Việt kiều khốn khổ vì mang danh hão đã khiến bao người dỡ khóc khi về nước
Việt Kiều, cái mác ấy đã khiến bao người dỡ khóc dỡ cười khi về nước.
14:41 15/12/2022
Dưới đây là những câu chuyện nho nhỏ mà tôi sưu tầm lại, có thay đổi tên tuổi nhân vật bên trong. Những câu chuyện này không của riêng ai, tôi mong mọi người nghe qua, nhất là bà con cô bác ở VN hãy thấu hiểu cho anh em Việt Kiều chúng tôi, chỉ có cái danh thôi!
Chuyện không công bằng
Khi tôi về Việt Nam, tất cả những chi phí du lịch cho gia đình như ăn uống, quà bánh tôi đều phải lo hết. Vì sao? Vì tôi là Việt kiều mà. Khi người Việt có cơ hội đi ngoại quốc, Việt kiều cũng phải lo hết thôi.
Ở Việt Nam, bạn không chỉ bao cho người nhà, mà còn bao cho cả bạn bè của người nhà nữa. Không biết lý do là gì mà cái luật bất thành văn từ xưa đến nay là Việt kiều phải bao hết cho tất cả mọi người khi về nước.
Theo suy nghĩ của mọi người, Việt kiều là rất giàu.
Xây nhà cho cha mẹ ở quê
Tôi có một người bạn tên Tấn, lấy tiền xây nhà cho mẹ ở quê nhà. Nhà xây xong, mẹ người bạn tôi lại gửi thư sang để xin thêm tiền nữa để gắn máy lạnh. Anh Tấn thắc mắc rằng, nhà mẹ ở gần suối, nơi gió mát trăng thanh, tại sao lại cần phải gắn thêm máy lạnh.
Theo đấy, anh liên lạc về với gia đình, gặp cô em gái nhanh nhảu trả lời: “Anh à, mẹ bị huyết áp cao, lại bị bệnh xương khớp nữa, bác sĩ bảo phải ở nhà có máy lạnh thì mới mau bình phục. Thôi anh gắng đi!”
Do thương mẹ, anh tấn phải đi vay mượn để gửi tiền về cho mẹ mua máy lạnh gấp.
Mẹ và em gái đâu biết rằng, anh Tấn bên đây phải ở nhờ garage vì không có tiền thuê nhà. Và đa số số tiền nợ là gửi về cho gia đình, hết xây nhà rồi lại mua heo, gắn máy lạnh. Trời nóng như đổ lửa, anh Tấn chí dám dùng quạt cũ mua lại chứ có dám sài đồ mới đâu.
Cuối năm, anh Tấn đánh liều về thăm mẹ một phen xem thế nào. Về tới nơi, anh giật mình, thấy cái giường ở ngay phòng khách, còn cái điều hòa thì gắn trên tầng. Hóa ra, vợ chồng cô em gái đã chiếm lấy nó.
Thấy vậy anh hỏi tại sao không để mẹ ở trên lầu. Cô em gái trả lời: “Mẹ bị huyết áp cao nên đi lên đi xuống nhiều hơi nguy hiểm.”
Anh Tấn tức quá, kêu thợ đến gỡ chiếc máy lạnh mang xuống nhà cho mẹ. Sau khi trở về nước được mấy ngày, cô em gái lại gọi sang Mỹ, bảo rằng: “Vợ chồng em lên thành phố lao động rồi anh hai à, vậy nên không có người chăm sóc cho mẹ đâu. Bọn em đã thuê người giúp việc phụ đỡ mẹ, nhưng mình phải trả tiền cho người ta, anh gửi tiền về cho mẹ nhé.”
Vậy là anh Tấn lại phải đi vay nợ, gửi tiền về chăm sóc mẹ.
Được mấy tháng sau, anh nghe tin mẹ chết, anh chạy đôn chạy đáo để lo tiền về làm đám tang. Thậm chí, anh còn không thể về tang mẹ vì không đủ tiền chi trả vé máy bay.
Tội của anh Tấn lớn nhất ở đây là vì anh là Việt kiều.
Vì là Việt kiều, nên anh phải lo hết, từ cơm áo, gạo tiền, đến cả chi phí công chăm sóc mẹ. Và ngay cả căn nhà anh bỏ công chăm chút từ bên nửa kia địa cầu giờ đây cũng thành căn nhà của em gái. Người em gái đã được mẹ sang tên từ lúc nào không hay.
Anh em máu mủ ruột thịt!
Câu chuyện này đã được tôi đổi tên nhân vật, đây là một câu chuyện có thật từ một người bạn cua tôi.
Cô Nga, người Rạch Giá, ra đi định cư bỏ lại anh trai ở quê nhà. Sau 6 năm, cô trở lại thăm cha mẹ, ông bà và người anh trai thắm thiết năm xưa.
Người anh trai qua nhiều lá thư gửi cho em gái trong suốt sáu năm, luôn nhắc rằng ngày trước bản thân luôn là người chăm bẵm, bỏ nhiều công sức nhất với cô em gái. Hàng tháng, cô em đều gửi tiền về cho anh và các cháu quê nhà.
Lần thư nào đến cô cũng thấy anh trai bảo đừng gửi tiền về nữa, vì anh không có điều kiện ở gần chăm lo cho cô. Thế nhưng chưa một lần nào cô thấy tiền gửi đi mà quay trở lại. Cô biết tính anh mình mà.
Rồi sau một thời gian dài, cô khăn gói về nước theo lời mời của anh trai. “Hôm nay Nhà nước mở cửa đón Việt kiều, em về nhé, lâu lắm anh em mình chưa được gặp nhau.”
Ngày trở về thăm quê hương, cô em gái được đón tiếp linh đình, như một vị nữ hoàng vậy. Người anh trai cũng có nhiều cử chỉ ôm hôn thân mật khiến cô sững sờ, không biết từ bao giờ anh mình lại biết được và thành thục những cử chỉ đó đến như thế.
Hai tuần lễ ông anh dẫn em gái mình đi khắp nơi, giới thiệu với tất cả mọi người. “Đây, bà chủ tiệm nail bên Mỹ.”
Cô em gái nghe xong thấy ngượng quá vì sự thật không phải như thế. Khi cô định đính chính lại, ông anh hiểu ý nhưng lại nói đè sang chuyện khác. Nhưng mọi người đâu ai biết được rằng, cô em gái ở Mỹ cũng phải cày cuốc vất vả nường nào để lo cho cuộc sống của cả mình và của cả người anh trai thân thiết của cô.
Rồi sau đó, ông anh trai dẫn cô em gái đi xem đất và gợi ý mua đất. Nghe anh, cô cùng anh mua liền 4 lô một lúc, tạm thời đứng tên anh và sau đó mới về Mỹ bàn chuyện tiền nong với chồng.
Khi giá đất tăng, cô cùng chồng bàn tiếp chuyện bán đất lấy lời. Tuy nhiên, mua thì dễ nhưng bán thì lại khó, bởi vì lô đất đứng tên người anh chứ không phải là cô.
Thấm thoát đã 8 năm trôi qua, khi tôi gặp lại cô Nga hỏi chuyện đất đai, cô chỉ buồn rầu trả lời: “Ôi, số đất ấy tôi bị anh mình lừa hết rồi.”
Chuyện cô Nga là một trong muôn vàn câu chuyện đau lòng.
Có vẻ như hầu hết mọi người trong nước đều có suy nghĩ vơ vét tiền của Việt kiều vào túi mình. Họ thủ đoạn, mưu mô, lừa gạt chính người thân của mình để trục lợi, cứ có cơ hội là giở chiêu trò.
Tôi kể cho các bạn nghe những câu chuyện từ những người bạn có “mác” Việt kiều. Câu chuyện để cho chúng ta tự cảnh tỉnh nhau, tôi không hề có ý để mỉa mai hay để vạch áo cho người xem lưng, chỉ mong các bạn hiểu và thông cảm với những “Việt kiều” chúng tôi.
Việt kiều là gì? Việt kiều cũng là người bình thường thôi. Và chưa chắc Việt kiều đã sống khá như người Việt trong nước đâu!
Gặp nhau mới 5 ngày, chàng Mỹ vội vàng “chốt đơn“ cô gái Đà Nẵng, rước luôn sang New York
Mộng Tiên như trúng tiếng sét ái tình với chàng kỹ sư Mỹ cao lớn. Còn Baliva, chỉ sau vài buổi đi chơi, đã quyết định đón cô gái Đà Nẵng sang New York sinh sống.