Doanh nhân gốc Việt kiếm triệu đô trên đất Mỹ bằng nghề Nails

Mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm mà Regal Nails của Charlie Tôn Quý thu được quả thực là một con số không hề nhỏ chỉ với công việc chăm sóc và sơn sửa móng tay, móng chân tại Mỹ.

15:20 24/11/2022

Từ hai bàn tay trắng mưu sinh trên đất Mỹ, vị doanh nhân gốc Việt này đã trở thành triệu phú đô la nhờ một nghề mà ít người nghĩ tới – nghề nails (hay còn gọi là làm móng).

Mưu sinh trên đất Mỹ

Charlie Tôn Quý (tên Việt Nam là Tôn Thất Khương Quý), sinh năm 1970 tại Quy Nhơn, Việt Nam. Tôn Quý là con trai thứ 2 trong một gia đình có bốn anh em trai. Năm 1986, sau khi học xong lớp 8 tại Việt Nam, Tôn Quý một mình đến bang Louisiana, Mỹ khi mới 14 tuổi.

Một năm sau khi sang Mỹ, Tôn Quý (khi đó đã lấy tên Mỹ là Charlie Tôn Quý) tiếp tục chương trình học trung học tại trường West Jefferson, New Orlean, Lousiana. Năm 1995, anh tốt nghiệp ngành kỹ sư hóa học tại Đại học bang Louisiana và lập gia đình trong thời gian đó.

Trong thời gian đi học, Charlie phải vừa học vừa làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Anh đã từng làm việc 5 năm trong phòng nghiên cứu về ong mật để cung cấp thông tin cho các nông trại nuôi ong tại Hoa Kỳ.

Đến năm 1995, sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành hóa, Charlie Tôn Quý bắt đầu bước chân vào thương trường với số vốn ít ỏi. Vì vợ anh kinh doanh tiệm nails nên anh nảy ra ý tưởng mở một cửa hàng cung cấp linh kiện và hóachất cho các tiệm nails khác.

Xuất thân từ một kỹ sư hóa học và không mấy am hiểu kinh doanh, Charlie Tôn Quý phải tự học hỏi kiến thức về xuất nhập khẩu hàng hóa, đặt hàng qua email … Sau 2 năm hoạt động, hệ thống phân phối Alfalfa Nail Supply của Charlie bắt đầu phát triển và cung cấp cho nhiều nơi trên nước Mỹ.

Bước ngoặt khi đi mua sắm tại WalMart

Cuối năm 1997, trong một lần đi mua sắm tại WalMart – chuỗi siêu thị mua sắm lớn nhất tại Mỹ, Charlie quan sát và nhận ra rằng có đến 70% khách hàng tại đó là phụ nữ.

Anh đã nảy ra ý tưởng đề nghị WalMart hợp tác để anh mở tiệm nails ngay trong khu vực thương mại của họ. Quá trình đàm phán và thuyết phục WalMart tại Mỹ kéo dài mất hai năm, Charlie mới nhận được cái gật đầu của “kẻ khó tính” trong ngành bán lẻ này.

Sau khi thương lượng thành công với WalMart, Charlie mở tiệm nails đầu tiên trong siêu thị WalMart ở thành phố Shreveport, thuộc Los Angeles.

Hệ thống Alfalfa Nail Supply lớn mạnh từ đó, Charlie đầu tư thêm vào máy móc làm bàn, spa, sản xuất hàng nhựa và chế biến một số hóa chất và mỗi năm mở thêm 100 tiệm trong hệ thống Wal-Mart.

Nhân cơ hội đó, Charlie bắt đầu mở rộng công việc kinh doanh tiệm nails của mình tại nhiều bang của nước Mỹ với thương hiệu Regal Nails.

Cho đến nay, các cửa hàng Regal Nails làm theo phương thức franchise (nhượng quyền) của Charlie Tôn Quý đã lên tới con số hơn 1.100 tiệm trải dài trên khắp đất Mỹ. Từ một người nhập cư với hai bàn tay trắng,

Charlie đã xây dựng Regal Nails trở thành một đế chế nails lớn tại Mỹ.

Thành công nối tiếp thành công

Năm 2003, nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường café, Charlie Tôn Quý đã dành thời gian và tiền bạc để nghiên cứu về việc đầu tư vào thị trường này.

Anh nảy sinh ý tưởng mở tiệm café có các hồ cá bao quanh để những người thưởng thức café có thể ngắm cá, thỏa trí tò mò với tên gọi Charlie’s Coffee. Trong tổng số 6 tiệm Charlie’s Coffee thì có 2 tiệm được mở ngay trong khu mua sắm WalMart.

“Vua nails” tại Mỹ

Theo thống kê, doanh thu mỗi năm của toàn hệ thống Regal Nails là 450 triệu USD (trung bình mỗi tháng là 34.000 USD/tiệm).

Mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm quả thực là một con số không hề nhỏ chỉ với công việc chăm sóc và sơn sửa móng tay, móng chân tại Mỹ.

Do đó, nhiều chuyên gia tư vấn tài chính Mỹ dự báo rằng, nếu Regal Nails niêm yết trên sàn chứng khoán, thì cổ phiếu của hãng này sẽ là một trong những cổ phiến hot nhất vì con số doanh thu ấn tượng cũng như yếu tố an toàn và không có rủi ro nợ.

Chia sẻ về bí quyết dẫn đến thành công, Charlie cho biết, thành công của anh được tạo thành bởi 3 yếu tố cơ bản.

Thứ nhất, đó là sự thỏa mãn của khách hàng, điều này thể hiện qua từng chi tiết nhỏ nhất: độ nóng chiếc khăn ấp mặt, những loại hóa chất hữu cơ và thân thiện môi trường đang được nghiên cứu….

Thứ hai, là đội ngũ nhân viên trẻ, xung quanh ông là các trợ lý có trình độ, có chuyên môn, luôn biết cách làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.

Thứ ba, là bảo tồn thương hiệu. “Muốn thành công trong kinh doanh, bạn đừng bao giờ để mình và công ty của mình bị mất uy tín thương hiệu” – “vua nails” chia sẻ.

Tags:
Cảnh đời khó khăn của những người Việt... “không quần áo ở Châu Âu“

Cảnh đời khó khăn của những người Việt... “không quần áo ở Châu Âu“

“Không áo quần” là từ lóng để chỉ tình trạng người Việt nam không có giấy tờ tùy thân ở Đức. Chẳng biết ai đã nghĩ ra cái từ này, cũng như “ Họ Tị” để chỉ những người tị nạn, nghe thật xót xa. Vậy hiện trạng người không giấy tờ tùy thân ngày nay ra sao?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất