Chia sẻ : Có một nước Nhật lạnh lùng và thiếu cảm thông gây xôn xao MXH
Tôi vẫn còn nhớ 7 năm trước ở Việt Nam khi tôi mang bầu con gái đầu lòng, tôi cảm thấy mình nhận được sự quan tâm và yêu thương không chỉ của gia đình mà cả toàn xã hội.
21:00 19/10/2019
Khi tôi bước ra phố chỉ với dáng vẻ hơi mệt mỏi, thậm chí bụng chưa có nhiều, nhưng có lẽ nước da xanh nhớt của một bà bầu cũng khiến người khác đủ hiểu, và nhiều bạn thanh niên, nhiều người trung niên và người già cũng luôn thương một người phụ nữ bé nhỏ mặt xanh nhớt là tôi.
Khi bụng càng lớn, nhìn vào rõ ràng ra tôi đang mang bầu rồi, tôi cảm thấy nó giống như một sự kiện đối với bất kỳ phương tiện giao thông nào mà tôi có dịp sử dụng.
Khi tôi đứng chờ xe bus, anh phụ xe hét toáng lên: có bà bầu nhé, tất cả mọi người đều dạt ra, tôi đi vào giữa, đàng hoàng có chỗ ngồi như một người nổi tiếng (celebrity) chính hiệu. Khi tôi đến các điểm công cộng, trong suốt 9 tháng đi nhiều nơi, hình như chỉ có một, hai lần là tôi không được nhường chỗ.
Dù đối với tất cả mọi người xung quanh tôi, tôi chỉ là một bà bầu không xinh đẹp, không ai biết đến tôi là ai, tôi vẫn được ưu tiên cực kỳ nhiều.
Tôi đã từng nghĩ mọi chuyện như vậy là bình thường, và tôi cũng đối xử với các bà bầu khác như vậy, cho đến khi tôi sang Nhật.
Nước Nhật đối với tôi có quá nhiều điều tuyệt vời, người Nhật với tôi có quá nhiều điều để học hỏi, trừ cách họ đối xử với bà bầu nơi công cộng.
Tôi không mang bầu ở Nhật, nhưng từ những câu chuyện mắt thấy tai nghe, tôi nhìn thấy một nước Nhật thật quá khác với hình ảnh hiếu khách thân thiện mà họ luôn muốn tạo hiệu ứng truyền thông.
Cô em cùng nhà với tôi mang bầu ba đứa con ở Nhật trong 6 năm kể lại với cả ba lần mang bầu, dù có đeo cái phù hiệu bà bầu hay không, dù bụng to đến đâu, cô cũng mới chỉ được nhường chỗ có đúng một lần.
Cô không thể quên được có nhiều lần có nhiều anh chàng thanh niên vô cùng to khỏe, thấy cô lật đật bụng bầu cùng với vài cái túi và xách theo một đứa con bé, nhưng chỉ hé mắt ra nhìn cô một cái và nhắm mắt lại ngủ tiếp.
Có lần vì quá muốn ngồi khi phải tha theo tận hai đứa bé, trên tay bế một đứa và tay kia dắt theo một đứa, cô nhìn chăm chú vào một người thanh niên Nhật mang cặp xách đi làm với mong muốn anh sẽ nhường cho cô, nhưng anh lạnh lùng quay đi. Nếu ở Việt Nam, chắc chắn cô không phải khổ sở đến như thế.
Tôi ở với cô em khi cô em đang bầu đứa thứ ba, có nhiều lần tôi cũng đi cùng chuyến với em, và tất nhiên, đi qua bao nhiêu chuyến tàu ở Tokyo, không ai nhường chỗ cho em dù bụng em vượt mặt.
Khi sự chịu đựng bị cố ấn chìm đi vì đang sống trong một xã hội văn minh, không nhẽ lại kêu ca nhiều quá về điều tất nhiên trong xã hội đó, nên nhiều người không dám nói.
Tuy nhiên khi một người nói ra, gần như tất cả các bà mẹ nước ngoài ở Nhật đều phàn nàn về việc dù đã có hàng ghế ưu tiên dành cho những người yếu thế bao gồm người già, người tàn tật, bà bầu và người có trẻ em nhưng chuyện bà bầu có được ngồi vào chỗ đó hay không, lại là chuyện khác.
Bản thân phụ nữ Nhật khi mang bầu và lên các phương tiện công cộng cũng không được nhường chỗ nhiều, thế nhưng họ chấp nhận việc đó bởi họ cũng quan niệm mang bầu là việc của họ, và không nên đòi hỏi sự ưu tiên.
Tại sao lại có hiện tượng này ở Nhật? Theo ý kiến của cá nhân người viết, nó xuất phát từ quan niệm của người Nhật. Họ quan niệm rằng việc mang bầu là việc của cá nhân người đó, vậy nên người đó phải tự giải quyết được vấn đề của mình, mọi mong muốn được ưu tiên, sẽ bị coi là làm phiền cộng đồng, chính vì vậy, nếu muốn được nhường chỗ khi mang bầu ở Nhật, điều đó không phù hợp quan niệm xã hội.
Thứ hai, đối với họ, việc mang bầu tất nhiên cũng là việc bình thường, giống như đói phải ăn, khát phải uống nên không có nhiều lý do để được hưởng sự ưu tiên. Và cuối cùng, trong bối cảnh nhiều người đi làm phải đi tàu xa, nhiều khi bản thân họ cũng quá mệt mỏi với việc phải đứng quá lâu trên tàu, nên việc phải nhường chỗ trong khi bản thân họ cũng quá mệt là việc không hợp lý.
Ai cũng biết, sống xã hội nào phải theo những quy chuẩn về ứng xử và thói quen của xã hội đó, thế nhưng dẫu sao vẫn cảm thấy cách đối xử với phụ nữ có bầu ở Nhật nó cứng nhắc và thiếu tình người, thiếu sự thông cảm.
Cùng đọc những comment về bài viết:
Theo: nguoivietonhat.com
Nhật Bản có thể hoãn diễu hành sau lễ đăng quang của Nhật hoàng
Ngày 17/10, Đài truyền hình NHK đưa tin, Chính phủ Nhật Bản đang tính tới phương án hoãn tổ chức diễu hành sau lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito, để tập trung cho các nỗ lực khắc phục thiệt hại của siêu bão Hagibis vừa qua.