Xuất hiện dòng chữ nước ngoài tại cột cờ Hà Nội: Bài toán ý thức không còn là của người Việt?
Hình ảnh dưới chân cột cờ Hà Nội với chi chít những nét chữ nguệch ngoạc của du khách đang phản ánh một thực trạng đáng buồn của con người hiện nay. Liệu việc “check-in” này đã trở thành thói quen của khách du lịch trong và ngoài nước?
10:00 16/11/2018
Trước đó, trưa 08/11, cộng đồng mạng đã phản ứng kịch liệt trước những hình ảnh dòng chữ tiếng Việt với nội dung “BÒ NƯỚNG…” được viết bằng bút lông đen lên tay một bức tượng dưới chân tháp Namsan Seoul – địa danh du lịch nổi tiếng của Seoul, Hàn Quốc. Mặc dù, chính quyền phía Hàn Quốc chưa có sự phản hồi hay vào cuộc cụ thể tuy nhiên với hành vi trên, theo nhiều người, người Việt Nam đã mất điểm nặng nề trong mắt bạn bè, cộng đồng quốc tế.
Dòng chữ bằng tiếng Việt viết trên bức tượng gấu vàng dưới chân tháp Namsan Seoul được CĐM truyền tay nhau phản ứng gay gắt
Cách đó không lâu, dòng chữ “A.HÀO” được cho là Tiếng Việt, khắc trên tảng đá lớn nằm trong khu di tích lịch sử Yonaga của Nhật Bản cũng khiến du khách nước ngoài đặc biệt là người dân Nhật Bản lên tiếng gây gắt với hành động được cho là của du khách Việt Nam tại khu di tích nước này.
Dòng chữ nghi người Việt viết ở một khu du lịch nổi tiếng của Nhật Bản.
Tất cả những hành động “xấu xí” trên khiến dư luận ngoài nước “chĩa” ngòi bút thẳng vào người Việt Nam, trong khi đó dư luận trong nước vẫn đang sục sôi cho rằng đó là một sự xấu hổ khi để báo chí nước ngoài lên tiếng về những hành động được cho là thói quen của người Việt.
Khi người Việt tự phê phán chê bai hành động của người Việt thì sáng nay mạng xã hội lại xuất hiện hình ảnh “check-in” bừa bãi tại cột cờ Hà Nội, Việt Nam. Đáng chú ý, những dòng chữ này lại là dòng chữ được viết bằng “tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật,…”
Những nét chữ chen chúc nhau trên cột cờ với nhiều kích thước hình dạng: trái tim, ngôi sao,..
Mặc dù chưa rõ tác giả của những dòng chữ này và thông tin chính thức vụ việc, tuy nhiên sau nhiều giờ đăng tải, hình ảnh “check-in” thiếu ý thức được truyền đi rộng rãi khắp MXH từ đó xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện.
“Thấy sai thì phải sửa, đừng lôi cái xấu của người khác ra để biện hộ cho cái xấu của mình”, một người để lại chia sẻ.
Theo như những hình ảnh được chia sẻ, đáng buồn nhất vẫn là một đại bộ phận người kém ý thức trong xã hội, nói vậy không phải cổ xúy. Ở Việt Nam hay ở bất kì quốc gia nào cũng có “người này người kia”. Nhưng điều chúng ta chỉ ra không phải để đánh giá riêng ai, mà để nhấn mạnh rằng việc quản lý di tích của quốc gia và động thái “tự ý thức” của mỗi người mới chính là điều quan trọng cần được lưu tâm.
Một ý kiến cho rằng, chúng ta thường học theo lối sống của người Nhật, hay ăn uống theo phong cách Hàn Quốc, du lịch ở những nơi tuyết trắng như Hoa Kỳ,… Mọi thứ đều mang một dáng vẻ “lai” mà mất đi “cái chất” sẵn có của mình. Trong khi đó, chúng ta giữ gìn di tích văn hóa ngoài nước mà quên rằng bất kì một địa danh nào đã là “di sản, di tích” trải qua quá trình trăm năm chục năm thì cũng cần phải trân trọng như nhau.
Cột cờ Hà Nội (kỳ đài Hà Nội) được coi là “nhân chứng” khi đã hơn 2 thế kỷ in dấu và “sống” cùng những thăng trầm của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Một lần nữa, báo chí lại sục sôi, nhưng có lẽ thiết nghĩ lần này người ta nên hiểu hơn về những di sản văn hóa để từ đó mà gìn giữ từ đó mà “phát huy” theo đúng ý nghĩa của nó mà ngày xưa chúng ta được học trên trường, trên lớp.
Việc “check-in” tại các điểm du lịch, các khu di tích là một điều hoàn toàn được ủng hộ, tuy nhiên trong rất nhiều cách khác nhau việc vẽ hay khắc tên lên nó đều được xem là “phá hoại” và kém ý thức. Hãy để truyền thông trong và ngoài nước ngả mũ trước hành động “tự ý thức” của chúng ta trước những hành động “mất ý thức” của người khác.
Theo: nguoivietonhat.com
Cụ bà 87 tuổi ngồi xe lăn bị hàng trăm con ong đốt cho đến chết trước ánh nhìn bất lực của cứu hộ
Một câu chuyện đau lòng xảy ra tại nước Nhật khi một cụ già yếu ớt, không có khả năng tự vệ bị bầy ong hung dữ đồng loạt tấn công mà không ai cứu.