Xóɫ xɑ cảпɦ vợ cɦồпg cựu biпɦ ở vùпg biêп giới, ɫroпg пɦà cɦỉ có ɦũ dưɑ:"пɦiều ɦôɱ ρɦải пɦườпg пɦɑu báɫ cơɱ пguội"
Căn nhà của vợ chồng ông Vĩnh nằm ở bon Bu Lum của xã biên giới Quảng Trực (huyện Tuy Đức, giáp Campuchia). Đối với nhiều người, nó chỉ như túp lều tạm, không biết có thể chống đỡ nổi qua mùa mưa này.
18:18 25/07/2021
Những ngày đầu tháng 7, theo chỉ dẫn của người dân xã Quảng Trực, chúng tôi tìm đến nhà của vợ chồng ông Nguyễn Văn Vĩnh (SN 1950) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy (SN 1971) tại bon Bu Lum (bon trong tiếng M'Nông có nghĩa là làng).
Căn nhà của vợ chồng ông Vĩnh tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức.
Giữa ngày nắng như thiêu như đốt đổ xuống mái nhà, từ xa chúng tôi đã nghe thấy tiếng mái tôn nhà vợ chồng ông Vĩnh nổ tí tách. Bên trong căn nhà, khẽ vọng ra tiếng rên đau nhức của ông Vĩnh.
Ông Vĩnh - người đàn ông 71 tuổi, là cựu chiến binh, từng có 4 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nay lại phải nằm một chỗ, đau đớn quằn quại vì những căn bệnh tuổi già.
Đã 6 tháng nay, ông Vĩnh nằm một chỗ do căn bệnh suy gan và viêm khớp.
Bà Thúy thấy khách vào, bất ngờ tỏ rõ sự bối rối vì nhà chỉ có một chiếc giường sắt để ngồi. Hai năm trước, người ta tặng bà Thúy chiếc giường này, để lỡ may ông Vĩnh mất, cũng có chỗ để nằm.
Phải gợi mở mãi, bà Thúy mới trải lòng tâm sự về cuộc sống gia đình. Những lời nói như chất chứa bao nỗi niềm, sự xót xa của người phụ nữ vùng biên viễn.
Bà Thúy gặp ông Vĩnh khi ông đã hơn 50 tuổi. Sau khi sinh được người con trai vào năm 2004, thì sức khỏe của ông Vĩnh cũng yếu dần. Những vết thương từ chiến tranh để lại khiến ông Vĩnh vô tình trở thành gánh nặng của gia đình.
Đã 6 tháng nay, ông Vĩnh bị căn bệnh suy gan và viêm khớp hành hạ, nằm li bì trên giường, mọi sinh hoạt cá nhân phải nhờ đến tay bà Thúy.
Mọi sinh hoạt cá nhân của ông Vĩnh phải nhờ đến tay bà Thúy.
Người phụ nữ 50 tuổi nghẹn ngào, mấy hôm trước vì không có đồ ăn, bà Thúy "đánh liều" đi làm xa, trời nhá nhem tối mới trở về.
Khi trở về nhà, bất giác cảm nhận sự vắng lặng đến lạnh người của căn nhà, bà Thúy tưởng ông Vĩnh đã mất khi tiếng bà gọi chồng không được đáp lại.
Nhắc đến con trai, ông Vĩnh lại bật khóc nức nở.
Cũng chính vì chồng nằm một chỗ, không biết "sống nay chết mai" nên hàng ngày bà Thúy chỉ quanh quẩn ở nhà chứ không dám đi làm xa. Tất cả chi phí ăn uống, thuốc thang đều trông vào tiền công của Nguyễn Thế Sơn - con trai ông Vĩnh. Sơn từng phải nghỉ học khi vừa xong lớp 9 để đi làm thuê ở TPHCM 4 năm trước.
Nhắc đến con, ông Vĩnh bật khóc như một đứa trẻ. Khuôn mặt ông lão 71 tuổi bỗng đỏ gắt lên, tiếng khóc cứ nghẹn bứ ở cổ họng. Bà Thúy vội vã đến xoa ngực cho chồng rồi cũng òa khóc vì cảnh nhà đã quá cùng cực.
Hàng ngày, bà Thúy chỉ làm việc quanh nhà để đề phòng căn bệnh của chồng trở nặng.
"Mấy hôm nay, căn bệnh của anh ấy (cách mà bà Thúy gọi chồng) trở nặng. Dưới TPHCM đang dịch, thằng bé cũng không có việc nên không có tiền gửi về. Cả hai vợ chồng có hôm phải nhường nhau chén cơm nguội vì trong nhà không còn hạt gạo nào", bà Thúy nức nở.
Cái đói thường trực, cuối tuần trước, bà Thúy bỏ đi hết lòng tự trọng của bản thân, sang xin hàng xóm một ít đồ ăn về "cải thiện" bữa ăn cho chồng. Thương cảnh, mọi người mới góp tiền mua cho ông bà bao gạo với ít nhu yếu phẩm hàng ngày.
Bữa cơm của hai vợ chồng không thể thiếu món dưa muối mặn.
Hàng ngày, ngoài nắm rau xanh trồng trong vườn, hai vợ chồng có hũ dưa muối làm đồ ăn mặn. Hôm nào may mắn, bắt được con cá dưới suối, bà dành hết cho chồng nhưng trong bữa cơm, không bao giờ thiếu đĩa dưa leo muối.
Bà Thúy tâm sự: "Do nơi ở nằm sâu trong rẫy, lại không có xe máy nên chỉ hôm nào xin đi nhờ được thì tôi mới ra chợ mua thức ăn. Đĩa dưa leo muối mặn, nhiều hôm hai vợ chồng không đụng đũa tới, nhưng cứ phải để ra mâm. Chỉ nhìn đĩa dưa thôi, hai vợ chồng cũng cố mà nuốt trôi miếng cơm trắng".
Có miếng cá ngon, bà Thúy nhường cho chồng ăn.
Lời kể của bà Thúy bất ngờ ngắt quãng bởi tiếng tôn đập rầm rầm vào vách nhà. Người phụ nữ 50 tuổi lộ rõ vẻ hoảng hốt khi căn nhà của hai vợ chồng nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Mới đêm qua, trời mưa lớn, hai vợ chồng không dám ngủ. Ôm nhau trong cái lạnh buốt của vùng biên viễn, bà Thúy cùng chồng không giấu, kể đã chợt nghĩ đến cái chết để giải thoát cho cả 2 người.
"Nằm ở nhà mà hai vợ chồng nghĩ đến con, đau như đứt từng khúc ruột. Nó học được lắm, được vào học cấp 3, nhưng nó xin tôi nghỉ học đi làm thuê. Mỗi ngày làm thuê được trả 200.000 đồng, thằng bé chỉ giữ lại vài chục nghìn đồng để tiêu, còn lại gửi về cho bố mẹ", bà Thúy đưa tay ngăn dòng nước mắt, giọng xót xa.
Bà Thúy nức nở khi được hỏi về cuộc sống của hai vợ chồng.
Nói đến đây, bà Thúy như không kìm được những cảm xúc bao lâu giấu trong lòng. Tiếng người phụ nữ như nức nở khi vừa kể vừa nhìn cảnh ông Vĩnh ở cái tuổi "gần đất xa trời" mà vẫn không có một nơi trú ngụ đoàng hoàng.
"Bao năm nay, cả hai vợ chồng luôn sợ nhà sập vì nó cứ rung lên bần bật khi mưa lớn. Thế nhưng, vì không có tiền, tôi chỉ dám mua mấy miếng tôn nhỏ, vá víu lại những chỗ hở lớn. Nước mưa cứ theo các lỗ thủng, tạt vào ướt hết nền đất nơi anh ấy nằm".
Ước mong lớn nhất của bà Thúy là có tiền, đưa ông Vĩnh - chồng bà đi khám bệnh.
Nghĩ về cuộc sống phía trước, bà Thúy cầm chặt tay chồng, nói như trút hết nỗi lòng của người vợ nghèo: "Bây giờ, dịch bệnh phức tạp, cháu Sơn không có việc làm, cả hai vợ chồng cũng chỉ biết cầm cự sống, rau cháo nuôi nhau sống qua ngày. Chỉ mong sao hết dịch, cháu đi làm có được vài đồng để đưa anh ấy đi tái khám".
Ông Nguyễn Hải Lý, Chủ tịch UBND xã Quảng Trực cho biết, hoàn cảnh của ông Vĩnh đặc biệt khó khăn. Sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân, địa phương đã làm thủ tục để ông nhận một số hỗ trợ, có thêm điều kiện đi chữa trị.
Tuy nhiên, hiện nay, hai vợ chồng sống trong căn nhà dột nát, xuống cấp nên rất cần có thêm kinh phí để sửa chữa, cải tạo. Để làm được việc này, ông Lý mong mỏi sự chung tay, giúp đỡ của cộng đồng, xã hội trong điều kiện xã Quảng Trực là xã biên giới, còn nhiều khó khăn.
Tɦươпg cảпɦ cɦɑ già "ɫɑy ɫrắпg" cầu xiп sự sốпg cɦo coп ɫrɑi:"Tɦươпg coп пɦưпg пgɦèo đếп bấɫ lực.."
Bán nhà trả nợ cho con, ông Bốn phải dọn ra ngoài ở nhờ nhà người cháu dâu. Không may, người con trai thứ 3 của ông gặp nạn dẫn đến chấn thương nặng, tính mạng trong cảnh "ngàn cân treo sợi tóc".