Cuốп sácɦ về y ɦọc lâu đời пɦấɫ củɑ Truпg Quốc cɦỉ rõ: Mọi bệпɦ ɫậɫ đều bắɫ đầu ɫừ 4 điểɱ
Y ɦọc Truпg Quốc пói rằпg, bácɦ bệпɦ, пgoài ɫác độпg củɑ ɫɦiêп пɦiêп пɦư пóпg lạпɦ ɱưɑ gió, ɫừ yếu ɫố bêп пgoài пɦư ăп uốпg пơi ở ɫɦì пó còп xuấɫ ρɦáɫ ɫừ cɦíпɦ cái “kɦí”, ɫức cảɱ xúc, ɫiпɦ ɫɦầп bêп ɫroпg củɑ ɱỗi пgười.
01:15 08/04/2021
"Hoàng đế nội kinh" (đây là một tài liệu y học cổ của Trung Quốc, được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản của nền y học cổ truyền Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỷ) có nói: "Phu bách bệnh chi thí sinh giả, bất khởi vu táo thấp, hàn thứ, phong vũ, âm dương, hỉ nộ, ẩm thực, cư xứ".
Lại nói: "Bách bệnh sinh vu khí dã".
Ý muốn nói, bách bệnh ngoài tác động của thiên nhiên như nóng lạnh mưa gió, từ yếu tố bên ngoài như ăn uống nơi ở thì nó còn xuất phát từ chính cái "khí", tức cảm xúc, tinh thần bên trong của mỗi người, chẳng hạn như kinh (kinh ngạc) thì khí loạn, lao (lao lực) thì khí hao, tư (ưu tư sầu muộn) thì khí kết.
Chỉ một câu nói, nói hết tận nguyên nhân bệnh tật của con người.
01
Bệnh tới từ khí hậu
"Hoàng đế nội kinh" viết: "Sinh vu phong hàn thứ thấp táo hỏa", ý muốn nói những yếu tố thời tiết bên ngoài có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Trong quá khứ "phong hàn thứ thấp táo hỏa", tức gió, lạnh, nóng, ẩm, khô, trong quá khứ rất tự nhiên, nhưng ở thời hiện đại, chúng đã biến đổi rất nhiều.
"Phong", ngoài chỉ gió tự nhiên ra thì còn là gió quạt; "hàn" ngoài lạnh tự nhiên ra thì còn có điều hòa, máy lạnh; "nhiệt" ngoài cái nóng của tự nhiên ra thì còn có thể là do mùa đông, ở những khu vực thời tiết khắc nghiệt, người ta sưởi ấm quá mức.
Những thứ được tạo ra bởi con người đó tưởng chừng như khiến chúng ta vô cùng thoải mái, nhưng chúng phần nhiều lại là những hoạt động "nghịch thiên", và một khi đã đi ngược lại với tự nhiên thì sẽ tạo ra ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
"Hoàng đế nội kinh" có giải thích rất rõ ràng rằng: cơ thể bên trong con người cũng có 4 mùa và quy luật của mỗi mùa. Khi trời nóng khí dương tỏa ra, khi khí dương lan tỏa khí âm trong người sẽ được đào thải ra; khi trời lạnh khí dương sẽ thu lại, chúng ta nuôi dưỡng sinh lực, có như vậy thì năm tới mới càng khỏe mạnh hơn.
Con người cần ăn ngũ cốc tạp lương, hấp thụ âm dương của bốn mùa, nên cơ thể không thể lúc nào cũng có thể giữ được trạng thái lý tưởng.
Bên trong cơ thể của chúng ta có khí lạnh, khí ẩm, những khí lạnh khí ẩm này mượn sức mạnh nào để tán ra bên ngoài? Mượn sức mạnh của thời tiết, cụ thể là mùa hè.
Khi mùa hè tới, lỗ chân lông của con người đều sẽ mở rộng hơn, mọi người cần lao động một cách phù hợp, có lao động mới ra mồ hôi.
Sau khi ra mồ hôi, xương tủy sẽ được đả thông, đào thải ra rất nhiều nguy cơ bệnh tiền ẩn, đây là cơ thể đang tự mình điều chỉnh.
Tự nhiên cần "nhiệt", con người cũng cần "nóng", lúc này, khí dương phát tán ra ngoài, nó sẽ đem theo những thứ trong cơ thể ra cùng, và việc của chúng ta là phải "thuận".
Vì vậy, tuy mùa hè chúng ta rất ghét ánh mặt trời, nhưng để có thể sống khỏe mạnh, chúng ta cần tới ánh mặt trời, cần tới ánh nắng, cần tới cái nóng ở một mức thích hợp.
Tuy nhiên, con người hiện đại chúng ta lại quá quen với sự thoải mái, mùa hè vừa đến, ngay lập tức bật điều hòa ở nhiệt độ rất thấp.
Đây là mùa để tán khí ra bên ngoài, nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp như vậy, dương khí của chúng ta sẽ đi đâu? Tất nhiên là đi ngược lại vào trong. Đây gọi là "nghịch". Bởi vì đi ngược lại với tự nhiên nên sẽ sinh ra cái hại.
Ngày càng có nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh, lạnh tử cung, người lớn trẻ nhỏ lạnh tay chân, hen suyễn, bệnh phổi, đau đầu… nguyên nhân của những căn bệnh này là gì? Nó đến giống như cách chúng ta phân tích ở trên vậy.
02
Bệnh tới từ hỉ nộ, cảm xúc là mấu chốt của sức khỏe
Cảm xúc quá mãnh liệt hoặc không tới, đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. "Hàn thứ thấp táo phong" là "ngoại ngũ hành" (tức những thứ ở bên ngoài), ngoại ngũ hành có thể dẫn tới bệnh tật; "hỉ nộ tư ưu khủng" là "nội ngũ hành", nội ngũ hành cũng có thể gây ra bệnh tật.
Vương Phụng Nghi là một lão nhân ở Đông Bắc, Trung Quốc, ông qua đời vào năm 1973, trước đó khi còn sống, dù chỉ là một lão nông không biết một chữ nào, nhưng ông vẫn luôn được biết đến là một người vô cùng giỏi giang và xuất chúng.
Trong học vấn của Vương Phụng Nghi có một học thuyết rất quan trọng đó là: mối liên hệ giữa cảm xúc, tâm tính và hành vi tâm lý tới sức khỏe cơ thể.
Hành vi tâm lý của chúng ta sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta, có ít nhất 50% các căn bệnh đều tới từ hành vi tâm lý.
Vương Phụng Nghi quy những hành vi tâm lý không khỏe mạnh về 5 điểm:
Một là oán, thích ca thán.
Hai là hận.
Ba là bực.
Bốn là nộ, dễ tức giận.
Năm là phiền não.
Oán hận, sẽ tổn thương tới "tâm", sự oán hận có thể dẫn tới các bệnh liên quan tới hệ thống tuần hoàn.
Bực có thể làm tổn thương tới hệ hô hấp và phổi.
Nộ, làm tổn thương hệ thống gan và túi mật. Nộ ở đây bao gồm phát hỏa, ủ rũ, muộn phiền… những thứ này cũng liên quan tới hệ thống gan trong y học Trung Quốc.
Phiền não: có thể gây ra các vấn đề về thận và hệ thống sinh sản, cảm xúc khó chịu sẽ trực tiếp làm tổn thương thận.
03
Bệnh do ăn uống, ăn lạnh sẽ làm tổn thương nguyên khí
Ăn uống bao gồm hai vấn đề là ăn và uống, đặc biệt là các đồng chí "nghiện rượu" trong xã hội hiện nay, hành vi này rất không tốt cho sức khỏe.
Ăn nhiều đồ sống, đồ đông lạnh, đồ lạnh rất không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là con người hiện đại ngày nay, hở ra là ăn đồ đông lạnh, rất dễ làm tổn thương tới dương khí.
Dương khí rất quan trọng với cơ thể, đừng tùy tiện tiêu hao nó. Muốn cứu không cứu được, muốn bù không bù nổi, vậy mà bạn còn cứ không ngừng làm tổn thương tới nó.
Một vấn đề khác là vấn đề về thịt và rau.
Sinh lý nói cho chúng ta biết rằng ruột và răng của động vật ăn cỏ khác với ruột và răng của động vật ăn thịt, đây là chỉ số khách quan.
Răng của động vật ăn thịt đều là kiểu sắc nhọn, 4 chiếc răng của chúng ta cũng chính là kiểu sắc nhọn của động vật ăn thịt. Động vật ăn cỏ răng khá phẳng, răng của chúng ta ngoại trừ 4 chiếc răng nhọn ra, còn lại đều là phẳng.
Chúng ta có 32 chiếc răng, 28 chiếc là răng phẳng, chỉ 4 chiếc là răng nhọn, đây cũng chính là tiêu chuẩn cho lượng rau và lượng thịt mà chúng ta nên ăn mỗi ngày. Nói tới đây, chắc các bạn đã hiểu được ý của tôi?
04
Bệnh tới từ nơi ở, ngủ cho đàng hoàng chính là đang "dưỡng mệnh"
Nơi ở có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, môi trường sống và sinh hoạt chính là phong thủy. Trong quá khứ, người ta cho rằng đây là mê tín, là sai lầm, thực sự có tồn tại phong thủy ư? Chắc chắn có.
Chỉ cần có Trung Y là có phong thủy.
Cả phong thủy và Trung Y đều có cùng một đạo lý: ngũ hành.
Khí vào như thế nào, hướng cửa ra vào, đón nhận loại khí nào, đó là âm dương, là ngũ hành. Cơ thể con người là một thế giới nhỏ, và cơ thể con người chính là ngũ hành.
Sự tiếp nhận của ngũ hành của mỗi người là khác nhau, vì vậy môi trường sống, âm dương không hòa hợp, ngũ hành không tương hợp, sẽ ảnh hưởng tới thân và tâm của người sống trong môi trường này.
Giấc ngủ rất quan trọng. Giấc ngủ thực ra là quá trình bổ sung khí dương. Khí dương là căn mệnh của một người, vậy khí dương được bổ sung nhờ vào cái gì?
Con đường phát tán khí dương có rất nhiều, hành, động, tất cả mọi suy nghĩ đều đang làm hao dương khí, động chân động tay cũng làm hao dương khí. Đường hao dương khí thì nhiều, nhưng đường bổ sung nó lại rất ít, gần như chỉ dựa vào giấc ngủ.
Vì vậy, giấc ngủ gần như là phương thức duy nhất để bổ sung lại khí dương, và cũng là phương thức duy nhất giúp sống lâu sống thọ. Vì vậy, một giấc ngủ đàng hoàng, đủ giấc, đúng giấc là vô cùng quan trọng, tuyệt đối không được xem thường.
Pháp bảo để dưỡng khí dương chính là ngủ sớm dậy sớm.
Vì sao phải ngủ sớm? Bởi làm gì cũng cần "có giờ có giấc", vì sao phải" có giờ có giấc"? Bởi lẽ dương khí của đất trời đều được "tàng" vào lúc đó, con người cũng vậy, cũng cần phải được "tàng" vào lúc này.
Chúng ta đều nói xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng.
Trạng thái "tàng" tốt nhất của cơ thể là gì?
Là giấc ngủ.
Đi ngủ chính là đang sạc lại năng lượng, khí dương sẽ được bổ sung kịp thời, sinh mệnh có thể được tiếp tục và lâu dài.
Y học Trung Quốc nói rằng thận là chủ cốt (xương chủ), cốt sinh tủy, tủy sinh máu, hệ thống tạo máu nằm trong hệ thống tủy xương, tủy xương do thận chi phối, thận hoạt động khi nào? Vào mùa đông, tức là từ 9h tối đến 3h sáng, máu được sản xuất khi thận làm nhiệm vụ.
Thận làm nhiệm vụ ở trạng thái nào? Chỉ khi cơ thể con người ở trạng thái "tàng", tức là ngủ, thì thận mới làm nhiệm vụ, trong khoảng thời gian này, bạn phải ngủ, sau khi ngủ thì thận mới có thể chi phối xương, sinh tủy, sinh huyết, bổ dương.
Nếu bạn không ngủ vào lúc này, bỏ lỡ rồi thì xin lỗi, qua thôn này rồi sẽ không tìm được chỗ tá túc nữa đâu bạn ạ! Tất nhiên bạn có thể nói mình vẫn ngủ đủ 8 tiếng, nhưng 8 tiếng của bạn khác với 8 tiếng của tôi.
Con người hiện nay có thói quen thức khuya, đây rõ ràng là đi ngược lại với tự nhiên.
Hi vọng mọi người có thể vì sức khỏe của mình mà suy nghĩ một chút, điều chỉnh lại giấc ngủ của mình.
Chúng ta rất bận, phải làm sao? Chúng ta có thể dậy sớm một chút. Nếu không làm được, vậy thì hai ngày nghỉ cuối tuần hãy làm điều này, đi ngủ sớm, 9h đi ngủ, ít nhất thì 1 tuần tiêu hao cũng có được 2 ngày bù lại.
Nhưng nếu sau 2 ngày đi vào nề nếp, bạn lại buông thả cho phép mình thức tới 3,4h rồi ngủ tới 11h, 12h vậy thì lại càng gay go. Vì vậy, đây là một vấn đề rất quan trọng.
Nhớ kĩ, thuận theo quy luật tự nhiên, và bạn sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
35 пăɱ dồп ɫiềп đi ɦóɑ ɫrị, ở ɫuổi 50 ɫôi пɦậп được ɫɦư củɑ BS: Nɦầɱ rồi, ɑпɦ kɦôпg bị uпg ɫɦư đâu
Các ɱẹ ở đây đã ɑi ɫừпg đi kɦáɱ và được cɦẩп đoáп пɦầɱ bệпɦ cɦưɑ ạ, cảɱ giác cɦắc là kɦó diễп ɫả lắɱ пɦi? Tɦíɱ eɱ 2 ɫuầп ɫrước đi việп điều ɫrị cái u ở пácɦ, vùпg gầп пgực ɫroпg ɫìпɦ ɫạпg sưпg ɫấy, cɦảy ɱủ, đɑu kɦôпg пɦấc пổi cáпɦ ɫɑy.