Chia sẻ về công việc của tu nghiệp sinh giàn giáo

Tiếng chuông đồng hồ điểm 4h sáng. Cố chợp mắt thêm vài giây níu kéo giấc mơ đẹp còn đang dang dở, nhưng rồi cũng phải ngậm ngùi bật dậy khỏi cái chăn thân yêu nếu không muốn lại đi làm muộn. Một ngày mới của tôi dường như lúc nào cũng bắt đầu như vậy.

12:28 20/08/2017

Tôi là một tu nghiệp sinh giàn giáo ở Nhật, cũng như bao tu nghiệp sinh xây dựng khác, một ngày thường bắt đầu từ rất sớm, bởi muốn tới công trường xa, mà lại không muốn gặp tắc đường thì chỉ có cách đi thật sớm để tránh giờ đông xe cộ qua lại. Đó cũng chính là cách mà người Nhật tránh được việc đi làm muộn hay trễ hẹn.

Mười phút vệ sinh cá nhân, mặc quần áo bảo hộ lao động xong đâu đấy, tôi bắt đầu nấu nướng chuẩn bị cho bữa cơm sáng và obento – cơm hộp cho bữa trưa. Bây giờ là mùa hè nên phải làm như vậy bởi vì đến trưa, dưới cái nóng gay gắt của mùa hè thì cơm hộp rất dễ bị thiu, hỏng. Việc tự chuẩn bị cơm nước cũng giúp tôi tiết kiệm được một khoản kha khá so với đi ăn cơm nhà hàng hoặc ăn vặt tại các cửa hàng combini.

Sau khi ăn uống xong, tôi mất thêm 20 phút để đạp xe đến chỗ làm, từ đó leo lên xe tải chở vật liệu đi rong ruổi khắp thất tỉnh Kanto (Gunma, Tochigi, Ibaraki, Saitama, Tokyo, Chiba, và Kanagawa) trong suốt thời gian 3 năm đi tu nghiệp. Cái nghề này với tôi, có lẽ đó là điều thú vị duy nhất, vì so với các bạn tu nghiệp sinh đi làm trong nhà máy thì tôi có thể đi khắp đó đây, thỏa mãn tầm mắt trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tuyệt đẹp nơi đây, và mỗi ngày, đều như một trải nghiệm mới bày ra trước mắt, nên cuộc sống dù có hơi vất vả, nhưng cũng không hề nhàm chán.

Đi công trường, vì quy định là tu nghiệp sinh không được phép lái xe nên bắt buộc phải có người Nhật đi kèm. Hồi mới sang, tiếng tăm còn chưa rõ, việc làm cũng chẳng ra đâu vào đâu, lên xe tải lại hay ngủ gật nên hay bị ăn mắng lắm, họ nói là: “cùng làm việc như nhau, tại sao tao phải lái xe mà mày lại được ngủ?”. Trong lòng thì cũng bực lắm, chả lẽ lại nói ” lương các ông gấp mấy lần lương tôi, lái xe các ông cũng được tiền chứ đâu phải làm không công đâu” nhưng nghĩ đi nghĩ lại, ai cũng là con người, nhiều khi nhìn mấy lão đốt thuốc như châm hương, cabin xe như cái lò hun khói rồi uống cafe đen như uống nước lã, chỉ để cho đỡ buồn ngủ.

Nhiều khi thấy cũng tội nên cố gắng thức cùng, một phần là vì an toàn của bản thân mình nữa, vì nếu chẳng may hắn ngủ gục ra đấy thì không biết mình rồi sẽ đi đâu về đâu. Ấy thế mà có một lần, ngồi trên cái xe tải chở 5 6 thằng, thằng nào cũng nghĩ là thằng còn lại thức nên ngủ cả đám. Đùng một cái, xe giật như động đất cấp 7, uỳnh một phát lao lên, đâm xuyên qua hàng rào chắn đường, hôn kịp vào đuôi xe thằng đằng trước rồi dừng lại. Mấy thằng bọn tôi choàng tỉnh dậy, ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Hóa ra là anh tổ lái ngủ gật. Hú hồn hú vía…

Thức trên quãng đường đi làm và quãng đường về, tôi nhận ra đó là một cơ hội lớn để rèn luyện khả năng tiếng Nhật còi cọc của mình. Với những câu nói bập bõm, những từ vựng chắp nối, không gãy gọn của tôi mà những cuộc trò chuyện có thể kéo dài hàng giờ. Chúng tôi nói chuyện về đủ thứ trên đời : về con cá hôm qua câu, về công việc hôm nay, nói về quê hương tôi, lý do tại sao tôi qua Nhật, hoặc thậm chí là vừa đi đường vừa chỉ trỏ mấy cô em gái xinh xinh bên đường và bàn tán.

Cứ như vậy, tôi được rèn luyện mỗi ngày. Nhiều khi thấy bực vì có những lúc muốn nói mà không tìm được, hoặc không diễn tả được cái ý định mà mình muốn bày tỏ, tôi nghĩ, phải học thật nhiều hơn nữa, biến ngôn ngữ này thành của riêng cho mình.

Lên xe, tôi không rời bỏ quyển sách mang đi học, đến nỗi tạo thành một thói quen, dù có ngủ gật thì tay vẫn cầm chặt được cuốn sách. Mở mắt ra đọc được vài chữ, rồi lại tiếp tục ngủ gật. Nhiều khi tự thấy xấu hổ vì cái thói quen dở khóc dở cười này…

Công trường thường bắt đầu vào lúc 8h sáng, sau lễ chourei và kết thúc vào 5h chiều. Nghề giàn giáo, tiếng nhật gọi là tobi 鳶 ( trong tobi thì lại chia ra nhiều ngành khác nhau như ashiba, juuryou tobi重量鳶) hay ashiba 足場. Lấy từ ashiba chúng ta có thể hiểu đơn giản nghề giàn giáo là nghề chuyên lắp ghép, tạo ra những chỗ để chân, tiện cho những người thợ ngành nghề khác, ví dụ như thợ sơn 塗装屋さん、thợ mộc 大樹さん、thợ làm sắt 鉄筋屋さん đứng lên đó thao tác. Không như ở Việt Nam, giàn giáo của nhật nhìn đẹp và an toàn hơn nhiều (đương nhiên nếu bạn tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn lao động trong công trường của Nhật).

Trong ashiba lại chia ra làm mấy loại khác nhau : wakugumi ashiba 枠組み足, bike ashiba 場美化足場, tankan ashiba タンカン足場. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau. Và tôi thì chỉ chuyên môn làm loại thứ 2 – bike ashiba, còn được gọi là 打ち込み足場 vì nó dùng búa để đóng cố định vật liệu vào nhau.

Các bạn cứ thử tưởng tượng nó giống như trò lắp ghép lego, bất kể địa hình, loại này có thể bám sát hình dạng của ngôi nhà nên rất tiện lợi cho việc lắp các công trình nhỏ, hẹp. Tất nhiên để đảm bảo độ an toàn, thì vật liệu, những miếng ghép Lego được chế tạo với khối lượng khá lớn, nên việc khuân vác cần tốn rất nhiều công sức. Tu nghiệp sinh như chúng tôi đi làm, chủ yếu đến để làm phu khuân vác là chính. Công việc được chia ra là lắp ghép giàn giáo và tháo dỡ giàn giáo. Lắp ghép thì phải chuẩn bị vật liệu để lắp.

Vì công trình mỗi ngày một khác nhau, thiên biến vạn hóa, nên không phải chỉ biết bê vác không là được, phải biết nhìn hiện trạng của công trình để có thể chuẩn bị vật liệu sao cho hợp lý nhất. Để làm được điều này thì ít cũng phải mất 1 năm rèn luyện rồi tích lũy kinh nghiệm. Thông thường năm đầu tiên gần như chỉ ăn với vác, nhiều đến nỗi cảm giác như lệch vai, vẹo xương sống vì nó đâu có nhẹ nhàng gì, 4-50kg là bình thường. Hồi mới sang, vì cơ thể khá là yếu, không làm nặng bao giờ nên nhiều khi mệt quá còn không ăn nổi cơm nữa.

Không dưới 3 lần tôi lập kế hoạch đi về vì khổ quá =)), có lần còn viết đơn định gửi giám đốc nhưng lại thôi. Nghĩ là bỏ về, sau không còn cơ hội sang nữa nên lại cố gắng. Về sau hiểu việc rồi, cơ thể cũng được rèn luyện quen với vật nặng rồi thì nó cũng đỡ được phần nào. Nếu bạn bắt gặp ở đâu đó một công trình đang tháo giàn giáo, bạn có thể nhìn thấy những bước chuyền vật liệu nhẹ nhàng, khéo léo. Nhiều khi lại thấy họ thả vật liệu từ trên cao xuống, và người ở dưới bắt rất gọn gàng, đẹp mắt. Bạn sẽ nghĩ rằng, ồ trông có vẻ đơn giản nhỉ, nhìn họ làm nhẹ nhàng vậy cơ mà ^^

Xin thưa, đó là cả một sự luyện tập dài và bền bỉ, một sự tập trung tinh thần cao độ. Bởi vì, chỉ một vật nhỏ xíu như con ốc thôi, mà rơi từ độ cao 20m xuống đất cũng đã đủ gây thương tích cho con người rồi. Vì vậy, trong công trường đang tháo giàn giáo, tuyệt đối không được phép xảy ra một lỗi sai, vì chỉ một chút lơ là sẽ có thể gây ra tổn thất khó lường. Nhiều khi đi làm, sẽ có những lúc phải bắt những tấm ván nặng khoảng 14kg ném từ độ cao hơn 5m xuống, và phải bắt cho gọn gàng bằng 2 tay, không được để chạm đất (nếu chạm đất sẽ dễ làm vỡ nền gạch hoặc nền bê tông dưới chân, mà bên nhật dính mấy cái này thì cực kì rắc rối) .

Điều này sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra chấn thương cho tay của bạn.

Tuy nhiên cái gì cũng vậy, ban đầu có vẻ trông rất là sợ, nhưng làm lâu dần rồi cũng sẽ quen. Các ngành nghề xây dựng, mỗi ngành đều có những vất vả riêng. Nhưng ngành giàn giáo, ngoài sự vất vả đó còn kèm theo sự nguy hiểm.

Mỗi một ngày đi làm là một ngày vật lộn, giàn giáo cao, mái nhà thì trơn, đường đi thì hẹp, sảy chân một cái coi như xong mọi chuyện. Nhiều khi đứng ở chỗ mà nhìn người đi đường bé như con kiến, cắm cái cột hachikoma ( cột giáo nặng 13.6kg, dài 3m6, tên gọi tùy thuộc từng vùng hoặc từng công ty, có thể gọi là サブ、タテジ、サブロク…) mà cảm giác thật là phê, vì càng lên cao, ngoài ảnh hưởng của gió thì tâm lý con người cũng thay đổi, lúc đó ngược lại, không lo người rơi xuống, chỉ sợ vật liệu rơi xuống, nhất là giàn giáo tôi làm lại toàn là vật liệu nhỏ, dễ rơi dễ tuột khỏi tay. 3 năm tôi cũng làm rơi 2 lần, lần thì vỡ gạch , lần gần đây nhất là rơi cái kìm cắt sắt vào ô tô nhà hàng xóm, bị xước mất một vết to bằng cái đầu đũa thôi mà mấy lần họp khiển trách vì tổng thiệt hại để sửa chữa lại vết xước đó xấp xỉ 40 man (tương đương 80 triệu VND).

Cũng may có công ty giúp đỡ lấy bảo hiểm để chi trả không thì mất toi nửa năm lương. Nhật làm ăn rất nghiêm chỉnh, nên dù chỉ là một vết xước nhỏ, cũng phải dùng mọi cách để trả nó về đúng vị trí ban đầu. Nên đi làm lúc nào cũng phải chú ý từng chút một. Ngoài công việc, thì việc quan hệ giữa những người cùng làm trong công ty cũng là một vấn đề khá đau đầu.

Người Nhật làm trong công trường xây dựng nhiều người tính tình thất thường, dễ nổi cáu và bắt nạt người ngoại quốc. Đặc biệt là tu nghiệp sinh. Phần vì công việc vất vả, người mình chưa hiểu dẫn đến làm sai, gây ra thiệt hại, phần vì người đi công trường làm, thường đi làm từ rất sớm, (16 17 tuổi) học hành không đủ nên thường có xu hướng bạo lực.

Người mình, do chịu nhiều quy tắc ràng buộc, tiền vay nợ để sang…nên thường nhẫn nhịn để cho qua chuyện, vô hình chung làm cho tình trạng này kéo dài, và dĩ nhiên phần thiệt thuộc về tu nghiệp sinh, dẫu có nói chuyện với nghiệp đoàn thì lại nhận được vài lời động viên, giảng hòa xuề xòa cho qua. Được một thời gian lại đâu vào đấy. Hồi mới sang tôi cũng hay bị bắt nạt lắm, động làm gì là nó mắng nó chửi.

Đi làm mệt còn chịu được, chứ đi làm lúc nào cũng lo nó lại hành mình thì còn cảm thấy mệt hơn. Phải mất một thời gian khá là dài, khi đã biết việc và hiểu tiếng Nhật rồi thì mới đỡ được cái tình trạng đó.

Tuy nhiên thì cũng có rất nhiều công ty tốt, đãi ngộ tốt, lương cao, thân thiện. Giá như người Việt mình ai cũng vào được những công ty đó thì tốt biết mấy. Còn lại, nếu chẳng may vào những công ty giống như tôi kể trên thì cách tốt nhất để tự bảo vệ mình đó là phải cố gắng trở nên thật giỏi, để người ta không có lý do nào nói được mình điều gì nữa.
Ba năm tu nghiệp, tôi đã học được rất nhiều điều, thấy được nhiều điều.

Tôi cũng mong những gì mình chia sẻ ở đây có thể giúp các bạn hình dung rõ hơn về công việc cũng như những khó khăn mà tu nghiệp sinh giàn giáo nói riêng và tu nghiệp sinh xây dựng nói chung phải trải qua. Với những kinh nghiệm đã tích lũy được của mình, tôi cũng muốn tiếp tục được chia sẻ, được giúp đỡ các bạn, những người đang tiếp theo bước chân tôi đã đi qua.

Trần Thế Anh, Saitama tháng 7/2017

Mười phút vệ sinh cá nhân, mặc quần áo bảo hộ lao động xong đâu đấy, tôi bắt đầu nấu nướng chuẩn bị cho bữa cơm sáng và obento – cơm hộp cho bữa trưa. Bây giờ là mùa hè nên phải làm như vậy bởi vì đến trưa, dưới cái nóng gay gắt của mùa hè thì cơm hộp rất dễ bị thiu, hỏng. Việc tự chuẩn bị cơm nước cũng giúp tôi tiết kiệm được một khoản kha khá so với đi ăn cơm nhà hàng hoặc ăn vặt tại các cửa hàng combini.

Sau khi ăn uống xong, tôi mất thêm 20 phút để đạp xe đến chỗ làm, từ đó leo lên xe tải chở vật liệu đi rong ruổi khắp thất tỉnh Kanto (Gunma, Tochigi, Ibaraki, Saitama, Tokyo, Chiba, và Kanagawa) trong suốt thời gian 3 năm đi tu nghiệp. Cái nghề này với tôi, có lẽ đó là điều thú vị duy nhất, vì so với các bạn tu nghiệp sinh đi làm trong nhà máy thì tôi có thể đi khắp đó đây, thỏa mãn tầm mắt trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tuyệt đẹp nơi đây, và mỗi ngày, đều như một trải nghiệm mới bày ra trước mắt, nên cuộc sống dù có hơi vất vả, nhưng cũng không hề nhàm chán.

Đi công trường, vì quy định là tu nghiệp sinh không được phép lái xe nên bắt buộc phải có người Nhật đi kèm. Hồi mới sang, tiếng tăm còn chưa rõ, việc làm cũng chẳng ra đâu vào đâu, lên xe tải lại hay ngủ gật nên hay bị ăn mắng lắm, họ nói là: “cùng làm việc như nhau, tại sao tao phải lái xe mà mày lại được ngủ?”. Trong lòng thì cũng bực lắm, chả lẽ lại nói ” lương các ông gấp mấy lần lương tôi, lái xe các ông cũng được tiền chứ đâu phải làm không công đâu” nhưng nghĩ đi nghĩ lại, ai cũng là con người, nhiều khi nhìn mấy lão đốt thuốc như châm hương, cabin xe như cái lò hun khói rồi uống cafe đen như uống nước lã, chỉ để cho đỡ buồn ngủ.

Nhiều khi thấy cũng tội nên cố gắng thức cùng, một phần là vì an toàn của bản thân mình nữa, vì nếu chẳng may hắn ngủ gục ra đấy thì không biết mình rồi sẽ đi đâu về đâu. Ấy thế mà có một lần, ngồi trên cái xe tải chở 5 6 thằng, thằng nào cũng nghĩ là thằng còn lại thức nên ngủ cả đám. Đùng một cái, xe giật như động đất cấp 7, uỳnh một phát lao lên, đâm xuyên qua hàng rào chắn đường, hôn kịp vào đuôi xe thằng đằng trước rồi dừng lại. Mấy thằng bọn tôi choàng tỉnh dậy, ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Hóa ra là anh tổ lái ngủ gật. Hú hồn hú vía…

Thức trên quãng đường đi làm và quãng đường về, tôi nhận ra đó là một cơ hội lớn để rèn luyện khả năng tiếng Nhật còi cọc của mình. Với những câu nói bập bõm, những từ vựng chắp nối, không gãy gọn của tôi mà những cuộc trò chuyện có thể kéo dài hàng giờ. Chúng tôi nói chuyện về đủ thứ trên đời : về con cá hôm qua câu, về công việc hôm nay, nói về quê hương tôi, lý do tại sao tôi qua Nhật, hoặc thậm chí là vừa đi đường vừa chỉ trỏ mấy cô em gái xinh xinh bên đường và bàn tán.

Cứ như vậy, tôi được rèn luyện mỗi ngày. Nhiều khi thấy bực vì có những lúc muốn nói mà không tìm được, hoặc không diễn tả được cái ý định mà mình muốn bày tỏ, tôi nghĩ, phải học thật nhiều hơn nữa, biến ngôn ngữ này thành của riêng cho mình.

Lên xe, tôi không rời bỏ quyển sách mang đi học, đến nỗi tạo thành một thói quen, dù có ngủ gật thì tay vẫn cầm chặt được cuốn sách. Mở mắt ra đọc được vài chữ, rồi lại tiếp tục ngủ gật. Nhiều khi tự thấy xấu hổ vì cái thói quen dở khóc dở cười này…

Công trường thường bắt đầu vào lúc 8h sáng, sau lễ chourei và kết thúc vào 5h chiều. Nghề giàn giáo, tiếng nhật gọi là tobi 鳶 ( trong tobi thì lại chia ra nhiều ngành khác nhau như ashiba, juuryou tobi重量鳶) hay ashiba 足場. Lấy từ ashiba chúng ta có thể hiểu đơn giản nghề giàn giáo là nghề chuyên lắp ghép, tạo ra những chỗ để chân, tiện cho những người thợ ngành nghề khác, ví dụ như thợ sơn 塗装屋さん、thợ mộc 大樹さん、thợ làm sắt 鉄筋屋さん đứng lên đó thao tác. Không như ở Việt Nam, giàn giáo của nhật nhìn đẹp và an toàn hơn nhiều (đương nhiên nếu bạn tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn lao động trong công trường của Nhật).

Trong ashiba lại chia ra làm mấy loại khác nhau : wakugumi ashiba 枠組み足, bike ashiba 場美化足場, tankan ashiba タンカン足場. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau. Và tôi thì chỉ chuyên môn làm loại thứ 2 – bike ashiba, còn được gọi là 打ち込み足場 vì nó dùng búa để đóng cố định vật liệu vào nhau.

Các bạn cứ thử tưởng tượng nó giống như trò lắp ghép lego, bất kể địa hình, loại này có thể bám sát hình dạng của ngôi nhà nên rất tiện lợi cho việc lắp các công trình nhỏ, hẹp. Tất nhiên để đảm bảo độ an toàn, thì vật liệu, những miếng ghép Lego được chế tạo với khối lượng khá lớn, nên việc khuân vác cần tốn rất nhiều công sức. Tu nghiệp sinh như chúng tôi đi làm, chủ yếu đến để làm phu khuân vác là chính. Công việc được chia ra là lắp ghép giàn giáo và tháo dỡ giàn giáo. Lắp ghép thì phải chuẩn bị vật liệu để lắp.

Vì công trình mỗi ngày một khác nhau, thiên biến vạn hóa, nên không phải chỉ biết bê vác không là được, phải biết nhìn hiện trạng của công trình để có thể chuẩn bị vật liệu sao cho hợp lý nhất. Để làm được điều này thì ít cũng phải mất 1 năm rèn luyện rồi tích lũy kinh nghiệm. Thông thường năm đầu tiên gần như chỉ ăn với vác, nhiều đến nỗi cảm giác như lệch vai, vẹo xương sống vì nó đâu có nhẹ nhàng gì, 4-50kg là bình thường. Hồi mới sang, vì cơ thể khá là yếu, không làm nặng bao giờ nên nhiều khi mệt quá còn không ăn nổi cơm nữa.

Không dưới 3 lần tôi lập kế hoạch đi về vì khổ quá =)), có lần còn viết đơn định gửi giám đốc nhưng lại thôi. Nghĩ là bỏ về, sau không còn cơ hội sang nữa nên lại cố gắng. Về sau hiểu việc rồi, cơ thể cũng được rèn luyện quen với vật nặng rồi thì nó cũng đỡ được phần nào. Nếu bạn bắt gặp ở đâu đó một công trình đang tháo giàn giáo, bạn có thể nhìn thấy những bước chuyền vật liệu nhẹ nhàng, khéo léo. Nhiều khi lại thấy họ thả vật liệu từ trên cao xuống, và người ở dưới bắt rất gọn gàng, đẹp mắt. Bạn sẽ nghĩ rằng, ồ trông có vẻ đơn giản nhỉ, nhìn họ làm nhẹ nhàng vậy cơ mà ^^

Xin thưa, đó là cả một sự luyện tập dài và bền bỉ, một sự tập trung tinh thần cao độ. Bởi vì, chỉ một vật nhỏ xíu như con ốc thôi, mà rơi từ độ cao 20m xuống đất cũng đã đủ gây thương tích cho con người rồi. Vì vậy, trong công trường đang tháo giàn giáo, tuyệt đối không được phép xảy ra một lỗi sai, vì chỉ một chút lơ là sẽ có thể gây ra tổn thất khó lường. Nhiều khi đi làm, sẽ có những lúc phải bắt những tấm ván nặng khoảng 14kg ném từ độ cao hơn 5m xuống, và phải bắt cho gọn gàng bằng 2 tay, không được để chạm đất (nếu chạm đất sẽ dễ làm vỡ nền gạch hoặc nền bê tông dưới chân, mà bên nhật dính mấy cái này thì cực kì rắc rối) .

Điều này sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra chấn thương cho tay của bạn.

Tuy nhiên cái gì cũng vậy, ban đầu có vẻ trông rất là sợ, nhưng làm lâu dần rồi cũng sẽ quen. Các ngành nghề xây dựng, mỗi ngành đều có những vất vả riêng. Nhưng ngành giàn giáo, ngoài sự vất vả đó còn kèm theo sự nguy hiểm.

Mỗi một ngày đi làm là một ngày vật lộn, giàn giáo cao, mái nhà thì trơn, đường đi thì hẹp, sảy chân một cái coi như xong mọi chuyện. Nhiều khi đứng ở chỗ mà nhìn người đi đường bé như con kiến, cắm cái cột hachikoma ( cột giáo nặng 13.6kg, dài 3m6, tên gọi tùy thuộc từng vùng hoặc từng công ty, có thể gọi là サブ、タテジ、サブロク…) mà cảm giác thật là phê, vì càng lên cao, ngoài ảnh hưởng của gió thì tâm lý con người cũng thay đổi, lúc đó ngược lại, không lo người rơi xuống, chỉ sợ vật liệu rơi xuống, nhất là giàn giáo tôi làm lại toàn là vật liệu nhỏ, dễ rơi dễ tuột khỏi tay. 3 năm tôi cũng làm rơi 2 lần, lần thì vỡ gạch , lần gần đây nhất là rơi cái kìm cắt sắt vào ô tô nhà hàng xóm, bị xước mất một vết to bằng cái đầu đũa thôi mà mấy lần họp khiển trách vì tổng thiệt hại để sửa chữa lại vết xước đó xấp xỉ 40 man (tương đương 80 triệu VND).

Cũng may có công ty giúp đỡ lấy bảo hiểm để chi trả không thì mất toi nửa năm lương. Nhật làm ăn rất nghiêm chỉnh, nên dù chỉ là một vết xước nhỏ, cũng phải dùng mọi cách để trả nó về đúng vị trí ban đầu. Nên đi làm lúc nào cũng phải chú ý từng chút một. Ngoài công việc, thì việc quan hệ giữa những người cùng làm trong công ty cũng là một vấn đề khá đau đầu.

Người Nhật làm trong công trường xây dựng nhiều người tính tình thất thường, dễ nổi cáu và bắt nạt người ngoại quốc. Đặc biệt là tu nghiệp sinh. Phần vì công việc vất vả, người mình chưa hiểu dẫn đến làm sai, gây ra thiệt hại, phần vì người đi công trường làm, thường đi làm từ rất sớm, (16 17 tuổi) học hành không đủ nên thường có xu hướng bạo lực.

Người mình, do chịu nhiều quy tắc ràng buộc, tiền vay nợ để sang…nên thường nhẫn nhịn để cho qua chuyện, vô hình chung làm cho tình trạng này kéo dài, và dĩ nhiên phần thiệt thuộc về tu nghiệp sinh, dẫu có nói chuyện với nghiệp đoàn thì lại nhận được vài lời động viên, giảng hòa xuề xòa cho qua. Được một thời gian lại đâu vào đấy. Hồi mới sang tôi cũng hay bị bắt nạt lắm, động làm gì là nó mắng nó chửi.

Đi làm mệt còn chịu được, chứ đi làm lúc nào cũng lo nó lại hành mình thì còn cảm thấy mệt hơn. Phải mất một thời gian khá là dài, khi đã biết việc và hiểu tiếng Nhật rồi thì mới đỡ được cái tình trạng đó.

Tuy nhiên thì cũng có rất nhiều công ty tốt, đãi ngộ tốt, lương cao, thân thiện. Giá như người Việt mình ai cũng vào được những công ty đó thì tốt biết mấy. Còn lại, nếu chẳng may vào những công ty giống như tôi kể trên thì cách tốt nhất để tự bảo vệ mình đó là phải cố gắng trở nên thật giỏi, để người ta không có lý do nào nói được mình điều gì nữa.
Ba năm tu nghiệp, tôi đã học được rất nhiều điều, thấy được nhiều điều.

Tôi cũng mong những gì mình chia sẻ ở đây có thể giúp các bạn hình dung rõ hơn về công việc cũng như những khó khăn mà tu nghiệp sinh giàn giáo nói riêng và tu nghiệp sinh xây dựng nói chung phải trải qua. Với những kinh nghiệm đã tích lũy được của mình, tôi cũng muốn tiếp tục được chia sẻ, được giúp đỡ các bạn, những người đang tiếp theo bước chân tôi đã đi qua.

Trần Thế Anh, Saitama tháng 7/2017

Tags:

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất