Câu chuyện "không có công mà nhận lộc" và lời cảnh tỉnh dành cho những kẻ ưa hớt tay trên chốn văn phòng

Nguyên tắc làm người cơ bản chính là “không có công thì không nhận lộc”. Một khi không có công mà nhận lộc thì tương lai đều phải hoàn trả, thậm chí phải hoàn trả gấp nhiều lần.

12:00 17/12/2019

Sống trong môi trường lắm thị phi và nhiều điều tiếng như công sở, “drama” vốn là câu chuyện chẳng còn quá lạ lẫm. Có bao giờ chị em cảm thấy “điên tiết” khi đối mặt với những đồng nghiệp nịnh hót, không chăm chỉ làm việc mà đợi đến khi dự án hoàn thiện, thành quả đã có, rồi dùng thủ thuật cũng như lời nói để cướp đi công trạng của người khác.

Câu chuyện

Đứng trước tình huống đó, có phải chị em cảm thấy rất tức tối và bất công, một mực muốn vạch trần kẻ xấu chơi, đưa mọi chuyện ra ánh sáng nhưng rồi cảm thấy vô vọng khi mọi chuyện không thể diễn tiến theo ý mình. Vậy quả báo có đến sớm hay không và cái kết nào xứng đáng cho những kẻ không công mà nhận lợi lộc.

Câu chuyện không có công mà nhận lộc và lời cảnh tỉnh dành cho những kẻ ưa hớt tay trên chốn văn phòng - Ảnh 1.

Câu chuyện bi thương về vị thư sinh tài hoa bên dưới đây chắc hẳn sẽ là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ nhất cho những kiểu người không thích bỏ công sức để lao động một cách chân chính mà lại muốn nhận về nhiều lợi lộc. Cụ thể, câu chuyện được kể:

Xưa kia ở huyện Ngân có một vị thư sinh có tài văn chương, ai đọc văn thơ của anh đều khen ngợi và tin rằng anh ta sẽ đỗ đạt cao. Nhưng con đường làm quan của anh lại lận đận vô cùng. Anh ta đã từng nhiều lần tham dự các khóa thi cử mà không lần nào đỗ đạt.

Anh cảm thấy chán nản, thất vọng vì không biết tại sao con đường công danh của mình không được suôn sẻ. Một thời gian sau, người thư sinh này u uất, buồn bã mà mắc bệnh nặng.

Câu chuyện không có công mà nhận lộc và lời cảnh tỉnh dành cho những kẻ ưa hớt tay trên chốn văn phòng - Ảnh 2.

Trong lúc mê man, anh thấy mình bị một vị quan dẫn đến nha môn. Một lát sau, nhìn thấy trong điện có một vị quan đi đến, thư sinh liền cúi người xuống sợ hãi hỏi: “Thưa ngài, có phải tôi bị ốm nặng đã chết rồi hay không?”.

Vị minh quan trả lời: “Tuổi thọ của ngươi chưa hết, nhưng số bổng lộc thì đã tận rồi, chỉ e cũng chẳng bao lâu nữa thì ngươi lại phải đến đây”.

Thư sinh không hiểu liền thắc mắc: “Tôi đời này đều là dựa vào dạy học mà sống, tuyệt đối không làm chuyện 'thương thiên hại lý' bao giờ, sao có thể hết lộc sớm như vậy được?”.

Vị minh quan thở dài nói: “Nguyên nhân cũng chính là ở chỗ ấy, ngươi dựa vào dạy học mà sống nhưng ngươi đã từng dạy phẩm đức làm người cho học trò của mình chưa? Ngươi đã từng kiểm tra bài vở cho học trò chưa? Ngươi chỉ quan tâm đến số tiền mà mình nhận được còn lại đều mặc kệ mà thôi.

Câu chuyện không có công mà nhận lộc và lời cảnh tỉnh dành cho những kẻ ưa hớt tay trên chốn văn phòng - Ảnh 3.

Âm ty cho rằng, “không công mà hưởng lộc” thì cũng chẳng khác nào trộm đạo hay phí phạm lương thực. Vì thế, phải khấu trừ phần bổng lộc mà ngươi đáng được nhận để bồi hoàn. Cho nên, thọ mệnh của ngươi chưa hết nhưng bổng lộc thì đã tận rồi”.

Thư sinh nghe xong những lời này, giật mình ngẫm nghĩ lại những việc làm đã qua, quả thực tất cả đều chỉ có một mình thư sinh thấu tỏ, không ngờ nay vị minh quan cũng biết rõ.

Vị minh quan lại nói tiếp: “Thế nhân thường nhìn thấy một số người có cuộc sống khốn cùng, có người còn trẻ mà chết non thì liền oán hận Thiên đạo không công bằng, ông trời không có mắt. Nhưng nào biết rằng ẩn sâu bên trong, tất cả đều là do tự họ làm sai mà khiến cuộc đời rơi vào nông nỗi ấy”.

Thư sinh lúc này buồn bã bừng tỉnh ngộ. Cũng từ sau hôm đó, bệnh của anh ta càng ngày càng nặng hơn và cuối cùng không còn cách nào có thể chữa trị được.

Trước khi chết, thư sinh liền đem giấc mộng đó kể lại với bạn bè, người thân nghe cũng là mong muốn mọi người đừng vì lợi mình mà hại người, cố gắng hành thiện, “không công mà nhận lộc” thì rồi cũng phải hoàn trả hết, thậm chí phải hoàn trả gấp nhiều lần cũng đừng tưởng rằng những việc bản thân mình làm là không ai biết.

Sống ở đời, không ít người vì cái lợi trước mắt mà sẵn sàng quên đi thiên lương, dùng mọi thủ đoạn để đạt được, kể cả việc cướp đi thành quả cũng như sản phẩm của người khác. Tuy nhiên, đó cũng như một dạng vay mượn không hơn không kém. Mà phàm chuyện gì ở đời cũng vậy, có vay thì phải có trả, cả vốn lẫn lãi.

Cho nên, đừng vì những lợi ích trước mắt mà sẵn sàng bất chấp thủ đoạn, cũng đừng nhận lộc nếu công không phải do mình bỏ ra. Bởi thời điểm chúng ta phải trả lại những thứ ấy chắc hẳn sẽ là khoảnh khắc tệ nhất. Chị em công sở cũng đừng mãi trăn trở khi công mình bị cướp, bởi chắc chắn chúng ta sẽ nhận được những khoản bù đắp tương xứng.

Theo: cafef.vn

Tags:
Family Mart sẽ bán 23 loại bánh Giáng sinh chỉ qua đặt trước

Family Mart sẽ bán 23 loại bánh Giáng sinh chỉ qua đặt trước

Chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart sẽ bán 23 loại bánh Giáng sinh chỉ qua đặt trước. Hãng đang cố gắng giảm lãng phí thực phẩm thừa và tăng lợi nhuận bằng cách giảm bớt các sản phẩm không bán được.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất