Văn hóa bàn ăn của người Nhật

Văn hóa bàn ăn của người Nhật rất tỉ mỉ và nhiều yêu cầu. Để không trở nên “thất lễ” với người đối diện khi dùng cơm với người Nhật, bạn cần chú ý một số điểm để tránh việc có sai sót.

09:00 12/10/2017

1. Tôn trọng chủ nhà hoặc những người cấp trên

Đầu tiên, bạn hãy ngồi theo sự hướng dẫn của người phụ trách, người đi trước hoặc của lãnh đạo. Trường hợp được mời ăn tại gia đình, bạn nên ngồi sau khi chủ nhà hoặc vợ chủ nhà nói “Hãy ngồi vào chỗ này”. Khi được ngồi vào vị trí nào đó, bạn hãy nói “しつれします”(shitsureshimasu)- nghĩa là “tôi xin phép và ngồi vào vị trí như đã được mời” và ngồi vào vị trí được chỉ định, không được phải đối. Nếu bạn không được hướng dẫn ngồi vào một vị trí cụ thể thì hãy đợi và ngồi vào vị trí cuối cùng nhé!

văn hóa bàn ăn nhật bản

Trước bữa ăn,mọi người phải đợi người phụ trách, lãnh đạo,… uống trước. Đặc biệt lưu ý là không được uống một mình. Mọi người sẽ cùng cạn chén sau khi người phụ trách nói tất cả mọi người “cạn chén” hoặc “xin cảm ơn tất cả mọi người “!


2. Trước khi ăn

Người Nhật thường nói itadakimasu (いただきます) trước bữa ăn để cảm ơn những thực vật và động vật đã đánh đổi mạng sống của mình đem đến một bữa ăn ngon. Đây cũng là lời biết ơn tới những người săn bắt, hay người nông dân đã mất công mất sức để góp phần tạo ra được bữa ăn này. Cụm từ itadakimasu trong trường hợp này được dịch ra là “Mời ăn”, “Ăn ngon miệng” hay “Cảm ơn vì bữa ăn.” Thông thường người ta hay nói itadakimasu một cách riêng biệt hoặc im lặng tự nói với mình trước khi vào bữa. Tuy nhiên một itadakimasu thực hiện đúng cáh là phải được nói với hai bàn tay đan vào nhau và một cái gật đầu nhẹ.

Tại Nhật, người ta coi đó là phí phạm nếu không ăn hết đồ ăn còn trên đĩa. Nếu bạn thực sự thật lòng với câu itadakimasu mà bạn vừa nói, bạn phải ăn hết số thức ăn trên đĩa của mình. Bởi có những thứ đã phải từ bỏ sự sống của mình vì bữa ăn của bạn, nếu bạn bỏ phí tức là bạn không coi trọng điều đó. Vì vậy một khi bạn đã gọi thì nên ăn hết thức ăn. Trường hợp nếu không ăn hết bạn có thể gói mang về (đây là điều hết sức bình thường với người Nhật trong khi một số người Việt lại rất ngại ngùng khi làm việc này).


3. Đôi đũa

Giống với người Việt người Nhật sử dụng đũa để ăn tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng đôi đũa nhé. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa dựa theo nguyên tắc đòn bẩy là có thể gắp thức ăn dễ dàng.

cách cần đũa của người nhật

Một số điều cần tránh: 

  • Chuyền thức ăn từ đôi đũa này sang đôi đũa khác bằng đũa.

  • 2 người cùng gắp 1 miếng thức ăn trong dĩa. Trong truyền thống lễ an táng của người Nhật, sau khi hỏa táng, theo phong tục, xương của người chết sẽ được người trong gia đình chuyền từ đôi đũa này sang đôi khác, chính vì vậy mà người Nhật luôn tránh để hai đôi đũa tiếp xúc trực tiếp trong lúc thưởng thức bữa ăn

  • Ngậm đũa vào miệng để dùng tay làm việc khác. Hành vi này được coi là rất xấu trong bữa ăn. Khi muốn rảnh tay để làm gì đó trong lúc ăn, đôi đũa không dùng đến cần phải được gác ngay ngắn trên hashioki (gác đũa), rồi dùng hai tay để cầm chén.

  • Dùng đũa kéo các chén (dĩa) thức ăn ở phía xa về phía mình, hoặc đẩy dĩa thức ăn ra xa. Không chỉ là hành động khó coi, việc làm này còn có thể làm xước, hư hỏng chén dĩa và bàn ăn. Cách làm đúng trong trường hợp này là dùng tay nhấc hẳn dĩa thức ăn lên rồi di chuyển đến nơi khác.

  • Dùng đầu đũa cắm xuyên qua miếng thức ăn, chọc đũa vào thức ăn để ăn, xé thức ăn hay lấy thức ăn vào chén mình cũng giống như thử xem món ăn đã nấu chín chưa, có ý xúc phạm đến người đã nấu món ăn.

  • Gác đũa lên ngang miệng chén. Gác ngang đôi đũa lên trên miệng chén cơm có nghĩa là “tôi không cần nữa”, hoặc “gochisousama”. Giữa bữa ăn mà gác ngang đũa sẽ có nghĩa là “tôi không cần nữa”, hoặc là “dở ẹc”, là một sự xúc phạm đến người đã nấu món ăn. Khi không dùng đến, đôi đũa phải được gác ngay ngắn lên hashioki.

  • Cắm đôi đũa thẳng đứng trên chén cơm. Đây là hình ảnh chỉ có trên bàn cơm cúng vong linh người chết theo nghi thức Phật giáo. Do đó hình ảnh này không được phép xuất hiện trong bữa ăn. Đôi đũa Nhật Bản có nhiều thứ “đi kèm” và người dùng bữa ngoài nắm được cách ăn bằng đũa và cách hành xử sao cho đúng khi dùng bữa còn cần phải biết cách sử dụng những vật dụng này cho đúng đắn.


4. Tăm xỉa răng và Khăn Tay

Ở Nhật , nếu bạn để ý sẽ thấy trong các quán ăn sẽ không có để những hũ tăm xỉa răng như ở Việt Nam. Có quán cũng có để tăm xỉa răng trên bàn nhưng ít, ngoài ra nếu để ý bạn sẽ thấy có nhiều quán để tăm xỉa răng trong nhà vệ sinh. Lý do là vì ở Nhật, phụ nữ thường rất ngại xỉa răng trước mặt người khác. Việt Nam mình, ăn xong xỉa răng là chuyện thường. Tất nhiên khi xỉa răng thì lịch sự che miệng lại để người khác không thấy mất vệ sinh. Nhưng ở Nhật, phụ nữ họ còn kĩ càng hơn nữa, nên đa số sẽ ngại không xỉa răng trong quán đâu! Vậy bạn thắc mắc nếu thức ăn dính vào răng thì phải làm sao , đúng không? Nếu trong trường hợp đó, thì họ sẽ lẳng lặng vào nhà vệ sinh, soi kiếng rồi tự làm sạch răng một mình, mà không sợ người khác nhìn thấy văn hóa bàn ăn nhật bản

Người Nhật rất thích xài khăn tay, hầu như khi ra đường ai cũng có 1 chiếc cho vào túi để lau tay, lau mồ hôi sử dụng sau bữa ăn…


 5. Sau khi ăn xong

ご ちそさまですた Gochisosamadeshita (xin cảm ơn về bữa ăn) cách nói này nghe thì hơi khách sáo nhưng kể cả trong gia đình cũng phải nói, như vậy sẽ giúp mọi người luôn ý thức về việc phải biết ơn người đã mời hay làm bữa ăn cho mình.

Nguồn: Akira.edu.vn

Tags:
Người Nhật nuôi dạy con kiên cường chỉ bằng câu “Cố gắng lên con” như thế nào?

Người Nhật nuôi dạy con kiên cường chỉ bằng câu “Cố gắng lên con” như thế nào?

Tính kiên cường là chìa khóa để giải quyết căng thẳng và tăng hiệu suất hoạt động. Người Nhật Bản hiểu điều này, theo đó, họ luôn dạy con cái tính kiên cường ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất