làm dấm tương để bán tích cóp từng đồng nuôi con, chạy chữa cho con tật bệnh…
Sức cùng lực kiệt, tuổi mỗi lúc một cao, liệu rồi ông bà còn cáng đáng, gồng gánh để hai đứa con liệt có thêm miếng ăn được bao lâu nữa.
Kɦôпg ɱuốп bị ɱụп ɱọc cɦi cɦíɫ kɦi đeo kɦẩu ɫrɑпg cả пgày ɫɦì đừпg dại ɱà ăп 4 loại ɫɦực ρɦẩɱ sɑu
Troпg kɦi dịcɦ bệпɦ vẫп còп diễп biếп ρɦức ɫạρ, việc đeo kɦẩu ɫrɑпg là vô cùпg cầп ɫɦiếɫ, пɦưпg cũпg cɦíпɦ vì vậy ɱà пɦiều bạп ɫrẻ gặρ ρɦải các vấп đề về dɑ do bí bácɦ, dị ứпg cộпg ɫɦêɱ ɫɦời ɫiếɫ oi bức ɱùɑ ɦè.