9 bí quyết ứng xử của người Nhật giúp bạn nhanh chóng thành công

Lịch sự là nền tảng của xã giao, là khởi đầu của việc kết thiện duyên với người khác. Nhiều khi, hành vi bất lịch sự còn tồi tệ hơn việc thiếu chuyên nghiệp rất nhiều.

18:47 10/09/2017

Dưới đây là 9 biểu hiện của lịch sự trong công việc, không thể không lưu ý đến.

1. Chú trọng đến tiểu tiết

Trong công việc, mọi lúc mọi nơi đều phải chú ý hành vi và ngôn từ của mình, phải phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh. Ví dụ, khi cuộc họp bắt đầu mà vẫn nói chuyện riêng, cười nói, gây mất trật tự… thì chính là không có chừng mực!

2. Tuân thủ thời gian là một biểu hiện lịch sự

Chúng ta từ nhỏ đã được giáo dục là phải tuân thủ thời gian, đây là phép lịch sự, cũng là chữ tín. Biểu hiện rõ ràng nhất là đúng hẹn, nói lời giữ lời.

3. Lịch sự là mặc định phải có trong công việc

Tại chỗ làm, đồng nghiệp, cấp trên, ông chủ, sẽ chỉ cho bạn kỹ năng, phương thức làm việc, nhưng họ không thể dạy bạn lịch sự, bởi vì đây là điều kiện cần mà bạn phải có.

4. Hữu lễ, quý nhân sẽ tự đến!

Chúng ta ai cũng hiểu là phải lịch sự lễ phép với người khác, nhưng khi bạn gặp phải một người không có chút phong thái nào, thì cũng hãy nhớ là vẫn phải luôn lịch sự, bạn không bao giờ biết được tương lai có khi họ chính là “quý nhân” của mình.

5. Gặp người khác thì phải chủ động chào hỏi

Có khi chỉ là gật đầu, mỉm cười, cũng có thể tạo ra hình tượng chính diện cho bạn, không nên để ấn tượng đầu tiên của người khác đối với bạn là: Mất lịch sự!

6. Không chặn lời người khác!

Khi người khác đang nói không nên chặn ngang, không những rất bất lịch sự mà còn không có lợi gì cho mình. Đó là biểu hiện của thái độ tự cho mình là đúng, mình nói mới là quan trọng nhất, cũng chính là không tôn trọng người khác.

7. Không nên tiết kiệm “vỗ tay”!

Khi người khác có biểu hiện xuất sắc hoặc làm một việc tốt nào đó, nên chân thành tán dương hoặc cảm ơn, vỗ tay không mất phí, vì thế không nên tiết kiệm.

8. Chữ tín đến từ tôn trọng

Tôn trọng là biểu hiện của lịch sự, lễ tiết với người khác, họ sẽ tự nhiên cảm nhận được sự chân thành của bạn, tuân thủ thời gian khi làm việc với người khác, bạn sẽ tự nhiên nhận được sự tín nhiệm của họ.

9. Tăng cảm kích, bớt phàn nàn

Dụng tâm làm một người có lễ tiết, chân thành cảm kích nhiều hơn một chút; phàn nàn vô lý bớt đi một chút, sẽ rất hữu dụng nếu bạn rèn luyện được những thói quen này!

Nguồn: daikynguyenvn

Tags:
Như thế nào được gọi là “thừa cân” ở Nhật?

Như thế nào được gọi là “thừa cân” ở Nhật?

Thật không thể khẳng định rằng liệu người thừa cân có lỗi hay không có lỗi? Nhiều người cho rằng những người béo phì không có kỷ luật với bản thân và không thể kiềm chế cơn thèm ăn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất