Chàng trai chia sẻ cách xin việc ‘bách chiến bách thắng’ tại Nhật Bản cho người Việt, cộng đồng háo hức

Chào mọi người mình tên là Lê Công Tuấn Anh, người đã chia sẻ một chút về xin việc tại Nhật trước đây. Như đã hứa mình xin chia sẻ kinh nghiệm đi xin việc của mình cách đây 4 tháng trước. Phần đầu tiên mình sẽ chia sẻ về “khái quát chung về việc đi xin việc tại Nhật và những chuẩn bị cần thiết”. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn chuẩn bị đi xin việc và những bạn có ý định xin việc tại Nhật.

10:30 30/09/2017

1

LƯU Ý: Bài viết của mình dành cho 新卒 là chủ yêu nên những bạn nào đi làm rồi mà có ý định chuyển việc thì có thể không sát mấy. Các bạn vô mấy trang về 転職活動 để tìm hiểu rõ hơn.

1. Thời kì đi xin việc.

Có lẽ đây là một trong những điểm khác biệt của Nhật và Việt Nam. Ở Nhật có quy định thời gian xin việc. Thường là đầu năm 4 (đối với những bạn học đại học)hoặc đầu năm 2 (đối với những bạn học cao học). Cụ thể hơn là bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 9(thường là như vậy tuy nhiên cũng có những công ty tuyển quanh năm). 2.Các bước mà bản th’n đã chuẩn bị trước khi đi xin việc.

2.1 Đi thực tập (hè năm 3 đại học)

Thường các công ty sẽ bắt đầu nhận thực tập từ 1/6 hàng năm (cũng có những công ty quanh năm). Mình đăng kí đi thực tập 4 công ty trên các lĩnh vực khác nhau để nắm bắt đặc điểm từng ngành. Mình đăng ký qua 2 trang tuyển sinh マイナビ và リクナビ . Cách thức đăng ký mình cũng có nói qua trong 1 vài bài trước. Để được đi thực tập các bạn sẽ phải entry vô page tuyển của công ty đó tạo my page rồi sau đó viết entrysheet hoặc thi SPI(kỳ thi đánh giá năng lực qua mạng). Cả 4 công ty mình đã đi thì chỉ có nộp entrysheet thôi. Về cơ bản đậu entrysheet là sẽ được đi. Ngoài ra còn có một vài công ty bắt phải đi phỏng vấn nữa. → Tóm lại tuỳ công ty mà hình thức thi tuyển sẽ khác nhau.

 

Nước nhật - 日本

⚠ Chú ý: ・ Ở Nhật thường chỉ có thực tập ngắn ngày kiểu 1 ngày, 3 ngày, 1 tuần (những công ty dài ngày không nhiều) ・ Nội dung thực tập thường chỉ là giới thiệu qua về ngành, nội dung công việc rồi sau đó cho chúng ta làm teamwork. Để làm hẳn 1 công việc thực sự thì không có nhiều. ・ Có những công ty sẽ cho tiền đi lại, tiền trọ (nếu ở xa) hay tiền thưởng. Cái này tuỳ vào concept của mỗi công ty. Các bạn tự tìm hiểu về công ty mà bản th’n mình muốn đi.

2.2 Chuẩn bị những entrysheet cơ bản. (Từ tháng 10 trở đi)

Sau khi đi thực tập có cái nhìn tổng quan về ngành và nghề thì sau đó mình và các bạn trong zemi cùng đành giá lẫn nhau để tìm ra điểm mạnh điểm yếu để phục vụ cho việc viết Entrysheet và phỏng vấn. Về bản thân mình thì cách làm sẽ là viết 4エピソード cho chủ đề 大学時代で頑張ったこと. Mỗi một episode viết tầm 2000 chữ rồi đưa cho bạn bè đọc để từ đó họ đánh giá về tính cách, điểm mạnh điểm yếu của mình. Song song đó nhìn lại quá trình từ hồi học cấp 1 cho đến khi sang Nhật bản th’n mình đã trải qua những điều gì để từ đó nhìn ra tính cách, điểm mạnh điểm yếu của bản thân.

Sau khi phân tích đánh giá bản thân mình chuẩn bị luôn 8 phần cho entrysheet (đây là những câu hỏi cơ bản nhất mà hầu như công ty nào cũng sẽ hỏi) 1・大学時代で頑張ったこと 2・自分の強み(自己 PR) 3・困難を乗り越えた経験 4・大学で勉強したこと(内容編と活動編) 5・企業選択の軸

2.3 Lập List công ty dự tính thi(từ tháng 12-tháng 1)

◎Để lập được list các công ty mình muốn thi thì cần chuẩn bị 企業選択の軸. Mội một người sẽ có lý do chọn công ty riêng. Riêng bản thân mình thì mình chọn những công ty liên quan tới IT(ITベンチャー , 外資系) bởi nó phù hợp với tính cách. Vì vậy các bạn nên viết trước ES số 5 rồi chọn công ty sẽ tốt hơn.

◎Vậy chọn bao nhiêu công ty thì đủ? Câu trả lời với bản thân mình thì tầm 100 công ty. Lý do: ① Theo thống kê của trường mình thì tỷ lệ qua được vòng ES( vòng hồ sơ) thường là 50% vì vậy nếu là 100 công ty thì bạn qua ES tầm đc một nửa. ② Qua được vòng hồ sơ không có nghĩa sẽ suôn sẻ mà còn các vòng 2,3,4,5,… từ đó bạn tiếp tục trượt tiếp khá nhiều vì vậy tính ra những công ty đi được đến vòng cuối thường đếm trên đầu ngón tay là vậy.

◎Với bản thân mình: số lượng công ty pre-entry là 81, số lượng công ty dự thi là 31, tỷ lệ qua vòng ES là 52.6%.

◎Nên lập list thông qua Excel cho tiện quản lý. Khi lập list nên có những thông tin sau: 業界、製品分野、企業名、上場有無、自分の大学採用実績、他大学採用実績、志望度

◎ Không nên chỉ tập trung những công ty to, nổi tiếng. Bởi to và nổi tiếng không có nghĩa là tốt. Nên nhớ 1 điều là tìm 優良な企業chứ không phải là有名な企業

2.4 Thu thập thông tin các công ty dự tính thi Mục đích của việc này là thêm thông tin để viết một ES có sự khác biệt với người khác. Những thông tin trên website ai cũng có thể truy cập vô ai cũng có thể đọc được nên nếu chỉ dùng những thông tin ở đó thì bài ES của bản th’n khá mờ nhạt và giống những người khác. Vì vậy ngoài trang web trước khi xin việc các bạn nên hỏi xem có sempai nào đang làm tại công ty mà mình muốn dự thi không từ đó dò hỏi những thông tin mà bản thân mình muốn biết .

2.5 Chuẩn bị thi SPI

SPI là kỳ thi kiểm tra qua mạng để loại. Có rất nhiều loại nên lời khuyên của mình chỉ là luyện luyện và luyện thật nhiều. Thực ra du học sinh mình mà thi cái này cũng khá khó vì họ đánh đồng với người Nhật nên tỷ lệ trượt cũng khá cao. Có những công ty bắt thi còn có những công ty không bắt thi nên tuỳ vô mỗi công ty.

Và thêm một lời khuyên nữa là du học sinh nên chuẩn bị sớm. Ra hiệu sách hoặc xin từ sempai về rồi luyện thật sớm.

2.6 Chuẩn bị xin nghỉ baito và chuẩn bị tiền xin việc

Đi xin việc rất áp lức và mất nhiều thời gian nên nếu đi làm baito nữa sẽ rất mệt. Bản th’n mình nghỉ trọn baito từ cuối tháng 2 cho đến khi xin được vô công ty mà mình yêu thích. Tuy tiếc tiền thật nhưng mình suy nghĩ cho những cái l’u dài chứ không phải trước mắt nên cũng không sao. Vì vậy cho đến khi nghỉ baito để đi xin việc thì các bạn nên tích tiền ( thông qua làm baito và học bổng)

——————————————————————-

Tạm thời là như vậy đã. Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách viết Entrysheet tạo sự khác biệt với tất cả mọi người. Goodnight, everybody!

Hi vọng với kinh nghiệm trên của bạn Lê Công Tuấn Anh sẽ giúp mọi người tìm được một công việc phù hợp. Chúc các bạn thành công !

Tags:
Nên làm gì khi bị trượt visa lao động Nhật?

Nên làm gì khi bị trượt visa lao động Nhật?

Khi xin việc tại Nhật, có 1 việc rất quan trọng sau khi đỗ vào công ty đó là làm thủ tục xin visa. Không có gì đảm bảo 100% là bạn sẽ đỗ visa dù bạn thuê luật sư, tự làm hay công ty hỗ trợ thủ tục hồ sơ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất