Xóɱ ɫrọ đặc biệɫ "rủ пɦɑu" ở lại Sài Gòп ăп Tếɫ: Nɦớ quê пɦưпg vì пgɦèo, vì bệпɦ, vì cɦẳпg пỡ xɑ пɦɑu, ấɱ áρ ɫìпɦ пgười
Dẫu biết không đâu bằng nhà của mình nhưng một chút quan tâm, một chút yêu thương chính là ngọn lửa sưởi ấm trái tim của những người con xa quê.
20:11 05/02/2022
Cuộc điện thoại khó nhất
Những năm trước, khi vừa nhận được tin công ty cho nghỉ tết, cả nhà chị Huỳnh Thị Sự đã nhanh chóng thu dọn hành lý, hồ hởi lên đường về quê ăn tết. Nhà nội ở Tiền Giang, nhà ngoại ở Sóc Trăng, anh chị luân phiên mỗi năm đón tết ở một nơi. Thói quen ấy đã được gia đình anh chị gìn giữ suốt hàng chục năm qua vậy mà năm nay đành phải ngậm ngùi ăn tết xa quê.
Với chị Sự, giây phút gọi điện thông báo về nhà : “Cha ơi, năm nay con không về quê được” là câu nói khiến chị xé lòng. Thật khó để nói rõ thành câu!
Dịch bệnh phức tạp, kinh tế khó khăn, 2 vợ chồng chị Sự làm công nhân tại công ty Nhựa Chợ Lớn chắt chiu dành dụm được ít tiền nhưng cũng không đủ về quê. Chị Sự bày tỏ: “TP HCM bây giờ kiểm soát dịch ổn rồi nhưng ở quê thì còn căng lắm, nếu có tiền cũng không dám về. Có buồn một chút, có tủi một chút nhưng đổi lấy sự an toàn toàn của gia đình thì mình cũng bằng lòng”.
Trong căn phòng trọ trống trải chiều 27 Tết, chồng chị Sự là anh Nguyễn Văn Hậu nhìn xa xăm: “Bên ngoại còn có điện thoại gọi video nhìn đỡ nhớ, bên nội không biết dùng smartphone nên không thể nhìn mặt nhau. Nhớ nhà, nhớ ba mẹ, chỉ biết nghe qua giọng nói mà thôi!”.
Cùng sống chung xóm trọ với chị Sự, Chị Nguyễn Thị Ly (quê Bạc Liêu) cũng ngậm ngùi đón tết xa quê. Dịch bệnh khiến chị mất việc, vừa xin được việc mới thì cũng cận Tết. Chị Ly rưng rung nước mắt: “ Ở quê bây giờ còn mỗi cha thôi, cả năm không về được rồi vậy mà giờ đến Tết cũng không thể về. Nếu như không có dịch thì bây giờ đã được sum vầy bên cha”
Tết Sài Gòn không cô đơn
Trong căn phòng trọ nhỏ, chị Nguyễn Thị Ly kể về những ngày dịch bùng phát tại xóm trọ. Với chị đó là những ngày kinh khủng nhất, nhưng cũng là ấm áp nhất vì nhờ như vậy, chị hiểu được tình làng nghĩa xóm của bà con nơi đây.
Gần 1 tháng đi cách ly tập trung để điều trị Covid, vợ chồng chị Ly về lại khu trọ nhận được sự quan tâm chăm sóc của bà con xóm làng. “Nhớ những ngày dịch, cả khu trọ ở đây đùm bọc lẫn nhau. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, có mấy gói mì cũng chia sẻ cho nhau. Thương lắm khu trọ này!”, chị Ly bồi hồi.
Tuy không về quê được nhưng chị Ly không cảm thấy cô đơn vì khu xóm nhỏ vẫn còn rất đông người đón Tết xa quê. “Cả khu trọ có 39 phòng thì có 35 phòng ở lại, có người vì kinh tế khó khăn, có người vì bệnh, cũng có người vì “ham vui”. Thấy cả xóm ở lại nên cũng không nỡ về, muốn trải nghiệm cảm giác đón tết nơi xa cùng những người hàng xóm đặc biệt”, chị Ly cho biết.
Tối 27 Tết, giữa khu trọ có một sân khấu nhỏ, một bữa tiệc thân mật được diễn ra. 35 hộ gia đình cùng ăn cơm với nhau, cùng nói cười và kể nhau nghe về những khó khăn đã qua. Gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất trong năm mới.
Buổi tiệc ấm cúng có quà, dưa hấu đỏ, thịt kho,…những thứ gần gũi và ngập tràn sắc xuân. Trọng buổi tiệc, chị Sự là người đầu tiên xung phong lên hát văn nghệ. “ Ở một mình thì buồn, ở “nhiều mình” thì vui, mong chúc cho tất cả mọi người một năm mới thật nhiều sức khỏe và bình an”, chị Sự chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Xuân Hà (chủ nhà trọ) cho biết: “Ai cũng có quê để về, ai cũng có Tết để đón, nếu mọi người không thể về quê thì phải giúp họ đón tết ở đây. Trách nhiệm của mình là giúp họ có một cái Tết ấm cúng có bánh mứt, có quà tết, có lì xì, có không khí mùa Xuân cùng nhau”.
Dẫu biết không đâu bằng nhà của mình nhưng một chút quan tâm, một chút yêu thương chính là ngọn lửa sưởi ấm trái tim của những người con xa quê. Thay vì buồn mọi người cùng nhau tạo nên một cái Tết thật đặc biệt.
Vì nghèo, vì bệnh, vì không nỡ bỏ nhau sau mùa dịch lịch sử, xóm trọ đặc biệt ở Sài Gòn
Tếɫ xɑ quê củɑ 35 ρɦậп đời ɫrôi dạɫ ɱưu siпɦ giữɑ dòпg sôпg Lɑɱ: 'Cɦỉ cầu ɱoпg sức kɦoẻ để bươп cɦải'
Tết không được về quê. Trẻ không quần áo mới. 35 phận đời vẫn sống tạm bợ trên những cái chòi cũ nát bên ven sông cầu Cửa Tiền. Họ - có người đã hàng chục năm không được về quê đón Tết.