Cuộc sống ở Nhật Bản có khắc nghiệt như trong suy nghĩ của bạn?
“Hiện thực khốc liệt nhưng các bạn sẽ vượt qua nếu cố gắng, kiên trì và chịu thay đổi”
17:22 31/08/2017
Hiện nay, trên nhiều trang báo luôn có những bài viết, những chương trình, dẫn chứng về việc sống và học tập của du học sinh Nhật Bản không hề màu hồng như trong suy nghĩ của chúng ta. Điều đó đã vô hình chung dẫn đến việc gây hoang mang cho cộng đồng giới trẻ. Nhưng, có phải là màu hồng hay không? Các bạn đã bao giờ nghĩ sâu về vấn đề này chưa, đã xác định rõ mục đích của việc đi du học của bản thân chưa? Đi để học, để tiếp cận tri thức hay là đi để kiếm tiền?…
Đi Nhật Bản là để kiếm tiền,,, Cụm từ này, chắc chắn đa phần các bạn đều nghĩ như vậy đúng không? Nhất là với những bạn có gia đình kinh tế không mấy khá giả. Jellyfish dám chắc với bạn rằng,ĐI NHẬT là để kiếm tiền là hoàn toàn đúng: nhưng cái đúng ở đây là đúng ở tương lai.
Đầu tiên, có một bộ phận lớn các bạn trông chờ vào việc làm thêm để có thể chi trả khoản nợ học phí ở Việt Nam nhưng có điều ít nhất 6 tháng đến 1 năm đầu bạn sẽ không quan tâm đến học phí và 3 tháng tiền kí túc xá do đã đóng từ ban đầu. Vậy làm sao có được việc làm?
Khi bạn mới sang, bạn mất 3 ngày để làm đầy đủ giấy tờ, sổ ngân hàng ,có được một cái smart phone trên tay. Và làm ơn đừng dùng smartphone để chơi game vì có 1 đống ứng dụng cần thiết cần cài đặt, đảm bảo cho cuộc sống của các bạn ở Nhật.
Xin việc thì cần Jikoushokai và người Shokai. Khi bạn mới sang cho dù bạn có N1 đi nữa, xác suất bạn tự phỏng vấn mà đậu cũng rất thấp do người ta nhìn vào thẻ lưu trú sẽ thấy bạn mới sang. Do đó tốt nhất TỪ Ở NHÀ bạn phải dùng GOOGLE, FACEBOOK tìm hiểu trước và đánh dấu những công việc mà mình có khả năng làm được, tìm bạn và kết bạn đi.
Dù các bạn đang ở trình độ tiếng Nhật bình thường, nhưng ít ra jikoshokai phải chuẩn (chuẩn ở đây không phải là ngữ pháp mà là cách nói lưu loát, có cảm xúc, nhìn vào mặt người nghe và đặt cảm xúc trong đó chứ không phải là trả bài học thuộc lòng). Bạn có đến cả nửa năm đến 1 năm ở VN mà ko chuẩn bị được cho mình 1 bài giới thiệu bản thân sao?
Với những trung tâm tư vấn du học Nhật Bản hứa hẹn việc làm cho du học sinh nhưng sau khi sang Nhật, các bạn vẫn phải bỏ tiền cho người shokai là chuyện xảy ra thường xuyên. Điều đó là dĩ nhiên,công ty Việt Nam sao có thể giới thiệu việc làm ở Nhật Bản được. Và hiển nhiên bạn phải chi khoảng 2,5 man (1 man = 10,000 yên) shokai cho thông tin việc làm cũng chẳng có gì là sai.
Đó là điểm khác biệt của ICC với các trung tâm khác; ICC có trụ sở chính tại Nhật Bản, có đội ngũ hỗ trợ cả ở Việt Nam và Nhật Bản,trung tâm sẽ hỗ trợ các bạn sinh viên 24/7 trong đó có cả việc giới thiệu việc làm cho các bạn.Nhưng, đỗ hay không thì sẽ hoàn toàn dựa và khả năng, bản lĩnh và cái duyên của các bạn.
NHƯNG chú ý nhé:
Các bạn không thể phụ thuộc 100% vào trung tâm hỗ trợ mà các bạn phải có sự chuẩn bị hay 1 kế hoạch rõ ràng. Hiện tại, đa số các bạn có quá nhiều thời gian để chuẩn bị trước khi qua Nhật nhưng lại không có 1 kế hoạch nào cho cuộc sống tại Nhật trong khi apps tra ga tàu có, apps bản đồ có, ứng dụng nào cũng có, google images hình ảnh ga tàu có, streetview địa chỉ cũng hình ảnh vệ tinh, thế mà xuống đến sân bay các bạn như kiểu lạc vào thế giới cổ tích.
Các apps này các bạn bảo các bạn không biết tiếng Nhật, vậy có bao giờ các bạn tự hỏi bản thân là mình biết cách gõ ko? Nửa năm chuẩn bị trong khi các apps này ngồi nghiên cứu dịch (chỉ cần biết cách gõ) chỉ mất 1 tháng là cùng dành cho người không biết công nghệ. Không cần phải qua đến Nhật ngồi ở nhà nếu bỏ thời gian chuẩn bị tốt bạn đã có địa chỉ các siêu thị, địa chỉ trường, địa chỉ nơi bạn sẽ ở thậm chí là hình chụp của chúng. Bạn có thể lên kế hoạch xếp đồ này, đồ kia ở đâu, phải mua những gì khi qua đó. Ngày đầu tiên làm gì, ngày thứ 2 làm gì, mua gì bla…bla…
Nói tiếp đến là việc làm quá giờ qui định! Tại sao phải làm 2 việc khi 1 việc là đủ rồi.
Nếu các bạn chuẩn bị tốt cho bản thân hành trang để thích nghi cuộc sống tại Nhật Bản thì chỉ trong tháng đầu tiên bạn đã có 1 việc làm chân tay rồi (xưởng, đóng cơm hộp và phân loại sách). Và chắc chắn với khí hậu Nhật Bản có 4 kì nghỉ: Xuân, Hạ, Thu, Đông; vì vậy, bạn xin việc xong thì phải lên kế hoạch cho kì nghỉ gần nhất xem đến kì nghỉ đó thì đi làm ở đâu (vì sẽ được double thời gian) và lương cao hơn so với bình thường.
Như vậy sau 4 tháng đầu tiên (trong trường hợp bạn nào chậm thích nghi sang tháng thứ 2 mới có việc), bạn có được 3 tháng lương + gần 1 tháng kì nghỉ. Ít nhất bạn cũng được 25 – 27 man trong đó 3 tháng tiền nhà ban đầu và 6 tháng học phí là các bạn đã đóng rồi nên 25-27 man này bạn chỉ phải trả tiền điện thoại, tiền sinh hoạt ăn uống, mua sắm chăn gối (tốn khoảng 10 man). Như vậy bạn vẫn còn dư 15-17 man, số tiền này đủ để bạn ra kí túc và tìm công việc mới.
Trong 3 – 4 tháng đầu, bạn phải tìm công việc tiếp theo bằng cách nghiên cứu và lựa chọn;
ví dụ: bạn chọn sukiya ở gần nhà thì bạn phải lui tới đó ăn thử, quay clip ghi âm xem nhân viên họ nói những gì khi gặp khách, xem menu đọc như thế nào, có những món gì, sau đó, đem về phân tích và học cho nhớ.
Trong 3-4 tháng bảo đảm bạn phỏng vấn sẽ đậu vì bạn đã có sự chuẩn bị tốt (Bằng N chả liên quan, giỏi 1 nửa minna no nihongo mà chuẩn bị trước, nói lưu loát cảm xúc là đủ). Khi bạn phỏng vấn đỗ rồi làm khoảng 1 tháng thì bạn nghỉ luôn công việc cơm hộp hay rau đầu tiên kia đi cứ thế bạn chỉ cần làm 28 tiếng/ tuần. Thời gian còn lại dùng để học tiếng, tìm hiểu xung quanh và lên kế hoạch. Bạn nên tìm những công việc mà nó có khả năng thăng tiến:
ví dụ: ở các ga lớn như ikebukuro có những quán dành cho staff chính thức nhưng phải làm bao lâu mới lên được. Bạn phải xác định được cho mình cái đường dài và để đi được đến cái đường dài đó bạn phải viết những kế hoạch ngắn hạn chứ không thể nào các bạn xin vào làm 1 công ty ở Nhật được mà không có kinh nghiệm trước đó. Ở VN cũng vậy thôi, muốn ra trường không thất nghiệp thì từ năm 1 đã phải lên kế hoạch xin việc ở đâu rồi (Không xét những đứa có điều kiện và quan hệ).
Vậy hãy tập viết kế hoạch ngay từ bây giờ !!! Viết kế hoạch càng chi tiết càng tiết kiệm thời gian thì bạn càng sướng. Giặt đồ, nấu ăn, di chuyển tàu xe, mua sắm phải lên thời gian tiện lợi nhất tránh làm một cách tuỳ tiện dẫn đến lãng phí thời gian và kể cả đi chơi cũng lên plan hết. Bạn chỉ cần thực hiện tốt, tận dụng các kì nghỉ thì bạn chỉ cần làm 28 tiếng/ tuần là bạn đã đủ chi phí gia hạn visa cho năm tiếp theo:
-3 tháng đầu => dư 15-17 man.
-3 tháng tiếp theo viêc 1000/h trong đó có 1 kì nghỉ tổng thu 40 man trừ đi tiền nhà, sinh hoạt, ăn uống, đt , đi chơi thì cũng dư ra thêm 20 man nữa.
-3 tháng tiếp theo việc 1100/h hoặc như cũ 1000/h tổng thu 45 – 50 man trừ chi phí dư ra 20 – 25 man.
Cứ tiến cấp thì sau 1 năm bạn dư sức tiết kiệm được 60 – 80 man để gia hạn visa mà vẫn đảm bảo được sức khoẻ, việc học tốt. Sau 1 năm bạn lên kế hoạch tốt như thế thì trình độ tiếng Nhật bạn cũng rất khá rồi. Bảo đảm năm thứ 2 bạn sẽ có công việc tốt hơn nữa và tiết kiệm được nhiều hơn. Bạn nào nhanh nhẹn buôn bán lặt vặt thì còn dư giả nữa.
Có thể đọc đến đây nhiều bạn sẽ đổ thừa về sự may rủi hay hoàn cảnh nhưng sự thật nhà ai cũng hoàn cảnh như bạn thôi và cơ hội đến cũng như nhau thôi. Tất cả những gì ICC vừa chia sẻ là cách sử dụng các ứng dụng, cách tìm kiếm thông tin, các bạn đều làm được. Không ai thu phí của các bạn cả. Các bạn đừng dùng internet, smartphone để chơi game, để tán tỉnh nhau, để ăn nhậu, hẹn hò quá nhiều là được.
HÃY CÙNG ICC ĐỒNG HÀNH CHO CHẶNG ĐƯỜNG ĐẦY CHÔNG GAI NHÉ!
Cuộc sống bi thảm của những doanh nhân Nhật Bản: làm việc như robot, thờ ơ với sex và chuyện tình cảm
Bộ ảnh “The Man-Machine” (tạm dịch: sống như máy) được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia David Tesinsky đến từ Praha.