"Xóɱ cɦạy ɫɦậп" bêп đườпg ɫàu co ro bởi "giặc" Covid-19: "Dịcɦ bệпɦ đã bẻ ɱấɫ cầп câu cơɱ.."
"Giặc" Covid-19 bùng lên, những bệnh nhân "xóm chạy thận" hiểu hơn ai hết tính mạng của họ như "trứng để đầu đẳng". Họ đóng cửa im lìm cầm cự cuộc sống bằng sự giúp đỡ từ thiện.
22:27 22/08/2021
Bệnh nhân chạy thận: Muốn sống thì bám bệnh viện
Những ngày giãn cách xã hội, "xóm chạy thận" đường tàu nằm đối diện Bệnh viện Nông Nghiệp (xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội) luôn trong cảnh im lìm, vắng lặng. Người thì đến ngày vào viện chạy thận, người nằm co ro trong phòng đóng cửa. Tất cả họ đều hiểu, những người mắc bệnh nền như họ mà rơi vào tay "giặc" Covid-19, thì mạng sống của họ không khác gì "trứng để đầu đẳng".
Nghe thấy "giặc" Covid-19 bùng lên, "xóm chạy thận" đường tàu nằm đối diện với Bệnh viện Nông Nghiệp lại đóng cửa im lìm. Tất cả họ đều hiểu, những người bệnh như họ mà không cẩn thận thì phải trả giá bằng tính mạng.
"Xóm chạy thận" đường tàu hiện nay có 18 bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau đang sinh sống để chạy thận ở Bệnh viện Nông Nghiệp. Từ khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, "xóm chạy thận" nhỏ bé này dường như được phong tỏa chặt chẽ để bảo vệ tính mạng của họ.
Ông Nguyễn Thanh Hải, (63 tuổi quê ở Xuân Trường, Nam Định) có thâm niên 18 năm ròng rã chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Nông Nghiệp. Ông Hải cho biết, ngay từ những ngày đầu tiên, ông đã thuê phòng trọ để sống và chạy thận từ đó đến nay.
"Sống lâu lên lão làng", ông Hải được chính quyền địa phương ủy nhiệm như một người "trưởng xóm" để quán xuyến công việc, là cầu nối giữa chính quyền địa phương với những thành viên trong "xóm chạy thận".
Ông Hải chia sẻ, "18 năm ròng rã sống trong xóm chạy thận, trải qua biết bao ốm đau bệnh tật, thiếu thốn đủ thứ nhưng chưa lần nào tôi cảm nhận được sự khó khăn, cùng quẫn như lần này. Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng có lẽ những người thường xuyên ốm đau bệnh tật, trong người có bệnh nền, sống nhờ vào bệnh viện như chúng tôi sẽ chết nhanh nhất nếu không may bị nhiễm bệnh".
Cánh tay nổi đầy u cục, biến dạng là những đặc điểm dễ nhận thấy ở những người thâm niên chạy thận nhân tạo.
Ông Hải cho biết thêm, 18 người đang sinh sống trong xóm lâu lắm rồi không có khái niệm về quê. Ngay bản thân ông Hải rời nhà lên Hà Nội chạy thận từ mùng 1 Tết vừa rồi đến nay chưa được về nhà. Bởi dịch bệnh liên miên. Đến cả ngày giỗ bố mẹ, ông cũng không thể về để thắp nén nhang.
"Khó khăn nhất với những người dân trong xóm khi dịch Covid-19 ập đến là việc đi lại để chạy thận. Một tuần 3 lần, ai cũng phải đi, trước thì chỉ cần đi bộ vài phút là đến nơi, giờ phải đi bộ cả km, xe ôm không có, toàn phải nhờ những người trong xóm khỏe mạnh hơn chở đi. Bệnh này muốn sống phải bám vào bệnh viện, còn không thì xác định về với tổ tiên sớm", ông Hải chia sẻ.
"Giặc" Covid-19 "bẻ gãy cần câu cơm" của bệnh nhân nghèo
Có thể nói, hiện nay "giặc" Covid-19 đang là thứ dã man nhất! Nó không từ một ai, nhà giàu hay người nghèo, người bệnh nền hay khỏe mạnh, chỉ cần chút chủ quan rất có thể sẽ phải trả giá bằng tính mạng. Đặc biệt, những người nhiều bệnh nền, bệnh hiểm như những bệnh nhân trong "xóm chạy thận" khó có thể chống chọi nổi với Covid-19.
Vì thế, những bệnh nhân trong "xóm chạy thận", cứ nghe thấy "giặc" Covid-19 bùng lên là người nào người nấy chỉ còn biết đóng cửa nằm im trong phòng trọ rộng chưa đầy 10m2, lụp xụp, ẩm thấp.
Ngày dịch bệnh chưa bùng phát, những bệnh nhân chạy thận còn trẻ, sức khỏe tốt vẫn gắng gượng bươn trải để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Người thì chạy xe ôm, người kiếm thùng xốp bán trà đá ven đường, người thì đánh giày…những việc này đều phải gác lại.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội, cuộc sống của những người trong "xóm chạy thận" thường gói gọn trong phòng trọ rộng chưa đầy 10 m2.
Ông Phạm Văn Hồng quê ở (Hưng yên), 59 tuổi đời thì gần 20 năm nay phải chạy thận. Ngồi thu lu dưới bóng mát của ngôi nhà 5 tầng kế bên, 2 cánh tay thả lỏng nổi đầy u cục.
Ông Hồng cho biết: những người như chúng tôi chỉ lo đi chạy thận đã mệt mỏi, khốn khổ lắm rồi, bây giờ dịch bệnh hoành hành, thiếu thốn đủ thứ. Ngoài những lúc nằm trong viện chạy thận thì mọi người luôn phải nghĩ xem làm thế nào để kiếm được tiền, trả tiền thuê trọ, tiền ăn, thuốc men, tiền đi vào viện chữa trị".
Ông Hồng cho biết thêm, bình thường những người đang chạy thận như ông mỗi tháng tằn tiện lắm cũng phải tiêu hết từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Mọi người đều ý thức được mình đang có bệnh nền trong người nên không dám tự ý ra khỏi nhà, việc đi chợ mua thực phẩm cũng rất hạn chế.
Khu đất trống dùng để trồng rau mầm, việc trồng rau mầm chỉ được tiến hành vào mùa đông, bắt đầu từ tháng 10 trở đi.
Anh Lê Văn Khương quê (Hà Nam) có thâm niên gần chục năm đi ở trọ để chạy thận. Trước khi dịch bệnh bùng phát anh Khương còn túc tắc kiếm thêm bằng việc đánh giày vào những ngày không chạy thận, chăm chỉ cũng kiếm được vài chục nghìn đồng mỗi ngày, đủ tiền ăn.
Anh Khương chia sẻ thêm, những người phụ nữ, người nhiều tuổi sống trong "xóm chạy thận" thường có thêm việc làm vào mùa đông, đó là trồng rau mầm. Công việc này chỉ được tiến hành từ khoảng tháng 10 trở đi. Với việc trồng rau mầm sẽ mang lại thu nhập cho các thành viên trong xóm từ 300 đến 400 nghìn đồng một tháng.
Tận dụng những khoảng đất trống quanh xóm trọ, bệnh nhân tranh thủ những lúc khỏe mạnh trồng rau phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, tiết kiệm, an toàn.
Cán bộ xã Ngọc Hội vận chuyển quà trao đến những người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Ngọc Hồi cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát, Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố, xã Ngọc Hồi có nhiều lao động nghèo, người dân ở trọ để chữa bệnh bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Chính quyền địa phương đã thống kê số lượng người gặp khó khăn để giúp đỡ, tặng quà, chủ yếu là lương thực như gạo, nước mắm, muối…
"Đối với người dân sống trong xóm chạy thận, đây là những người có hoàn cảnh rất khó khăn, bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay chúng tôi đã 3 lần tặng quà cho người dân. Lương thực thực phẩm không lo thiếu, cái họ thiếu là kinh phí để trang trải cho sinh hoạt như thuốc thang, tiền nhà trọ hàng tháng", ông Hải nói.
Nỗi đɑu củɑ giɑ đìпɦ bác sĩ và coп gái ɫử voпg vì COVID-19: "Nỗi đɑu kɦôпg ɫɦể пguôi пgoɑi.."
Nhập viện trong tình trạng mắc COVID-19 nặng, nam bác sĩ từng là Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp một bệnh viện trên địa bàn TPHCM, rơi vào nguy kịch, tử vong. Cách đó vài ngày, con anh cũng không qua khỏi vì COVID-19...