10 sự thật thú vị về giấc mơ ít ai biết, mơ càng nhiều càng dễ thành hiện thực
Giấc ngủ và giấc mơ thường có mối liên hệ với nhau. Vì vậy hãy chăm sóc cho giấc ngủ của mình thật tốt để có những giấc mơ đẹp nhé!
13:00 15/08/2020
1. Giấc mơ trông giống một bộ phim cũ
Mỗi người sẽ gặp một kiểu khác nhau nhưng sẽ có một nhóm người luôn chỉ mơ thấy cảnh trắng đen. Vậy tại sao lại có điều này? Nó thuộc về khoảng cách thế hệ (generational thing), có thể lấy ví dụ những người già, những người thế hệ trước chỉ tiếp xúc với hình ảnh trắng đen, giấc mơ của họ thường trông thiếu màu sắc hơn với thế hệ sau này – người trẻ.
2. Người mù sẽ mơ như thế nào?
Người mù cũng có những giấc mơ nhưng họ có một chút khác biệt, không hề giống như tưởng tượng của chúng ta. Những người này thực hiện giấc mơ bằng cách sử dụng những giác quan mà họ có như: nghe, nếm, ngửi và cảm nhận bằng cách chạm vào. Rõ ràng là nó rất khó với những người mù nhưng lại hoàn toàn có lý. Đơn giản chỉ là việc bạn dùng cái mình có bù vào cái mình thiếu thôi. Giấc mơ sẽ hoạt động như vậy đối với những người mù bẩm sinh, còn những người bị mất khả năng nhìn thì giấc mơ được thực hiện không khác gì người bình thường.
3. Giấc mơ sẽ “sạc pin” cho sự sáng tạo
Bạn có biết, trong khi ngủ thì bộ não của chúng ta vẫn hoạt động không? Thực tế, những bộ não thiên tài thường thu được niềm cảm hứng từ giấc ngủ của họ. Cựu thành viên của nhóm Beatles, Paul McCartney đã sáng tác bản hit “Yesterday” trong giấc mơ. Vậy nên hãy cẩn thận nhé! Bạn cũng có thể đã bỏ lỡ một ý tưởng triệu đô nào đấy trong mơ..
4. Những khuôn mặt giống nhau
Bạn có bao giờ nhớ được những gương mặt mà bạn đã gặp trong mơ không? Có thể bạn chưa bao giờ thắc mắc nhưng điều này khá là thú vị đấy. Những khuôn mặt ấy không xuất hiện tự nhiên hay bằng một phép màu nào cả, đó luôn là những gương mặt mà chúng ta đã từng nhìn thấy trước đây (dù cho bạn có thể không nhận ra hay chú ý đến họ). Kết luận này được dựa trên các nghiên cứu biểu thị những vùng có tỉ lệ hoạt động cao nhất trong khi ngủ, nó cũng chịu trách nhiệm cho việc phân biệt khuôn mặt luôn.
5. Ghi nhớ những giấc mơ
Chỉ vì bạn không nhớ gì về giấc mơ thì không có nghĩa là bạn không mơ. Hằng đêm, một người có khá nhiều giấc mơ nhưng phần lớn (chiếm đến 95%) là không thể ghi nhớ nổi. Vì thế, nếu bạn có nhớ một giấc mơ nào đó thì hãy trân trọng nó nhé.
6. Mỗi giới tính sẽ gặp các chủ đề khác nhau trong giấc mơ
Giấc mơ giữa 2 giới tính nam-nữ là hoàn toàn khác nhau. Đối với đàn ông, họ thường có xu hướng gặp những giấc mơ liên quan đến chiến đấu, dữ dội và bạo lực hơn phụ nữ. Còn ở phía ngược lại, phái yếu lại thường mơ thấy những nỗi sợ hãi nhiều hơn.
7. Đồ ăn cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ
Một số đồ ăn khiến chúng ta buồn ngủ. Có thể kể đến cherry hay thịt gà tây (điều lý giải vì sao người ta thường hay buồn ngủ vào những dịp Giáng sinh hay Lễ Tạ ơn), chuối, và hạt bí.
8. Vấn đề mỗi khi thức dậy: cơn ngái ngủ
Rời khỏi giường mỗi khi thức dậy không phải là một chuyện dễ dàng gì cho cam. Đặc biệt là sự thoải mái của chiếc giường làm bạn lại càng không muốn rời xa nó. Theo các chuyên gia, điều này được gọi là “dysania”, một thuật ngữ dùng để gọi hiện tượng bạn phải vật lộn hơn nửa tiếng mới có thể dậy được. Đây không phải là một chứng bệnh nhưng nó cũng được xem là dấu hiệu cho một số căn bệnh mà chúng ta không nên coi thường, ví dụ như trầm cảm.
9. Những cơn ác mộng
Mặc dù “ác mộng” thường được gắn với những tính từ như sợ hãi, kinh hoàng nhưng có đến 50% cảm xúc liên quan ở trong những cơn ác mộng lại khác xa với nỗi sợ hãi. Thật ra, hơn một nửa số những giấc mơ khó chịu chứa đựng các cảm xúc như rối bời, buồn bã, và tội lỗi. Nếu bạn đang trải qua những cơn ác mộng như vậy thì bạn nên phải đi tìm giải pháp cho những vấn đề đang quấy rầy bạn.
10. Số 7 may mắn
Theo các chuyên gia và một số nhà nghiên cứu, thời gian trung bình để một người đi vào giấc ngủ là 7 phút. Đôi khi điều này có thể diễn ra lâu hơn hoặc là ít hơn. Các thói quen và hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình này.
Theo Game8
Nhật Bản, Việt Nam cam kết hướng tới việc cải thiện môi trường làm việc cho thực tập sinh
Ngày 11 tháng 8, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Katsunobu Kato đã có buổi đón tiếp Đại sứ Việt Nam tại Nhật, ông Vũ Hồng Nam ở Tokyo.