Cùпg ɱưu siпɦ ɫrêп 1 cɦiếc xe ɱáy, cɦɑ già ɫɦươпg coп пɦậп cuốc xe ôɱ giữɑ đêɱ: Xấu số gặρ cướρ kɦôпg quɑ kɦỏi

Bỏ quê lên phố mưu sinh, hai cha con nhọc nhằn lắm mới có thể sắm được chiếc xe máy để làm xe ôm công nghệ. Vậy mà trớ trêu làm sao, trong một lần chở khách đi đêm, người cha qua đời trong đau đớn, để lại ước mơ dang dở sẽ mua đất xây nhà cho con trai và con dâu.

18:57 24/07/2021

Đây là câu chuyện về ông Phạm Văn Hùng, một tài xế xe ôm công nghệ đã "ra đi" cách đây 2 năm dưới con dao oan nghiệt của người quen tên Nguyễn Văn Hồ. Ngày ấy, gã Hồ vì thiếu tiền tiêu xài và nợ tiền phòng trọ nên đã nảy sinh ý định cướp của.

Biết ông Hùng chấp nhận chạy xe đêm, gã đã dụ ông chở tới đường Rạch Cầu Suối, H. Bình Chánh. Tới nơi, lợi dụng lúc ông Hùng không để ý, gã đã ra tay với ông chỉ để lấy đi một chiếc điện thoại, 100.000 đồng tiền mặt và chiếc xe máy cũ.

Tại phiên tòa, hội thẩm nhân dân phân tích: “Người ta vì cuộc sống, người ta thức đêm thức hôm chở bị cáo đi mà bị cáo lại tàn bạo như vậy. Vì đồng tiền mà bị cáo lại tước đi mạng sống của người khác. Giờ bị cáo đứng đây chờ nhận án, con bị cáo, vợ bị cáo ra sao? Sao lúc ra tay bị cáo không nghĩ đến điều này? Vì lòng tham, vì sự tàn nhẫn, chính bị cáo đã đẩy cả hai gia đình vào cảnh tang thương...”.

hình ảnhSau cùng, HĐXX sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hồ tử hình (Ảnh: Thanh Niên)

Hai năm trôi qua, anh Phạm Công Hậu (25 tuổi, ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM), cậu con trai duy nhất của người tài xế bạc mệnh vẫn ở lại dãy trọ cũ, cùng vợ thuê căn phòng đối diện nơi ba mình từng sinh sống. Hằng tháng, anh cố gắng trả thêm một khoản tiền nhà, giữ đồ đạc trong phòng trọ của ba vẹn nguyên như những ngày ông còn sống.

Nghĩ tới hoàn cảnh của đứa cháu trai, mắt bà Phạm Thị Tuyết Lan (55 tuổi) lại đỏ hoe: “Ngày hay tin ba mất, thằng Hậu rũ xuống. Tội thằng nhỏ, mẹ bỏ đi từ lúc lên 3. Ba mất chưa được bao lâu, nó đi khắp nơi tìm lại mẹ thì cũng hay tin mẹ bị ung thư, vừa mới qua đời”.

Đã thế, chiếc xe bị cướp là tài sản duy nhất của hai ba con Hậu. “Một chiếc xe, hai ba con chia ra chạy. Ba bảo tôi chạy từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều, để ba đi mấy giờ còn lại. Chiếc xe đó cũng là mua trả góp, đến lúc ba mất vừa góp xong tiền xe”, Hậu ngậm ngùi.

Hỏi Hậu nhớ nhất điều gì về ba, anh nói đó là ước mơ cháy bỏng của ba. “Trước lúc mất, ba mơ có một căn nhà vì từ xưa tới giờ chỉ ở nhà thuê thôi. Lúc nào ba cũng tâm sự với cô Lan rằng muốn về quê nuôi gà nuôi vịt. Vì vậy, ba làm bao nhiêu tiền cũng để dành, tằn tiện”, Hậu chia sẻ.

Bà Lan kể, sống ở đất Sài Gòn, kiếm ít chi nhiều, em mình thì chạy xe bữa được bữa không, rồi biết bao giờ mới gom đủ để mua đất, cất nhà. “Nghe mình khuyên vậy nhưng nó cũng tự tin tuyên bố, kiểu gì em cũng mua được”, bà Lan nhớ lại.

hình ảnhHình minh họa (Ảnh: Internet)

“Trước lúc mất vài ngày, nó bảo giờ em chạy xe em hà tiện, rồi vay người ta một chút ráng lo cho thằng Hậu học lái xe cho có cái nghề. Ước nguyện, ước muốn tùm lum, tính dữ lắm. Vậy mà...”, kể đến đây, bà nghẹn giọng, mắt đỏ hoe.

Phiên tòa hôm ấy, bà Lan cùng Hậu đến dự, người con trai cũng cố gồng mình: “Lúc nhìn thấy người đó, tôi tức tối lắm, chỉ muốn nhào vô đánh cho hả giận”. Hậu nghĩ, mình cũng nghèo, cũng phải bỏ học đi làm thuê nhưng đâu có đi cướp của như những gì bị cáo đã làm với ba của anh. “Cứ đổ lỗi cho nghèo khổ, thiếu thốn rồi đi cướp giật, hại người như vậy thì được sao...”, Hậu lẩm nhẩm.

Dẫu biết cuộc sống mưu sinh còn có quá nhiều thứ khắc nghiệt, thế nhưng khi biết đến câu chuyện của gia đình anh Hậu, vẫn thấy chạnh lòng quá. Thương cho người cha quá cố, thương cho người con trai mất cả ba lẫn mẹ, trở thành trẻ mồ côi.

Anh Hậu nói đúng lắm, thế gian có biết bao mảnh đời nghèo khổ mà người ta có sinh tật trộm cướp đâu. Tại sao lại viện cái lý do túng quẫn để rồi hành động man rợ, lúc biến thành ác quỷ thì bặm trợn, cay độc. Đến lúc đứng trước tòa thì run như cầy sấy, lạy lục van xin.

Ngẫm đến những phận đời phải mưu sinh nhọc nhằn, bỗng thấy xót xa quá đỗi. Biết bao vụ án về xe ôm công nghệ, biết bao số phận đã bị vùi chôn, để lại con thơ, mẹ già tội nghiệp. Cái nghề ấy nguy hiểm là thế, rủi ro là thế, nhưng không ít người phải dấn thân vào, âu cũng bởi hai chữ “mưu sinh”.

hình ảnhDạo này, người ta thường nói Sài Gòn hoa lệ, nhưng hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo. Như câu chuyện của cha con ông Hùng cũng nhọc nhằn như thế. Lẽ ra ở tuổi xưa nay hiếm, ông phải được ở nhà an hưởng tuổi già cùng con cháu, nhưng vì muốn ra phố kiếm chút tiền để dành dụm cho mai sau, để có chút vốn liếng về quê trồng rau nuôi vịt, nên phải oằn gánh bám trụ.

Mồ hôi ngày nào cũng nhễ nhại dính hết trên áo quần nhưng ông vẫn luôn lạc quan, luôn nở nụ cười tươi đón khách, luôn hào hứng nói với chị gái của mình, rồi gia đình chúng ta sẽ có căn nhà riêng ấm cúng.

Ước mơ đơn giản là thế, thiện lương là thế, vậy mà đành dang dở nửa chừng chỉ vì kẻ ác bất lương. Xã hội ơi, sao khắc nghiệt và tàn nhẫn quá đỗi, phố thị có lẽ là nơi không dành cho những câu chuyện cổ tích rằng ở hiền sẽ gặp lành. Mưu sinh là hành trình đánh đổi, chấp nhận, đớn đau. Tất cả như cắt cứa vào lòng người.

Giờ đây, Bị cáo Nguyễn Văn Hồ đã bị tuyên án tử hình, nhưng với Hậu, dù án có thế nào thì anh cũng mất đi người ba hằng ngày nấu cơm, đợi cửa. Anh bảo sẽ ráng đi làm, để dành tiền, rồi về quê, mua một căn nhà nhỏ, hoàn thành nốt nguyện vọng dở dang ngày trước của ba.

Tags:
Đáпg ɫɦươпg пgười đàп ôпg ɱù cɦữ cɦạy xe ôɱ côпg пgɦệ: Gồпg ɱìпɦ пgủ ɫrêп xe, kɦôпg dáɱ gặρ coп cɦáu

Đáпg ɫɦươпg пgười đàп ôпg ɱù cɦữ cɦạy xe ôɱ côпg пgɦệ: Gồпg ɱìпɦ пgủ ɫrêп xe, kɦôпg dáɱ gặρ coп cɦáu

Không biết các mẹ còn nhớ không, về câu chuyện của người đàn ông chạy xích lô bị thu giữ phương tiện, bật khóc giữa trụ sở công an và sau đó được tặng một chiếc xe máy để hành nghề xe ôm khiến bao người cũng rưng rưng theo vì cảm xúc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất