Cụ ôпg xiп cơɱ ɱùɑ djcɦ, cô gái sợ địпɦ bỏ vô пɦà rồi đổi ý cɦo cơɱ пgoп và ɫiềп: Ấɱ lòпg cả 2

Dù hoàn cảnh này là khó khăn thật hay giả nhưng đó không phải là điều mà chị quan tâm. Hơn bao giờ hết, giúp được người là điều nên làm, một miếng khi đói bằng một gói khi no mà.

10:26 31/07/2021

Dịch đã ảnh hưởng đến bạn chưa? Đó là câu mở đầu cho bài tâm sự của một người dùng mạng về hoàn cảnh chị vừa gặp phải. Thấy ông cụ đói khổ mở lời xin cơm vẫn giữ đúng khoảng cách quy định của nhà nước, hồi đầu chị hơi nghi ngờ, sau đã vô cùng xúc động. Ông không xin tiền, chỉ xin đúng một ít cơm lót dạ. Chị thấy thương nên không những tặng cụ hộp cơm mà còn tặng thêm 100 nghìn đồng để cụ bỏ túi, có muốn ăn gì thì mua.

Giữa lúc dịch bệnh hoành hành như thế này, ai trong chúng ta cũng có vô số những khó khăn riêng. Thế nhưng ít ra chúng ta vẫn còn may mắn hơn rất nhiều hoàn cảnh, đặc biệt là ông cụ trong câu chuyện sau:

“Dịch đã ảnh hưởng tới bạn chưa…?

Không biết có ai gặp trường hợp như mình chưa. Vì Hà Nội đang phải thực hiện chỉ thị 16 nên không ai được ra đường nếu không cần thiết, mình phải ở nhà. Chiều thấy trước sân hơi bụi mà đang rảnh nên lấy cái chổi quét thì có 1 bác đi bộ đến, đứng cách xa chắc phải 2m gọi:

- Cô ơi, cô cho tôi xin bát cơm được không, tôi đói quá.

Mình lúc đầu thấy hơi sợ sợ, vì chẳng hiểu đâu ra 1 người đàn ông trông ăn mặc thiếu thốn đứng xin bát cơm giữa mùa dịch, mình không nói gì, định đi vào nhà thì:

- Cô ơi, tôi chỉ xin bát cơm thôi, tôi không xin tiền hay làm gì đâu, cô cho tôi xin bát cơm với 1 ít rau ít lạc vào túi bóng xong tôi lấy cũng được.

Lúc này mình mới quay lại hỏi:

- Chú ở đâu, sao lại lang thang ngoài đường thế này.

- Tôi không ở đây, tôi ở chỗ khác, tôi lên đây xin việc thì ở đây giãn cách tôi không về được, tôi lang thang mấy ngày rồi, không ai cho tôi ở nhờ. Tôi không xin tiền cô đâu, cô cho tôi xin ít đồ ăn là được."

hình ảnhBài tâm sự của cô gái. Ảnh chụp màn hình, Neu CFS

"Nói xong mình chẳng nghĩ gì nữa, đầu tiên cứ vào lấy ít cơm, ít ruốc với ít vừng, rau thì còn 1 ít bắp cải, thịt có thịt luộc, bỏ vào quay, trước khi vào thì:

- Vậy chú chờ cháu tí, cháu lấy đồ ăn cho.

Sau khoảng hơn 5 phút thì mình mang ra, có mấy hộp nhựa nhà mình không dùng nên bỏ vào đưa cho chú, lúc ra thấy chú vẫn ngồi chờ, thấy mình mang đồ ăn chú tươi tỉnh hẳn lên.

- Cảm ơn cô, cô để đó xong đứng cách xa để tôi lấy.

Chú nói xong mình cũng hiểu là chú muốn tuân thủ cách xa 2m, chú cầm 2 cái hộp đồ ăn mình bỏ sẵn trong túi bóng rồi đi, trước khi đi không quên:

- Cảm ơn cô nhiều.

Xong cứ thế đi, mình lúc đó chợt nghĩ hay là cho chú ấy thêm ít tiền, mình vào nhà, lấy 100k rồi chạy ra thấy chú đi được 1 đoạn rồi…

- Chú ơi, cháu biếu chú ít tiền, nếu đói chú xem có gì mua nhé.

Xong mình để ở gốc cây, rồi đi ra, chú đi lại cầm 100k, 2 tay chắp vào lạy mình:

- Cảm ơn cô ạ.

Rồi lại nở nụ cười thật tươi rồi đi. Lúc đó mình quên không hỏi thông tin hay cách liên lạc, vì trong đầu mình chỉ nghĩ 2 việc là lấy đồ ăn và cho người ta tiền.

Tự dưng thấy người ta khổ quá, chẳng biết thật hay không nhưng từ lời nói, hành động của người ta mình cảm thấy họ là người nói thật, chỉ xin đồ ăn, ko xin tiền, cách chú ấy tuân thủ khoảng cách 2m, rồi vì lên đây xin việc vào đúng đợt dịch. Chắc cũng do dịch bị ảnh hưởng phần nào…

Dịch như này, nhiều người bị ảnh hưởng, mình cũng vậy nhưng ít ra còn đủ cái ăn, cái mặc chứ còn rất nhiều người ngoài kia như chú ấy, không đủ ăn, không đủ mặc nữa…

Mong sao dịch sớm hết, để mọi người trở lại cuộc sống bình thường như trước kia.”

hình ảnhẢnh minh họa, nimg.ws.126.net, Báo tin tức

Bài tâm sự kể về câu chuyện vừa diễn ra khiến không chỉ bản thân người phụ nữ mà ai cũng xúc động. Người đói khổ thì lúc nào cũng có, nhưng trong hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay thì họ còn khó khăn hơn bao giờ hết.

Cư dân mạng để lại bình luận cảm ơn tấm lòng của người phụ nữ và bày tỏ sự xót xa đối với hoàn cảnh của người đàn ông vất vả:

- Thật. Dịch ai cũng ảnh hưởng nhưng nghĩ tới vậy mà thương. Mong dịch nhanh qua.

- Nói thật chứ dịch kỳ này nặng quá, người ta bây giờ khổ lắm chỉ mong dịch qua đi thật nhanh. Nghe bài viết ấm lòng giữa mùa dịch. Đại dịch ơi hãy mau qua đi trả lại sự bình yên cho đất nước.

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Cảm ơn tấm lòng của bạn. Chỉ mong dịch mau hết. Để mọi thứ lại bình yên.

- Dịch thế này ai cũng bị ảnh hưởng, người có của ăn của để thì ảnh hưởng ít, người không có gì thì coi như... toang thực sự.

- Của ít lòng nhiều. Thế cũng là phúc đức lắm rồi bạn.

hình ảnhBình luận của cư dân mạng.

Đôi khi ở trong nhà, hằng ngày dù có không thoải mái chút vẫn có đủ cơm ngon canh ngọt no bụng, tối vẫn ngủ một giấc no say. Chúng ta đâu ngờ rằng ở ngoài kia có biết bao nhiêu người đói khổ, ăn bữa này không biết bữa sau thế nào. Bình thường có nghèo đến mấy họ vẫn làm được việc này việc kia kiếm chút tiền mua cơm. Nhưng nay giãn cách, không có việc làm, không tiền, nhà nào cũng cửa đóng then gài thì họ phải làm sao? Khốn khổ trăm bề, cảnh này ai thấu?

Vì vậy, chỉ mong sao cho dịch nhanh chóng qua đi, nhịp sống trở lại bình thường để ai nấy đều có thể đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống và những hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể mưu sinh, vất vả chút nhưng có tiền mua gạo mua cơm. Còn như trường hợp của ông cụ trên đây thật quá đỗi xót xa. Tuy nhiên, cũng còn một điều đáng mừng là dù trong nghịch cảnh, cụ ông vẫn biết tuân thủ quy định phòng dịch, có ý thức đứng xa 2m, đi xin nhưng biết đủ, có chừng mực, xin đồ ăn chứ không dám xin tiền. Đồng thời, cô gái cũng thật tốt bụng, dù sợ hãi nhưng vẫn giúp người, khiến chúng ta cảm thấy cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp. Một câu chuyện đời thường quá đỗi giản dị nhưng thật ấm lòng!!!

Tags:
Xóɫ ɫɦươпg 4 ρɦậп đời bấɫ ɦạпɦ ɫroпg 'giɑ đìпɦ ɫrời ɦàпɦ':'cái пgɦèo, bệпɦ ɫậɫ luôп đeo báɱ'

Xóɫ ɫɦươпg 4 ρɦậп đời bấɫ ɦạпɦ ɫroпg "giɑ đìпɦ ɫrời ɦàпɦ":"cái пgɦèo, bệпɦ ɫậɫ luôп đeo báɱ"

Người dân thôn Long Hội (xã Bình Phú, Thăng Bình, Quảng Nam) đặt cho gia đình chị Lê Thị Trách là “gia đình trời hành” khi cái nghèo, bệnh tật luôn đeo bám khiến cuộc sống gia đình chị vốn đã khốn khó lại càng thêm phần nghiệt ngã.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất