Việt kiều Mỹ về nước: Ám ảnh mặc định 'chắc tiền bạc, quà cáp rủng rỉnh mang về'
Cho dù không cần biết người ra đi thuộc diện gì nhưng cứ sang Mỹ thì "ắt giàu có tiền bạc, quà cáp mang về sẽ rủng rỉnh" là suy nghĩ của không ít người ở quê nhà. Điều đó cũng đã khiến tôi có phần nặng lòng khi ngày trở về đã gần kề...
10:29 29/12/2022
Những chuyến bay quốc tế cuối năm đã mang các gia đình đoàn viên cùng nhau |
Gần đến ngày trở lại quê hương, tôi bồi hồi nhẩm đếm ngược mà nhiều khi cũng giả vờ lơ đi bởi càng đếm càng thấy dài thêm. Xa nhà đã gần 8 năm, tưởng tượng đến ngày đáp xuống sân bay gặp lại cha mẹ, người thân, bạn bè là tôi mừng đến muốn khóc.
Do vậy kinh nghiệm đặt vé máy bay quốc tế là bạn phải “làm mới” (refresh) liên tục, xoá lịch sử tìm kiếm để hãng bay “ngó lơ”.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã đặt được vé phổ thông cách ngày về những... 8 tháng. Bởi đối với những người phải sinh sống ở xa sân bay, ít có người thân hỗ trợ thì kế hoạch tác chiến cho ngày về càng thêm chi tiết bởi “sai một ly đi ...vài chục ngàn USD” là chuyện thường. Việc vé giờ chót chênh lệch đến vài ngàn USD nhân với cả gia đình thì cũng là con số khiến mọi người “tối tăm mặt mũi” nên đặt vé càng sớm thì thời gian chuẩn bị càng được chu đáo hơn.
Thứ đến là theo lệ “Món quà mở ra câu chuyện”.
Chuyện quà cáp không chỉ liên quan đến kinh tế gia đình mà còn phải tính toán làm sao để dễ dàng vận chuyển và ai cũng có quà. Người nhà, họ hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũ... ai cũng quan trọng cả, có quà cho người này thì không thể thiếu được người kia. Chưa kể người này dặn mua hộ cái điện thoại Iphone đời mới, bạn khác nhờ mua hộ vài hộp thuốc thực phẩm chức năng mà Facebook của tôi càng nhiều “Friends” thì càng không thể từ chối.
Áo quần thì cũng phải mua hàng trái mùa để có giá giảm 75 - 80% nhưng tuyệt đối không lấy hàng “Sản xuất tại Việt Nam” dù hầu hết đều làm gia công từ quê nhà bởi sợ bị chê là “chở củi về rừng”. Mà có lỡ mua đúng hàng này thì phải nhanh tay...cắt mác đi để giữ đúng chuẩn là hàng hiệu của Mỹ mang về.
Thuốc uống thì đủ độ tuổi, giới tính hay trị đủ loại bệnh được tôi đều đặn săn hàng tuần tại tiệm thuốc Walgreen chờ người ta bán 1 tặng 1 hoặc loại tích được nhiều điểm thưởng. Chỉ có thuốc cho con cái là không quan tâm lắm vì chẳng biết chúng ốm khi nào để mua trước!
Rồi bao nhiêu thứ khác nữa cho chuyến “di dân” trở về khiến tôi phải mua trước thùng giấy, ướm thử đồ rồi mang lên cân sợ quá ký sẽ bị phạt. Cứ bỏ vào lấy ra suốt ngày rộn rịp không kém gì chuẩn bị cho đêm Giao thừa.
Mỗi lần nhìn những chiếc máy bay đỗ cạnh ống lồng, tôi lại tưởng tượng đến chuyến bay của ngày trở về hay cứ có dịp ghé sân bay quốc tế ở thành phố Dallas (bang Texas), tôi lại thăm dãy ghế mà gia đình khi lần đầu sang Mỹ đã từng ngồi nghỉ ở đây chờ nối chuyến cách đây 8 năm.
Đã có nhiều bạn bè đặt câu hỏi cho tôi rằng “Bỏ việc tốt ở Việt Nam làm gì để qua Mỹ làm ...con cu li (dù tôi chẳng biết con này là con gỉ gì). Và rồi giờ lại phải giải trình “Qua ...bển rồi, về Việt Nam làm gì?”.
Cứ như vậy nên có thời gian tôi phải khoá Facebook trốn biệt để tránh phải giải thích lại chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Một thế hệ Việt kiều trẻ thời “hậu chiến” đang ngày càng quan tâm Việt Nam như là một mảnh đất có nhiều cơ hội. Tận dụng vốn kiến thức và chuyên môn được đào tạo từ nước Mỹ, những thanh niên Việt kiều mong muốn về nước sinh sống và lập nghiệp, muốn thử sức tại một nền kinh tế nhiều cơ hội tăng trưởng, bên cạnh việc khám phá văn hóa, cội nguồn của cha ông.Tôi cũng không nằm ngoài dòng chảy xuôi ngược đó, giống như chú chim ở ngoài thì muốn bay vào lồng và ngược lại. Nhưng để có một câu giải thích chung cho mọi người hiểu không phải là chuyện dễ dàng.
Quang Lê: Từng kết hôn năm 22 tuổi nhưng chia tay sau 6 tháng vì vợ có người khác khi anh sang Mỹ lập nghiệp
Quang Lê lần đầu tiết lộ về lý do chia tay vợ của mình, đồng thời nam ca sĩ thừa nhận mình đã kết hôn năm 22 tuổi. Đây là lần đầu tiên, nam ca sĩ hải ngoại thổ lộ chuyện đời tư một cách chi tiết.