Bỏ túi ngay 12 cách pha nước chấm thông dụng cho từng món ăn cho Tết này
Mỗi loại thực phẩm hợp nhất với một loại nước mắm để có thể giữ được những hương vị cơ bản, đồng thời nâng cao khẩu vị của món ăn.
06:00 30/01/2019
Dưới đây là 12 cách pha nước chấm giúp các chị em nội trợ trong việc nấu ăn và bếp núc, đặc biệt trong những ngày tết.
1. Nước chấm Thái Lan
Nguyên liệu: Hành củ tím: 5gr Ớt cay: 1 quả Tỏi: 5gr Rau mùi ta Nước đun sôi để nguội: 10gr Nước mắm: 5gr Đường cát trắng: 5gr Nước cốt chanh: 5gr Hạt tiêu: 1/4 thìa Cách làm: Hành củ tím lột vỏ thái mỏng Tỏi băm nhỏ Rau mùi ta rửa sạch thái nhỏ khoảng 1 thìa cà phê Ớt cay băm nhỏ Cho vào bát: nước mắm,nước cốt chanh,đường cát trắng,nước đun sôi để nguội hoà tan đường,tiếp đến cho tỏi,ớt,hành,rau mùi và hạt tiêu,trộn đều tất cả các nguyên liệu là xong.
2. Nước chấm mắn gừng
Nguyên liệu: Nước mắm ngon: 50ml Chanh: 1 quả Gừng củ tươi: 20gr Hạt tiêu: 1 thìa cà phê Mỳ chính: 1 thìa cà phê (nếu ăn được mỳ chính) Ớt tươi: 1-2 quả tuỳ vào độ cay mà gia giảm Đường cát trắng hoặc đường vàng Biên Hoà: 20gr Nước đun sôi để nguội: 100ml Cách làm: Cho gừng,ớt tươi vào máy xay nhỏ hoặc giã thật nhỏ. Chanh vắt lấy nước cốt Cho vào bát: nước mắm,nước đun sôi để nguội,đường,nước chanh…hoà thật tan đường,tiếp đến cho gừng và ớt xay,hạt tiêu,trộn đều các nguyên liệu là xong.
3. Nước mắm chua ngọt
1 thìa canh tỏi băm,1/2 thìa canh ớt băm,4 thìa canh đường,4 thìa canh nước mắm,2 thìa canh nước đun sôi để nguội,1 quả chanh (nếu ai ăn mỳ chính thì thêm 1/2 thìa cà phê mỳ chính)
Để chắc chắn tỏi ớt nổi lên thì cho tỏi ớt vào bát trước,vắt 1/2 quả chanh vào để riêng. Hoà đường với nước mắm và nước đun sôi để nguôi cho tan,phải tan đường mới ngon.Sau đó mới đổ tỏi ớt vào và nêm nếm lại độ chua ngọt một lần nữa cho vừa miệng. Tỏi nên băm khô và băm thật nhỏ,tránh để dính nước thì sẽ luôn nổi.
4. Nước mắm tỏi ớt
Có rất nhiều cách pha nước mắm và hôm nay mình chia sẻ với các bạn cách pha nước mắm ớt tỏi vị đậm đà. Nguyên liệu: 30 ml nước cốt chanh 1 muỗng canh đường =20 gr 2,5 muỗng canh nước mắm 2 tép tỏi băm 3 trái ớt xanh, đỏ băm Thực hiện: Nước cốt chanh + đường cho vào chén hòa tan, sau đó cho ớt tỏi vào hòa đều. Cuối cùng cho nước mắn vào . nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
5. Pha mắm tôm
Đong trước lượng mắm tôm cần ăn ra tô/chén, cho đường (và bột ngọt) vào đánh đến khi đường tan. Nếm lại xem vị ngọt đã vừa miệng chưa để gia giảm thêm mặn ngọt. Với 3-4 người ăn, đong chừng 100 ml mắm tôm (6 muỗng canh vun) và đánh tan với 60g đường (3 muỗng canh vun) là vừa. Đặt chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi nóng thì cho một ít hành tím vào phi thơm, tắt bếp. Đổ ngay dầu còn đang sôi nóng vào mắm tôm, khuấy đều tay để mắm chín, bay mùi nồng của mắm tôm sống, sau đó cho nước cốt chanh vào. Dùng đũa đánh cho mắm tôm nổi bọt, chuyển màu tím nhạt. Nếm lại để gia giảm mặn – ngọt – chua cho vừa miệng. Trước khi ăn cho thêm ớt, tỏi tùy thích.
Dùng để ăn bún đậu, thịt luộc.
6. Nước chấm chẳm chéo
Nguyên liệu:
3-4 nhánh tỏi 2 quả ớt khô (hoặc dùng ớt bột khô) 2 thìa cà phê bột canh 1/3 thìa cà phê bột ngọt (nếu bạn ăn được bột ngọt) Vài hạt mắc khén (chỉ vài hạt thôi nhé mình đếm ra chắc chỉ 5 hạt vì cho nhiều phần nước chấm sẽ bị đắng và hăng). Mắc khén cũng phải rang hoặc nướng qua cho dậy mùi thơm,mọi người nên rang sẵn nhiều cho vào hộp kín cất ngăn mát tủ lạnh,người đồng bào dân tộc họ thường hay lưu trữ bằng cách treo gác bếp. Cách làm: Tỏi,ớt khô nướng cho thật thơm,đổ tất cả vào cối cùng hạt mắc khén,bột canh,bột ngọt,giã cho nhuyễn mịn. Món chẳm chéo khô có thể dùng để chấm món thịt luộc,măng luộc,chấm xôi,cá nướng,và kể cả rau củ quả luộc cũng rất ngon.
7. Nước chấm cua ghẹ
Nguyên liệu Đường cát trắng: 50gr Tương ớt: 50gr Nước mắm: 25gr Tỏi: 10gr Dấm ăn: 50gr Quất: 15gr Lá chanh: 3 lá Cách làm Tỏi băm nhỏ Quất thái mỏng Lá chanh thái sợi Cho vào bát: đường,nước mắm,dấm,tương ớt…hoà thật tan các nguyên liệu,tiếp đến là tỏi,quất thái mỏng,lá chanh.Trộn đều các nguyên liệu là xong.
8. Nước chấm xì dầu
Nguyên liệu:
100ml xì dầu đóng chai Tỏi: 20gr Ớt bột khô: 1/4 thìa cà phê hoặc dùng ớt tươi thì 1 quả (tuỳ độ cay mà thêm bớt) Đường cát trắng: 10gr Dấm ăn: 10gr Mỳ chính: 5gr Rau mùi ta (mùi tàu,hành lá…): 1 thìa canh ăn phở Vừng rang chín: 10gr Dầu mè: 20gr
Cách làm
Tỏi ớt băm nhỏ (nếu dùng ớt bột thì thôi ớt tươi) Rau mùi rửa sạch thái nhỏ Cho tất cả các nguyên liệu: xì dầu,đường,tỏi,ớt,mỳ chính,dấm ăn,rau mùi,vừng rang chín vào bát.Đun nóng dầu mè và đổ lên trên các nguyên liệu là xong.Trộn đều các nguyên liệu gia vị trong bát.
9. Nước chấm mắm nêm
Nguyên liệu: Mắm nêm Dì Cẩn hoặc các loại mắm nêm bất kì: 200gr (không ăn được mắm nêm có thể thay thế bằng lọ tương đen mua trong siêu thị) 1/2 quả dứa chín Hành tím: 10gr Tỏi: 40gr Đường: 20gr Nước cốt chanh: 40gr Ớt quả cay: 3 -4 quả (hoặc tuỳ độ cay để điều chỉnh) Vừng rang chín: 40gr Lạc rang chín: 40gr Cách làm 1/2 quả dứa bổ làm đôi,một nửa xay nhỏ lấy nước cốt,một nửa miếng đem băm thật nhỏ. Phi thơm tỏi và hành tím,đổ ớt xào nhanh tay cho thơm,tiếp đến dứa băm nhỏ,nước cốt dứa,mắm nêm.Đợi mắm sôi thì cho đường vào,nêm nếm cho vừa ăn.Múc mắm ra bát,trộn thêm vừng rang và lạc rang là xong.
10. Kho quẹt chấm rau luộc
Nguyên liệu: Thịt mỡ heo Nước mắm Đường Tiêu hột giã dập Hành củ, hành lá, ớt Cách làm: Mỡ heo rửa sạch, cắt hạt lựu, cho vào nồi, thắng thành tóp mỡ, ớt tóp mỡ ra riêng. Hành củ cắt mỏng, hành lá cắt lá và đầu hành để riêng, cắt nhỏ. Ớt xắt nhỏ Cho khoảng 2 muỗng mỡ nước vào nồi, nấu sôi rồi cho hành củ, đầu hành vào phi cho vàng. Vớt ra Cho mắm, đường vào đun lửa nhỏ cho đến khi sền sệt (cái này cho vào tùy người thích ngọt hay thích mặn mà tự điều chỉnh cho phù hợp!) Cho hành phi, tóp mỡ, tiêu, ớt vào. Tắt bếp, cho hành lá vào đảo đều!
11. Nước sốt cho món gỏi cuốn
1 củ hành tím phi vàng 8 muỗng canh tương đen Hoisin (loại tương dùng để ăn phở) 1 muỗng cà phê bơ đậu phộng hoặc đậu phộng rang giã nhuyễn 1 ít muối Sau khi đã chuẩn bị các nguyên liệu với tỉ lệ như trên, bạn cho tất cả vào một bát vừa và trộn đều cho đến khi sánh, mịn.
12. Nước chấm đậu phộng cho món thịt bò satay
300ml nước cốt dừa 8 muỗng cà phê bơ lạc 1/2 củ hành tây băm nhỏ 1 viên đường thốt nốt 1/2 muỗng cà phê ớt bột
1 muỗng cà phê nước tương 1 ít muối Đem tất cả đun sôi trên ngọn lửa vừa. Tắt bếp, để nguội và sử dụng.
Theo: nguoivietonhat.com
Thực tập sinh Việt Nam bị sa thải sớm: khoản bồi thường nào là đúng?
Tổng cộng 21 thực tập sinh mang quốc tịch Việt Nam đang làm việc cho một nhà phân phối bán buôn nông sản và một tập đoàn nông nghiệp ở tỉnh Aichi đang phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải sớm nhất là vào ngày 25 tháng 1.