3 loại kính ngữ trong tiếng Nhật
Với bất kỳ một ngôn ngữ nào, người sử dụng đều sẽ có những tình huống giao tiếp đa dạng để ứng xử với những người ở các mối quan hệ khác nhau.
08:00 25/10/2019
Chẳng hạn, với bạn bè đồng trang lứa thì ta dùng cách nói chuyện hài hước, hòa đồng, với khách hàng, quản lý, cấp trên nơi làm việc ta thường dùng cách nói khiêm nhường, kính trọng, còn với ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình thì lại nói theo cách gần gũi, thân mật.
Người Nhật cũng vậy, để có thể tạo được cái nhìn ấn tượng, gây thiện cảm với người mới gặp lần đầu, họ thường sử dụng kính ngữ trong giao tiếp. Các từ kính ngữ được người Nhật sử dụng có thể chia làm 3 loại: Tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và thể lịch sự.
1. 尊敬語: Tôn kính ngữ
Tôn kính ngữ ( 尊敬語(そんけいご) ) dùng nói về hành động của người trên mình, người có địa vị cao, tỏ thái độ kính trọng, tôn trọng khi nhắc tới họ.
Tôn kính ngữ (尊敬語) bao gồm 3 dạng:
1.1 Dạng bị động của động từ biến đổi theo qui tắc nhất định (規則的に変化する動詞)
Cách chia động từ theo dạng bị động
Nhóm 1 : Động từ có đuôi いますchuyển qua thành đuôi あれます
Nhóm 2 : Động từ ますthêm られます
Nhóm 3 : します ð されます | 来ます ð こられます
Ví dụ:
A: 社長は 帰られましたか。
( Giám đốc đã trở về chưa )
B: ええ、もう 帰りました。
( Vâng, giám đốc đã về rồi )
1.2 Gắn お/ご + động từ bỏ ます + になるcủa động từ biến đổi theo qui tắc nhất định (規則的に変化する動詞)
Chú ý : Cách chia trên không áp dụng đối với các động từ thuộc nhóm 3 ( 来る、する) và các động từ có một âm tiết phía trước đuôi ます như みます, ねます、…
Ví dụ:
先生は何時ごろお戻りになりますか
(Thầy giáo thì khoảng mấy giờ sẽ quay lại vậy ?)
社長はぜんぜんお酒をお飲みになりません。
(Giám đốc thì hoàn toàn không uống được rượu)
どうぞあちらのいすにおかけになってください。
(Xin mời anh ( chị ) ngồi vào ghế ở đằng kia)
1.3 Một số động từ bất quy tắc
2. 謙譲語: Khiêm nhường ngữ
Khiêm nhường ngữ dùng để nói về hành động của bản thân mình , có ý nghĩa tự giảm nhẹ cái tôi, những hành động mà bản thân mình làm. Nhằm tỏ ý , giữ ý tôn trọng khi nói với người khác, với người có địa vị trên mình, với người mới quen, hoặc khi nói chuyện qua điện thoại
2.1 Gắn お/ご + động từ bỏ ます + する của động từ biến đổi theo quy tắc nhất định (規則的に変化する動詞)
Chú ý: Tiền tố お sẽ hay dùng với các động từ thuộc nhóm 1 và nhóm 2.
Tiền tố ご sẽ hay dùng với các động từ thuộc nhóm 3 , có dạng là danh động từ + します.
Ngoài ra thì có 1 số động từ nhóm 3 lại sử dụng tiền tố お phía trước như : お電話、お食事…
Ví dụ:
お客様に品物をおわたししました
(Tôi đã đưa hàng hóa cho khách hàng rồi)
A[その荷物、お持ちしましょうか」
(Hành lí đó, để tôi mang hộ cho nhé )
「 ありがとうございます。お願いいたします」
(Cảm ơn bạn . Làm phiền bạn quá)
会議の時間が決まったら、ご連絡します。
(Sau khi quyết định thời gian của buổi họp, tôi sẽ liên lạc )
2.2.不規則に変化する動詞 ( Động từ biến đổi không theo quy tắc nhất định )
Một số động từ bất quy tắc sẽ được chia theo bảng dưới đây.
3. 丁寧形: Thể lịch sự
Thể lịch sự là thể sử dụng ” ます”, “です” ở cuối câu
Danh từ thì thêm お/ ご vào trước.
VD: 仕事 -> お仕事
連絡 -> ご連絡
Trên đây là tóm lược 3 loại kính ngữ trong tiếng Nhật, nắm vững các cấu trúc này đồng thời vận dụng tốt sẽ giúp các bạn có được khả năng giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, có thể dễ dàng làm quen, tạo được mối quan hệ tốt với những người bạn mới thông qua câu nói lịch sự, đúng với ngữ cảnh giao tiếp.
Quan trọng hơn đối với các bạn đang luyện thi JLPT thì nhớ học kỹ phần này nhé vì trong đề thi sẽ thường xuất các mẫu câu sử dụng ngữ pháp kính ngữ này. Chúc các bạn học thật tốt.
Nguồn: Ichigo
Nhật Bản phát hiện 64 thực tập sinh Việt Nam bỏ trốn, bắt giữ kẻ môi giới việc làm trái phép
Vào ngày 21/10 vừa qua, cảnh sát tỉnh Hyogo đã bắt giữ một nam thanh niên Việt Nam フィン ホア ナム, 26 tuổi, với lý do vi phạm luật nhập cư Nhật Bản sau khi giới thiệu thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn khỏi nơi đào tạo cho công ty phái cử nhân sự.