Văn hóa cúi chào không tiếp xúc của người Nhật “lên ngôi” thời COVID-19

Trong bối cảnh dịch Covid-19, khi việc “giãn cách xã hội”, tránh tiếp xúc là một trong những biện pháp phòng chống dịch tối ưu hiện nay, thì có vẻ như cách cúi đầu chào của người Nhật trở thành cách chào hỏi an toàn, lịch sự mà nhiều quốc gia có thể học hỏi.

12:00 15/06/2020

Văn hóa cúi chào của người Nhật và ý nghĩa

Nếu như các nước chọn cách bắt tay để thể hiện thiện chí hòa bình, thì người Nhật với bản tính e dè và ngại ngùng chọn cách cúi đầu để vừa có thể giữ khoảng cách với đối phương vừa thể hiện thái độ tôn kính khi chào hỏi.

Văn hóa cúi chào của người Nhật được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, cùng với Phật giáo đã du nhập vào Nhật Bản từ khoảng năm 500-800. Lúc bấy giờ hành động cúi chào là cách để thể hiện vị trí thứ bậc của bản thân. Mọi người thường cúi đầu trước những người có vị thế cao hơn để cho họ thấy bản thân mình không phải là mối đe dọa với họ. Điều này có lẽ cũng liên quan chặt chẽ với hành động quỳ gối trước các bậc vua chúa thời phong kiến ở Trung Quốc.

Hành động cúi đầu trước đây là cách thể hiện sự khiêm nhường, và việc rời mắt khỏi đối phương để thể hiện bạn không hề có thái độ thù địch muốn ᵵấȵ ɕȫᶇᶃ họ. Dần dần cúi đầu trở thành một nghi thức chào hỏi trong cuộc sống của người Nhật, và không chỉ có vậy, hành động này còn là cách để người Nhật bày tỏ thái độ cảm ơn, xin lỗi,… Nếu bạn đang có ý định đến Nhật để du lịch hay học tập, làm việc thì cúi chào chính là nghi thức đầu tiên bạn phải học hỏi để có thể hòa nhập vào nền văn hóa của đất nước này.

Các cách cúi chào của người Nhật

Tại Nhật Bản có 3 cách cúi chào phổ biến, và mỗi cách đều mang một sắc thái biểu cảm khác nhau.

Eshaku (会釈) là cách đứng cúi chào phổ biến ở Nhật, khi đó người cúi chào sẽ nghiêng người về phía trước khoảng 15 độ. Thông thường mọi người thường sẽ vừa nghiêng người vừa kết hợp với các từ ngữ chào hỏi. Đây là cách chào hỏi giữa những người trong gia đình, hoặc giữa bạn bè đồng nghiệp. Keirei (敬礼) là cách cúi chào nghiêng khoảng 30 độ. So với Eshaku thì cách chào này trang trọng và lịch sự hơn, thường được sử dụng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.

Keirei thường xuất hiện trong những cuộc gặp mặt đầu tiên hoặc cuộc gặp gỡ với khách hàng để thể hiện sự nhiệt tình và lòng hiếu khách. Trong văn hóa doanh nghiệp của Nhật, khi gặp gỡ các đối tác khách hàng, khi ra về bạn sẽ phải cúi chào và giữ nguyên tư thế cho đến khi đối phương quay đi hoặc đến khi cửa đóng. Đây là một hành động thể hiện sự tôn trọng với đối phương.

Saikeirei (最敬礼) là cách chào nghiêng 45 độ, đầu cúi thấp. Đây là cách chào trang trọng nhất thường được sử dụng khi đối phương là khách hàng quan trọng hoặc những người mà bạn tôn trọng. Thông thường, mọi người thường sẽ cúi đầu trong khoảng 3 hơi thở. Ngoài ra, Saikeirei cũng được sử dụng khi bạn muốn bày tỏ sự cảm ơn hoặc xin lỗi, trong trường hợp này mọi người sẽ cúi đầu từ 3-4 giây để thể hiện sự thành tâm của mình.

Thế giới đã thay đổi thói quen chào hỏi như thế nào trong mùa dịch Covid-19?

Bên cạnh văn hóa cúi chào hay bắt tay, nhiều quốc gia có những cách chào thân mật hơn như hôn má, cọ mũi hay ôm,… Tuy nhiên, những cách chào tiếp xúc thân mật này không phù hợp và tiềm ẩn nhiều ᶇᶃüy čσ lây nhiễm virus corona trong thời buổi dịch bệnh vẫn đang hoành hành như hiện nay. Chính vì thế mà nhiều quốc gia đã tìm ra những cách chào hỏi tránh tiếp xúc vô cùng độc đáo như bắt chân, chạm khuỷu tay,…

Tại một số quốc gia có truyền thống chạm mũi khi chào hỏi như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Qatar, New Zealand người dân đã từ bỏ cách chào này và chỉ vẫy tay khi gặp nhau. Hay tại Pháp, Thụy Sĩ – nơi mọi người thường hôn lên má khi chào hỏi, người dân cũng đang phải thay đổi để tránh sự lây lan của dịch Covid-19. Tại Indonesia, chính quyền cũng đang khuyến nghị người dân nên dùng cách chắp tay chào nhau theo kiểu namaste của người Ấn Độ thay cho cách chào bắt tay và hôn má truyền thống. Còn tại Trung Quốc – nơi khởi phát của dịch bệnh cũng đang lan truyền những clip về cách chào “bắt chân” (hai người đá nhẹ lòng bàn chân vào nhau). Nhiều quan chức cấp cao của các nước cũng tiến hành cách chào hỏi độc đáo này và nhiều người còn đồn đoán rằng đây có thể sẽ trở thành cách chào hỏi mới của thế giới.

Văn hóa cúi chào đã tồn tại ở Nhật Bản hơn 1,600 năm, có thể nói nó đã ăn sâu vào trong thói quen và ý thức của người dân trở thành một đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Mặc cho ý thức giao lưu, hội nhập với thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ thì vẫn có những thứ thuộc về đặc tính dân tộc, thuộc về văn hóa cội nguồn sẽ mãi không bao giờ đổi thay. Trong thời buổi dịch bệnh như ngày nay, trong khi nhiều nước đang dần phải thay đổi thói quen chào hỏi thì người Nhật vẫn trung thành với phong thái lịch sự, khiêm nhường và giữ khoảng cách này. Đó phải chăng là một cách chào hỏi “an toàn” để nhiều quốc gia có thể áp dụng khi chấp nhận sống chung với Covid-19?

Nguồn: Tsunagujapan

Tags:
Chỉ có 2% sinh viên Nhật Bản ra trường không có việc làm

Chỉ có 2% sinh viên Nhật Bản ra trường không có việc làm

Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng năm học 2019- 2020 có việc làm đạt 98%, cao nhất từ trước tới nay.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất