Xót xa cuộc đời nữ Việt kiều bị làm mẹ từ tuổi 12, sinh con ra phải gọi là em để tránh mọi người đàm tiếu

Câu chuyện dưới đây là chia sẻ về cuộc đời mình của chị Jora Trang, 33 tuổi, một luật sư về dân sự tại San Francisco, Mỹ.

12:54 14/02/2023

Câu chuyện dưới đây là chia sẻ về cuộc đời mình của chị Jora Trang, 33 tuổi, một luật sư về dân sự tại San Francisco, Mỹ.

Sự ra đời của con gái là trải nghiệm đáng kinh ngạc nhất trong cuộc đời tôi. Bác sĩ bế con đến bên tôi, bé nhìn thật hoàn hảo. Không từ nào có thể tả được niềm hạnh phúc tôi cảm nhận vào khoảnh khắc ấy. Tôi nhìn sang mẹ và dì, hai người đang đứng trong góc phòng sinh, gương mặt lộ rõ vẻ đau đớn và khổ tâm. Tôi có thể hiểu được, thật khó cho họ khi phải nhìn đứa con, đứa cháu mới 12 tuổi của mình sinh nở. Sau khi con gái chào đời, mọi người bảo rằng sẽ giới thiệu tôi và đứa con mới sinh là hai chị em để tránh những lời chỉ trích, đàm tiếu. Không muốn gia đình mình phải khổ sở thêm, tôi làm theo.

Tôi bị cưỡng hiếp khi đang ở trong nhà vệ sinh của trường vào một buổi sáng. Lúc đó tôi mới 11 tuổi. Sự thật là, tôi không nhớ nhiều lắm về vụ tấn công đó. Tôi đã không kêu gào hay khóc lóc. Tôi chỉ cố nhắm nghiền mắt lại. Tôi ở lỳ trong đó đến hết ngày, cảm thấy mình thật bẩn thỉu và tôi hoang mang cực độ. Ngày hôm sau, tôi cố quên đi những gì đã xảy ra. Tôi chẳng dám kể chuyện này với ai. Chỉ sau này, tôi mới hiểu rằng mình đã bị cưỡng bức.

Vài tháng sau, ngực tôi to lên, hông cũng nở ra nhưng tôi nghĩ mình đang phát triển, như các bạn bè khác thôi. Khoảng 5 tháng sau, tôi cảm thấy có thứ gì đó động đậy trong bụng mình. Sợ hãi, tôi kể với bố mẹ. Bố tôi đã tức giận hỏi có phải vì tôi đã có bạn trai và khiến tôi cảm thấy vô cùng hoang mang.

Chuyện đời cô gái gốc Việt bị làm mẹ từ tuổi 12 - VnExpress Đời sống

Jora Trang khi vừa bước sang tuổi 12 và con gái mới sinh. Ảnh: Jora Trang/Cosmopolitan.Tôi nghĩ chắc mình đã làm điều gì đó xấu xa nên mới bị như vây nhưng chẳng có ý niệm việc đó là gì. Tôi chỉ dám hỏi “Có chuyện gì vậy ạ” nhưng nó bị gạt đi nên tôi không bao giờ dám hỏi lại nữa. Và tôi đã hiểu chuyện gì đang xảy ra khi vị bác sĩ tiếp theo dẫn tôi đến trước bức ảnh một em bé treo trên tường.

Bụng tôi ngày càng to ra và cuối cùng, tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ trường lớp nhưng tôi hiểu rằng việc mang thai của mình phải được giữ kín. Bố mẹ giấu tôi trong nhà và bảo với các em trai, em gái của tôi rằng gia đình sắp nhận nuôi một em bé, vì thế bọn trẻ cứ tưởng tôi béo ra. Lúc đó, tôi biết rồi mẹ sẽ nuôi dạy con tôi.

Mặc dầu vậy, những ngày tháng mang thai lại là trải nghiệm tươi đẹp với tôi. Khi bụng to ra, tôi ý thức về bản thân rất rõ ràng. Tôi cảm thấy mình thực sự xinh đẹp bởi vì có thứ gì đó thật tuyệt vời đang sống bên trong cơ thể. Con gái tôi đạp rất nhiều. Tôi đọc chuyện và chơi nhạc cổ điển cho con nghe bởi tôi nghe ở đâu đó rằng những điều này sẽ giúp bé thông minh.

Một ngày, mẹ đưa tôi đến bệnh viện. Tôi cứ tưởng mình sẽ đi khám như thông thường nhưng hóa ra tôi sinh con. Tôi bị vỡ ối đêm trước nhưng không biết là mình đang chuyển dạ. Tôi không nhớ về cơn đau chút nào. Em bé của tôi vô cùng đáng yêu và hoàn thảo. Theo bản năng, tôi đếm số ngón tay và ngón chân của con và lập tức cảm thấy sự gắn bó đặc biệt với bé, dù tôi biết mình sẽ phải bỏ con cho mẹ. Con tôi được đặt tên là Meggy. “Hãy quên tất cả những chuyện này đi và sống cuộc đời của con”, mẹ tôi nói.

Nhưng tôi yêu con, vì thế tôi độc chiếm bé. Tôi không cho bất cứ ai có cơ hội quá gần gũi với con tôi. Tôi nghỉ 6 tháng đầu sau sinh để chăm sóc con và mọi việc diễn ra hết sức tự nhiên. Khi tôi đi học lại, bé ở nhà với người trông trẻ suốt ngày và tôi chăm con vào buổi tối. Với thế giới bên ngoài, bé là em gái tôi nhưng tôi luôn đối xử với Meggy như con gái mình.

Chuyện đời cô gái gốc Việt bị làm mẹ từ tuổi 12 - VnExpress Đời sống

Chị Jora Trang và con gái hồi chị còn trẻ. Ảnh: Jora Trang/Cosmopolitan.

Khi tôi 17 tuổi thì con gái bắt đầu đi học. Bố tôi phải tham chiến tại Việt Nam (nơi chúng tôi di cư từ năm 1975) và mắc hội chứng lo âu nghiêm trọng sau sang chấn. Điều này khiến ông ngày càng bị hoang tưởng. Tôi lo sợ cho sự an toàn của con gái mình khi ở cạnh ông. Vì vậy, khi có bằng lái xe, tôi quyết định rời khỏi nhà. Đầu tiên, tôi lái xe đến văn phòng lưu trữ tại địa phương và lấy giấy khai sinh của Meggy. Người ta bảo rằng, trên giấy này không có tên tôi (mà tên mẹ tôi), nên tôi sợ mình sẽ bị kết tội bắt cóc. Nhưng rõ ràng, tôi là mẹ con bé. Tôi đã lấy trộm gần 1.000 USD mà bố mẹ giấu trong nhà và chìa khóa xe của họ.

Tôi đến trường con vào giữa ngày nhưng giáo viên nói Meggy không thể đi cùng tôi. “Tôi là mẹ con bé, tôi có quyền đón con”, tôi bảo họ. Đó là lần đầu tiên những lời này thốt ra khỏi miệng tôi. Tôi cảm thấy tự hào và nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng nói ra sự thật, ngay cả khi chỉ có mỗi cô giáo của con nghe được. Sau khi kể với cô giáo của Meggy về ý định đi trốn, cô ấy nói mẹ con tôi có thể tới ở với cô. Chúng tôi ở đó 6 tháng và mặc dù khá căng thẳng, hai mẹ con vẫn học hành xuất sắc ở trường. Sau đó, tôi chuyển tới San Diego, nơi tôi được nhận vào Đại học California. Tôi quyết tâm làm lại cuộc đời và bố mẹ để tôi đi. Sự dịch chuyển này gây xáo trộn cho Meggy. Con bé vẫn nghĩ ông bà ngoại là bố mẹ mình còn các em tôi là dì, cậu của bé – vì thế mỗi tháng chúng tôi đến thăm họ một lần. Bố mẹ để tôi giữ chiếc xe và không ai nhắc lại chuyện số tiền bị mất.

Thời điểm đó, Đại học California ở San Diego có một chương trình đặc biệt cho các bố mẹ đơn thân và họ dành cho mẹ con tôi một căn hộ hai phòng ngủ. Chúng tôi đã rất khó khăn, không dám đi chơi, chỉ lo cho việc học của tôi và các nhu cầu cho con gái là ngân sách đã cạn. Có những lúc, mẹ con tôi còn chẳng có tiền để ăn và tôi phải lấy trộm thức ăn ở quán tự phục vụ. Tôi thường xuyên cảm thấy kiệt sức nhưng chưa bao giờ oán trách. Khát khao mang đến cho Meggy những cơ hội tốt đẹp khiến tôi quyết tâm học hành và cho tôi niềm hy vọng.

Và mẹ con tôi cũng có những niềm vui. Chúng tôi thành lập một đoàn kịch cho nhóm các bé gái châu Á, gọi là Funky Fresh Pan-Ethnic Asian Girls. Chúng tôi đi khắp nơi, biểu diễn các tiểu phẩm về cách giải quyết các vấn đề, từ bạo lực gia đình tới gặp rào cản ngôn ngữ. Meggy là một trong những nghệ sĩ biểu diễn. Thật khó để tìm được những người bạn chấp nhận việc tôi đã làm mẹ khi mới thiếu niên nhưng vẫn có nhiều người hoàn toàn ủng hộ chúng tôi.

Meggy và tôi tiếp tục sống như chị em gái, vì lợi ích của con. Nhưng khi Meggy 12 tuổi, tôi cảm thấy bé đã đủ trưởng thành để hiểu sự thật. Con gái tôi còn ngốc nghếch và ham chơi nhưng cũng giỏi giang và mạnh mẽ. Chẳng có lý do gì để giấu mối quan hệ thực sự giữa chúng tôi.

Vào ngày thứ bảy, khi nói với con chuyện này, tay tôi túa mồ hôi và siết chặt khi bảo: “Mẹ thực sự là mẹ của con”. Con bé khóc và kêu to: “Chị đã nói dối tôi tôi cả đời. Chị còn nói dối về điều gì nữa”. Sau đó là giai đoạn cự tuyệt, con bé không muốn nói về chuyện đó. Cuối cùng, sau thời gian, Meggy dần chấp nhận. Một năm sau, khi tôi đang ở chỗ làm thì cô thư ký nói: “Con gái chị gọi”. “Cái gì cơ, con bé nói vậy ư?”, tôi thốt lên và vô cùng hạnh phúc vì Meggy đã nhận là con gái tôi.

Khi học đại học, tôi được đào tạo để trở hành một tư vấn viên đồng đẳng, tôi cảm thấy mình có đủ khả năng giúp đỡ những phụ nữ khó khăn. Nhưng khi việc đào tạo tập trung vào những trường hợp bị cưỡng hiếp, tôi cảm thấy cả người mình như tê dại. Tôi biết điều đó đã xảy ra với chính mình và khiến tôi mang thai lúc 11 tuổi nhưng tôi chưa bao giờ thừa nhận với bản thân rằng tôi bị cưỡng hiếp. Tôi chưa bao giờ muốn nhớ lại ngày đó. Mãi cho tới sau này, khi Meggy vào đại học, khoảng trống trải khi vắng con buộc tôi phải đối diện với việc đó. Tôi không nói nhiều về tình huống mình có thai Meggy vì tôi luôn muốn con đứng ngoài chuyện này. Tôi không muốn những gì từng xảy ra lại giới hạn cuộc đời mình: cách tôi nhìn đàn ông hay nhìn nhận về con gái mình hoặc mọi thứ khác.

Khi Meggy bước vào năm thứ hai trung học, chúng tôi chuyển tới Berkeley, nơi tôi được nhận vào trường luật. Tôi phải làm hai công việc để trang trải các chi phí nên đã “mặc cả” thế này với con gái: “Đây là tương lai của chúng ta. Mẹ sẽ đi học và làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần để đảm bảo cho cuộc sống của hai mẹ con ở đây. Con sẽ phải nấu cơm”. Con bé trợn mắt ngạc nhiên nhưng sau đó nó đã hoàn thành việc đó – nấu cơm mỗi tối. Một năm sau, con đã trở thành một đầu bếp rất cừ.

Chúng tôi đã có những khoảng thời gian thực sự khó khăn. Meggy không muốn chuyển tới Berkeley. Con bé giận dỗi vì bị buộc phải xa bạn bè. Tôi đã nhiều lần phải phạt vì con bỏ học hay không làm việc nhà. Nhưng cũng có những lúc mẹ con rất vui. Những năm tháng tuổi thiếu niên của tôi từng rất khác so với con. Vì vậy, khi con bắt đầu trang điểm, tôi bảo: “Để mẹ thử xem”, và con bé dạy tôi uốn mi, kẻ mày, làm tóc. Tôi trải nghiệm mọi thứ cùng con. Chúng tôi thực sự đã lớn lên cùng nhau.

Hiện Meggy đã vào đại học ở miền đông còn tôi làm luật sư ở miền tây Mỹ, tôi làm mọi việc mình muốn làm khi còn ở tuổi teen. Tôi tham gia 8 buổi học nhảy một tuần và cuối tuần nào cũng đi khiêu vũ. Tôi cũng ngồi tĩnh lặng và suy nghĩ rất nhiều, điều mà trước đây tôi không làm.

Tôi cũng nhận ra mình nhớ con gái nhiều thế nào và những niềm vui mẹ con tôi đã có với nhau ra sao khi phải sống xa con. Meggy là điều kỳ diệu giúp tôi bước qua tình huống đen tối của mình. Đây là điều tôi đã nói với con. Tôi không thấy hối tiếc hay sang chấn hoặc đời mình quá khổ khi nhìn vào Meggy. Tôi chỉ nhìn thấy tình yêu.

Dưới đây là chia sẻ của Meggy, con gái chị Jora Trang, sinh viên đại học năm 3, chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn. 

Khi tôi 6 tuổi, “chị gái” tôi, Jora, đến trường đón và bảo rằng chúng tôi sẽ chạy trốn. Đó là người gần gũi với tôi nhất trong gia đình nên tôi chẳng hỏi gì thêm mà chỉ đi theo. Tôi đã rất nhớ nhà nhưng tôi cũng tin tưởng Jora tới nỗi biết rằng những điều chị ấy làm là tốt nhất cho mình.

Cho đến khi tôi 12 tuổi, Jora vẫn luôn là chị gái của tôi. Khi phát hiện ra sự thật, tôi đã vô cùng hoang mang. Mọi thứ quá đột ngột. Hóa ra anh và chị lại là dì và cậu, còn mẹ lại thành bà ngoại tôi.

Ban đầu, mẹ không nói đích xác với tôi rằng bà từng bị cưỡng hiếp. Tôi hiểu có thai chắc chắn không phải là lựa chọn của một đứa trẻ 11 tuổi. Tôi không bao giờ muốn biết về bố mình. Ông ta không xứng đáng được biết tới.

Tôi biết ơn mẹ vì đã đợi tới khi tôi 12 tuổi để nói sự thật này bởi tôi không nghĩ mình sẽ sẵn sàng lắng nghe và hiểu được ở thời điểm sớm hơn. Sau đó, tôi và mẹ vẫn hay cãi nhau khi tôi vào tuổi teen, có lúc tôi còn oán giận mẹ. Nhưng tôi cũng hiểu mẹ đã quyết định mọi điều tốt nhất cho tôi.

Tôi tốt nghiệp trung học cùng thời điểm mẹ học xong trường luật và chúng tôi đã có một bữa tiệc lớn với tất cả bạn bè.

Bây giờ, khi hai mẹ con tôi đi với nhau, các chàng trai thường tìm tới và câu đầu tiên họ hỏi là: “Đây là chị gái của em à?”. Trước đây, chúng tôi cố gắng giải thích nhưng mất rất nhiều thời gian và về sau, rút kinh nghiệm, khi có ai đó đến và hỏi “Hai người là chị em sinh đôi à”, chúng tôi nói “Đúng rồi. Sao anh biết? Anh thật thông minh”. Nhưng tôi ghét cả hai cách đó bởi vì tôi tự hào về mẹ mình. Tôi muốn mọi người biết điều đó.

Ai cũng muốn mình được tạo thành từ sự mong muốn của hai người yêu nhau sâu sắc nhưng thực tế của mình không làm tôi thấy phiền muộn. Suốt những ngày đen tối nhất, có lúc tôi nghĩ bản thân như một lỗi lầm bởi vì những điều đã xảy ra với mẹ thật kinh khủng. Nhưng mẹ luôn bảo với tôi rằng trải nghiệm đó thực sự tích cực vì mẹ có tôi.

Qua tình yêu và công việc vất vả, chúng tôi đã cùng nhau biến những thứ xấu xí thành điều tuyệt diệu. Chúng tôi có tình bạn thực sự, chứ không chỉ là mối quan hệ của một người chăm sóc với người được chăm sóc. Mẹ là người mạnh mẽ nhất tôi biết. Tôi không biết sức mạnh của mẹ bắt đầu từ đâu nhưng tôi biết sức mạnh của tôi bắt nguồn từ mẹ.

Tags:
Lệ Quyên khoe nhẫn kim cương khủng, lên tiếng dạy đời antifan khi bị chê sân si: “Đã nghèo còn ngu“

Lệ Quyên khoe nhẫn kim cương khủng, lên tiếng dạy đời antifan khi bị chê sân si: “Đã nghèo còn ngu“

Chiếc nhẫn kim cương to khủng của “nữ hoàng bolero” khiến netizen được phen lóa mắt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất