Việt Kiều về nước bọc hành lý bằng 2 tấm thép để tránh mất đồ tại sân bay
Đây là cách bảo vệ hành lý của một Việt Kiều khi về tới Việt Nam. Anh đã bọc 2 lớp lưới thép cùng với 1 thùng nhựa cứng nhầm tránh sự tò mò cũng như mất đồ tại sân bay
20:00 24/01/2019
Vấn nạn mất cắp của hàng không Việt.
Các hãng hàng không và sân bay luôn khẳng định sự an toàn, chu đáo của mình nhưng những vụ mất cắp, thất lạc hành lý của khách vẫn hay xảy ra. Vấn nạn này tồn tại nhiều năm nay đã trở thành nỗi xấu hổ của hàng không Việt.
Mất cả triệu USD
Ngày 12/11/2007, tại sân bay Nội Bài, Ngân hàng Techcombank gửi hai kiện hàng ngoại tệ theo đường hàng không từ Việt Nam sang Singapore theo chuyến bay mang số hiệu SQ-175. Một kiện nặng 20,6kg đựng 996.000 USD; một kiện nặng 13,9kg đựng 4.000 USD, 265.500 EUR cùng 14.998.000 JPY. Tất cả đều được đóng gói niêm phong.
Theo chức năng, Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài tiếp nhận lô hàng gửi nói trên.Thời điểm này đúng vào ca trực của Lương Quang Thắng được giao nhiệm vụ làm nhân viên chấp nhận hàng của Đội Phục vụ hàng xuất thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài.
Sau khi kiểm tra đầy đủ thủ tục và sau khi tiếp nhận hai kiện hàng, quan sát thấy không ai để ý, Thắng đã lấy một kiện hàng đóng gói số tiền 996.000 USD bê vào gian bên trong, nơi mà theo quy định là để xếp “hàng thất lạc” cất giấu chờ cơ hội thuận lợi sẽ chuyển số tiền trên ra ngoài.
Khi làm thủ tục để xuất hàng cho chuyến bay SQ-175 đi Singapore, mở khóa két, các nhân viên làm nhiệm vụ ở đây mới hốt hoảng khi thấy bên trong chỉ còn 1 kiện hàng của Techcombank, còn kiện hàng kia thì đã không cánh mà bay.
Ảnh: Internet
Quá trình điều tra, tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định được két sắt không có dấu vết cạy phá. Theo nhận định của Cơ quan điều tra, việc mất kiện hàng 996.000 USD hoàn toàn liên quan đến nội bộ công ty, đặc biệt là những người có trách nhiệm đóng mở két để nhập xuất hàng. Trong đó có Lương Quang Thắng.
Trong khi các công việc điều tra đang được tiếp tục thì đến 17h30′ cùng ngày, kiện hàng 996.000 USD đã được tìm thấy tại gian phòng bên trong nơi để “hàng thất lạc”.
Lương Quang Thắng, ban đầu khai nhận và viết bản tự khai nhận tội đã giấu kiện hàng như đã nêu trên. Nhưng sau đó lại thay đổi lời khai cho rằng có ai đó đã giấu đi kiện hàng để làm hại mình. Cơ quan điều tra kết luận Lươn
Quang Thắng phạm tội trộm cắp nhưng sau đó các cơ quan tố tụng khác đã thay đổi tội danh truy tố Lương Quang Thắng về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Mất cả ngàn USD ngay trên máy bay
Trên chuyến bay VN593 của hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) từ Hongkong về sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), lợi dụng lúc nhiều hành khách chìm trong giấc ngủ, 2 hành khách người Trung Quốc đã “dạo” khắp khoang phổ thông, lục lọi đồ dùng cá nhân của khách trong khoang hành khách và các ngăn đựng hành lý xách tay gắn ở trần máy bay. Thậm chí, 2 hành khách này còn mở hẳn túi xách của một hành khách khác để xem bên trong có gì.
Thấy bất thường, nhân viên chuyến bay đã theo dõi và khi máy bay hạ cánh xuống nội bài, tiếp viên trưởng thông báo sự việc đến hành khách và đề nghị khách kiểm tra lại hành lý. Một vị khách người Nhật báo bị mất số tiền lên tới 1000 USD.
Ảnh: Internet
Ngay lập tức, cơ quan chức năng đã kiểm tra 2 hành khách tình nghi nhưng không tìm thấy số tiền của vị khách người Nhật Bản. Dù không tìm được chứng cớ phạm tội nhưng 2 hành khách người Trung Quốc bị tình nghi đã bị xử phạt hành chính theo Quy chế xuất nhập cảnh Việt Nam và buộc phải quay lại Hongkong do thủ tục giấy tờ không hợp lệ.
Nhân viên sân bay trộm đồ của khách
Ngoài những sự việc mang tính chất nghiêm trọng như trên thì việc hàng kí gửi của khách bị nhân viên sân bay dùng dao rạch để moi đồ không phải là chuyện hiếm, có những vụ việc bị phát giác nhưng phần lớn nhiều khách hàng vì không muốn làm to chuyện và cũng biết rằng có làm to chuyện cũng khó lòng tìm lại những hàng hóa đã “không cánh mà bay của mình”.
Một nhân viên bốc xếp ở Nội Bài bị bắt quả tang khi đang trộm đồ trong hành lý của khách trên chuyến bay của hãng hàng không Air Asia hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) sau hành trình Bankok – Hà Nội. Tang vật là một chiếc máy ảnh hiệu OLYMPUS cùng 2 thẻ nhớ.
7/2008, một công ty tư nhân đóng gói, vận chuyển 2 kiện hàng đựng thẻ nạp tiền Vinaphone mệnh giá 50 ngàn đồng, trọng lượng 62,5kg cho Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hoá Nội Bài (NCTS) để chuyển đi qua đường hàng không. Các đối tượng Nguyễn Đức Linh và Phạm Trung Hải, đều là nhân viên bốc xếp hàng Công ty NCTS, đã phát hiện hàng hoá bên trong của 2 kiện hàng mình đang vận chuyển nên thực hiện hành vi trộm cắp.
Sau khi sự việc bị phát giác, Linh và Hải còn khai nhận thêm một vụ trộm cắp tương tự xảy ra vào tháng 5/2008, lần này là 20 thẻ Vinaphone loại 100 nghìn đồng.
Ngày 23/7/2008, 3 nhân viên cũng của Công ty NCTS là Ngô Thành Công, Phạm Bá Tước và Phạm Văn Hanh bị phát hiện đã gây ra vụ trộm 10 điện thoại di động. Táo tợn hơn, các đối tượng còn dùng búa, cây sắt cậy kiện hàng.
Hàng hiệu trong hành lý kí gửi bị rút ruột
Mới đây, anh Huỳnh Minh Hùng người đáp chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam của hãng hàng không Hàn Quốc Asiana đã bị thất lạc 2 vali hành lý kí gửi với tổng trị giá hơn 8.000 USD tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Ảnh: Internet
23h45 ngày 14/3/2012, khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, anh Hùng đợi không thấy hành lý của mình chạy ra trên băng truyền đã lập tức đến khu vực báo mất hành lý tại sân bay để khai báo. Một ngày sau phía sân bay báo là đã tìm được hành lý của anh.
Tuy nhiên, khi nhận được đồ, anh Hùng phát hiện có dấu hiệu bất thường. Khóa của 2 vali bị bẻ gãy. Sau khi kiểm tra, anh thấy mất giày hiệu Louis Vuitton, Gucci, Channel, nước hoa, 2 chiếc kính hàng hiệu, 7 chiếc áo thun Hugo Boss. Tổng giá trị các mặt hàng này hơn 8.000 USD.
Tương tự như trường hợp của anh Hùng, Chị Trần Thị Lý, Việt kiều Đức thường xuyên đi lại Berlin – Hà Nội kể, có lần chị mua nước hoa từ Đức làm quà cho người quen, khi về VN mở vali ra kiểm tra mới phát hiện ra có 2 – 3 lọ “không cánh mà bay”.
Ngày 19/5/2009, một hành khách bay chuyến Đà Nẵng – TP.HCM của hãng Indochina Airlines, ký gửi 2 kiện hành lý. Khi nhận lại tại sân bay Tân Sơn Nhất thì phát hiện cả 2 vali đều bị mở, mất 1 máy ảnh hiệu Sony, 2 dây chuyền bằng đá.
Nguồn: Theo Vietnamnet
Bài học nhớ đời của phiên dịch Việt làm với người Nhật
Lỗi lầm của người dưới là trách nhiệm của người trên, bởi thế không lạ gì khi ở Nhật hay có họp báo xin lỗi công chúng. Giám đốc phải cúi đầu xin lỗi vì nhân viên vi phạm, người nổi tiếng xin lỗi vì quản lý làm ẩu…