Tổng hợp 7 điều đáng chú ý trong Luật lao động của Nhật đối với lao động nước ngoài, TTS đi XKLĐ Nhật nhất định phải biết!
Luật lao động mới cho phép công dân nước ngoài có kỹ năng, trình độ trong các lĩnh vực thiếu lao động ở Nhật được cấp thị thực 5 năm, không được phép mang theo gia đình.
06:00 07/03/2019
TTS làm việc trong những lĩnh vực trên mà có bằng cấp cao và vượt qua được bài kiểm tiếng Nhật cấp độ khó có thể sẽ được cấp thị thực vô thời hạn, tức có khả năng được định cư và đưa gia đình tới sống cùng. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để biết 7 điều đáng chú ý trong Luật lao động của Nhật đối với lao động nước ngoài.
Theo AFP, ngày 8-12, Thượng viện Nhật Bản đã chính thức thông qua luật mới về việc tiếp nhận người lao động (NLĐ) nước ngoài. Luật cho phép nước này tiếp nhận nhiều nhân công nước ngoài hơn nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài tại Nhật Bản. Trước đó Hạ viện Nhật Bản cũng đã thông qua luật mới này vào ngày 27-11 vừa qua.
Sau đây là 7 điều cần lưu ý trong Luật mới dành cho người lao động nước ngoài tại Nhật:
1. Điều kiện làm việc
Trong hợp đồng mà thực tập sinh ký kết với công ty xuất khẩu lao động sẽ ghi rõ ràng về điều kiện làm việc và các công việc lao động sẽ làm. Nếu các thông tin này không minh bạch, bạn có thể yêu cầu xem lại hợp đồng lao động tránh để rơi vào tình trạng “bút sa gà chết” thì lúc đấy chỉ có thiệt thân mà thôi.
2. Nghiêm cấm ép buộc lao động
Luật lao động Nhật Bản cũng quy định, nghiêm cấm doanh nghiệp ép buộc lao động làm những việc không có trong hợp đồng hoặc trung gian ép buộc lao động làm việc.
3. Nghiêm cấm việc yêu cầu đền bù nếu vi phạm hợp đồng
Trong hợp đồng lao động nghiêm cấm việc miêu tả các khoản người lao động hoặc doanh nghiệp phải đền bù nếu phá hợp đồng. Mọi thủ tục pháp lý về việc phá hợp đồng sẽ được pháp luật giải quyết nếu 2 bên không thể thương lượng.
4. Quy định về sa thải lao động
Một khi doanh nghiệp phía Nhật Bản muốn sa thải thực tập sinh phải có một lý do chính đáng cụ thể, thứ 2 là phải thông báo trước 30 ngày rồi mới sa thải, thứ 3 trả lại tất cả tài sản thuộc về người lao động trong vòng 7 ngày từ khi lao động có yêu cầu.
*Chú ý: Nếu trong thời gian người lao động đang trị bệnh do ốm đau hoặc tai nạn, doanh nghiệp không được sa thải lao động.
5. Trả lương
Theo quy định việc trả lương cho nhân viên thì doanh nghiệp sẽ phải trả bằng tiền chứ không chấp nhận hiện vật. Tiền lương sẽ được trả cho người lao động trong vòng 30 ngày và có thể trả một lần hoặc nhiều lần.
Chính phủ Nhật Bản quy định mức lương tối thiểu sẽ khác nhau theo mỗi ngành nghề cũng như từng khu vực một, vậy nên nếu doanh nghiệp trả lương thấp hơn bạn có thể kháng nghị với nghiệp đoàn.
*Chú ý: Các khoản thuế thu nhập cũng như bào hiểm sẽ bị trừ trực tiếp vào tiền lương của người lao động, do đó bạn nên hỏi kỹ số tiền thực lĩnh một tháng sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu để biết rõ hơn.
6. Thời gian làm việc và làm thêm
Đây chính là vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm. Theo luật lao động của Nhật Bản quy định thì thời gian làm việc không quá 8h/ngày và 40h/tuần. Thời gian làm việc thường sẽ từ thứ 2 đến thứ 7, lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày trong tuần và 4 ngày trong 1 tháng.
Thời gian lao động làm việc ngoài giờ sẽ được tính là làm thêm, lương làm thêm sẽ thường nhiều hơn 25% mức lương làm chính thức và nếu làm đêm (22h – 5h sáng) sẽ được hưởng thêm phụ cấp ăn đêm hoặc tính trực tiếp vào lương. Trong ngày nghỉ làm thêm thì mức lương sẽ được tăng thêm 35% so với mức lương bình thường.
7. An toàn lao động
Nhật Bản là quốc gia luôn coi trọng vấn đề an toàn lao động, tháng đầu tiên khi sang Nhật bạn sẽ được buổi phổ biến kiến thức về an toàn lao động và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trên đây là 7 điều cơ bản nhất bạn cần biết về Luật lao động ở Nhật. Mọi người nên nhớ để hiểu rõ hơn những điều khoản này, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bạn trong 3 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Chúc các bạn thành công!
Theo: laodongnhatban.com
Khách Việt có thể bị bắt khi mang thực phẩm không kiểm dịch tới nước ngoài
Nếu mang thực phẩm, rau củ quả tới Nhật Bản không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ chịu phạt tối đa 3 năm tù hoặc phạt tiền lên đến 200 triệu đồng. Tại Úc, nếu không kê khai hoặc kê khai sai có thể bị bắt giam và chịu phạt lên tới 7 tỉ đồng.