“Ngám ngẩm” với hàng loạt tin tức phạm tội của người Việt trên đất Nhật cuối năm 2017
Gần đây, sau hàng loạt phóng sự “Truy bắt tội phạm Việt Nam” của cục xuất nhập cảnh (Nyukan) hay phim tài liệu “Thực trạng người Việt phạm tội tại Nhật tăng đột biến “ của NHK ngày 5/12 được tung lên, cộng đồng Việt Nam đang thực sự hoang mang về tương lai của bản thân khi sống tại xứ người。
17:29 07/12/2017
Số lượng lao động Việt Nam đến Nhật tăng đột biến trong 4 năm gần đây (7,5000 người). Vượt qua cả Trung Quốc.
Ảnh: NHK
Theo thống kê của cơ quan cảnh sát Nhật Bản năm 2015, Việt Nam đã trở thành quốc gia có số lượng người nước ngoài phạm tội tại Nhật nhiều nhất, vượt qua cả Trung quốc. Phải nói rằng đây là công bố “gây xấu hổ” nhất cho cộng đồng người Việt đang học tập và làm ăn chân chính ở Nhật nói riêng, cũng như chính người Việt ở bất cứ đâu trên thế giới nói chung. Vậy mà đến 2 năm, con số vi phạm tại quốc gia này vẫn không hề có chuyển biến tích cực.
Vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 gần đây, có thể kể đến 3 vụ sau:
2 người Việt bị bắt vì sử dụng thẻ ngoại kiều giả
Ngày 5/11, tin tức Nhật Bản đưa tin về hai thanh niên Việt Nam bị bắt vì hành vi làm giả thẻ ngoại kiều. Hai người này đã thừa nhận mua thẻ giả qua một đường dây dịch vụ trên mạng.
Theo cục xuất nhập cảnh cho biết, tên một trong hai thanh niên là Đặng Bá Trung (33 tuổi). Vào 14/11, khi tham gia phỏng vấn xin việc tại công ty nhân sự thành phố Ota, tỉnh Gunma, cả hai đã bị tình nghi sử dụng thẻ ngoại kiều giả.
Theo cảnh sát, thời hạn lưu trú của nghi phạm đã hết từ năm ngoái 2016. Thế nhưng, vì muốn kiếm được việc và ở lại Nhật, cả hai đã lên mạng và tìm đến dịch vụ làm giả chứng từ. Được biết, giá tiền cho 2 chiếc thẻ giả là hơn 6 triệu đồng. Hiện, cảnh sát đang tiến hành điều tra đường dây làm thẻ ngoại kiều giả trên Internet cho người Việt để chấm dứt tình trạng này.
Ảnh: NHK
Bắt người Việt làm việc trái phép ở Ramen Ichiran
29/11 vừa qua, cảnh sát thành phố Osaka đã bắt giữ một phụ nữ Việt Nam (29 tuổi) với hành vi vi phạm luật kiểm soát nhập cư, lao động trái phép tại chuỗi nhà hàng Tonkotsu Ramen nổi tiếng – Ichiran. Theo thông tin, nghi phạm là nữ giới 29 tuổi.
Cùng ngày, cảnh sát phố hợp cùng chi nhánh Ichiran tại quận Chuo thành phố Osaka và công ty mẹ tại Fukuoka lục soát nhà nghi phạm. Sau đó tiếp tục điều tra tình trạng làm việc của nghi phạm tại chi nhánh Osaka trong quãng thời gian trước đó.
Theo điều tra cho thấy, người phụ nữ này đã làm việc tại nhà hàng từ tháng 4 đến tháng 11 trong tình trạng bất hợp pháp. Cô này đã thừa nhận vi phạm và nói rằng:” Dù biết bản thân làm trái pháp luật nhưng vẫn “đâm đầu” vào”.
4 người Việt bị bắt vì trồng số lượng lớn cần sa
Hình ảnh cần sa được trồng kín cả căn phòng trong nhà riêng của tên đồng loã
Ngày 29/11, tại sở cảnh sát Higashinohe tỉnh Shiga, 4 người đàn ông Việt Nam (30 tuổi) thất nghiệp đã bị bắt vì trồng số lượng lớn Cần Sa tại thị trấn Hino, tỉnh Shiga.
4 nghi phạm đã thông đồng với một đàn ông sống tại đây và thực hiện việc trồng chất cấm.
Tuy đây không phải là vụ án người Việt trông cần sa ở Nhật duy nhất, tuy nhiên vụ án này lại có quy mô rất lớn bởi số lượng cần sa được trồng ở đây lên đến 800 cây. Chưa kể rất nhiều ma tuý khô đang chờ vận chuyển. Có thể nói, đây là số lượng cần sa bị tịch thu lớn nhất tại tỉnh Shiga trong 15 năm trở lại đây.
Tạm kết
Khi ra nước ngoài, mỗi cá nhân đại diện cho cả cộng đồng, chỉ một kẻ phạm tội có khiến dân tộc bị “miệt thị” và đánh giá khắt khe.
Đã có những bài học đắt giá “rành rành” trước mắt, chẳng phải việc những người đi sau nên làm là “tránh vết xe đổ” và chung tay gầy dựng lại bộ mặt của cộng đồng Việt Nam ở Nhật hay sao?
Cứ tình hình này, phải chăng một ngày nào đó, những thế hệ sau sẽ chẳng còn có thể đặt chân đến Nhật được nữa “nhờ những con sâu làm rầu nồi canh” như thế này?
Nguồn: Japo.vn
Tokyo : Hàng chục cảnh sát Nhật vây bắt 1 LĐ BHP người Việt tại công viên UENO Nhật Bản
Trong những ngày cuối năm 2017, cảnh sát Nhật Bản mở hàng loạt cuộc truy quét lao động bất hợp pháp trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, gây xôn xao dư luận, từ osaka tới nagoya, liên tục bắt được nhiều lao động Việt đang cư trú bất hợp pháp tại Nhật.