Du học sinh sáng đi học, chiều đi rửa bát thuê, lương 7.000 won/1 tiếng thì tiền học 6.500 won/giờ!

Du học sinh sáng đi học, chiều đi rửa bát thuê, lương 7.000 won/1 tiếng thì tiền học 6.500 won/giờ!

18:00 03/10/2019

Trên diễn đàn mạng, bài chia sẻ về cuộc sống du học sinh ở xứ sở kim chi của Trần Tuyết Nhung (20 tuổi) trở thành vấn đề quan tâm của nhiều bạn trẻ.

Qua dòng tâm sự, nữ sinh viên nhận mình đang học tại Đại học Kyonggi (tỉnh Kyonggi, Hàn Quốc) khiến không ít người bất ngờ về cuộc sống không như phim, quay cuồng kiếm tiền ăn học nơi đất khách.

Du học không ‘sang chảnh’ như tưởng tượng

Nữ sinh cho biết mỗi lần đến kỳ đóng học phí, cô phải vay mượn nhiều nơi để chứng minh tài chính. Cô cứ vay rồi làm, tháng sau trả, không biết bao giờ hết nợ.

Nhiều người vẫn nghĩ du học sinh ở Hàn Quốc giàu, thực chất là cuộc sống sáng đi làm, về mệt chỉ kịp tắm giặt, ăn uống rồi ngủ. Bài vở có khi không thèm động đến. Cuối tuần không phải đến trường thì phải làm thêm từ sáng đến tối. Những ngày mùa đông vẫn phải dậy sớm đi làm, dù ngoài trời tuyết rơi.

Gắn bó được với công việc được nửa năm, cô gái trong câu chuyện không muốn bỏ việc và tự nhận mình là “đứa yêu nghề rửa bát”.

Câu chuyện về cuộc sống khó khăn của du học sinh Hàn Quốc. Ảnh chụp màn hình.

9X cho biết sau khi tốt nghiệp cấp ba, cô sang Hàn Quốc du học tự túc. Nhung học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế khoảng 4 năm và mất một năm đầu học tiếng. Hiện, thiếu nữ vừa rửa bát thuê, vừa đi học được gần một năm.

Theo nữ sinh viên Việt này, một tháng chưa kể tiền học, sinh hoạt phí (gồm tiền nhà, ăn uống, điện nước, đi lại) khoảng 8-10 triệu đồng. Học phí chuyên ngành khoảng 50-100 triệu đồng/kỳ/3 tháng tùy trường.

Để theo học, Tuyết Nhung phải đánh đổi nhiều thứ từ tuổi thanh xuân, sức trẻ, phải xa gia đình, quê hương. Song bù lại, cô được học tập ở một đất nước văn minh, môi trường sạch sẽ, hiện đại.

Mục đích cô chia sẻ câu chuyện là muốn nhắn nhủ tới các bạn học sinh Việt Nam nên suy nghĩ kỹ trước khi đi du học, không sẽ hối hận.

9X chia sẻ cuộc sống khó khăn khi du học. Ảnh: FBNV.

Cuộc sống không như mơ

Đồng cảm với câu chuyện của Tuyết Nhung, Nhật Linh (đang học ở Hàn Quốc) cho hay cô cũng sang Hàn được nửa năm, gặp không ít khó khăn. Ban đầu thấy háo hức, nhưng khi đi học và làm, cô thấy “đời không như mơ”.

“Lịch học kín mít, chỗ nào mình cũng lăn ra ngủ gật được. Mình có nhiều người bạn đi du học nợ chồng chất, chán nản vì thất nghiệp. Không ít bạn đi học chẳng được chữ nào vào đầu, thấy tương lai mù mịt, không có tiền mua vé trở về nhà”, Linh chia sẻ.

Quỳnh Thơ, sinh viên Đại học nữ Ehwa (Seoul) cho hay cô học thạc sĩ, thời gian không kín như chương trình đại học và có một phần học bổng nên không đến mức làm thêm cực khổ.

Theo cô, giá cả sinh hoạt ở Hàn Quốc đắt đỏ hơn nhiều so với Việt Nam, từ chi phí ăn uống, đi lại. Mỗi bữa ăn tối thiểu từ 5.000-7.000 won (khoảng hơn 100 nghìn).

“Muốn mua một mớ rau thơm nhỏ xíu cũng phải bỏ ra 40 nghìn đồng, gấp 40 lần ở Việt Nam. Đi siêu thị hay chợ bên đó đều phải tính toán chi tiêu rất cẩn thận. Sinh viên ở Việt Nam còn có mì gói để ăn, còn mì bên Hàn đắt gấp chục lần” Quỳnh Thơ cho biết.

Nhiều học sinh Hàn Quốc nhốt mình trong căn phòng siêu rẻ để ôn thi. Ảnh: Sim Kyu-dong.

Chia sẻ về cuộc sống du học trong gần 2 năm của mình, Minh Tuyền cho biết cô cũng vất vả không kém Tuyết Nhung. Khi đặt chân tới Seoul, Tuyền đã bị choáng ngợp bởi sự tấp nập của đường phố, chen chúc trên những chuyến tàu.

Tuyền chia sẻ nhà trọ dành cho sinh viên thực chất chỉ là chỗ để đồ đạc và có chỗ đặt lưng sau những khoảng thời gian làm việc dài tại các xưởng cơm hộp, quán ăn. Một số ít bạn học tại các trường ở vùng ven thuê được chỗ rộng hơn, song chi phí cũng không rẻ hơn nhiều. Một ngày ở nhà chỉ 4-5 tiếng.

Bữa cơm cũng vậy, nam sinh chỉ kịp tranh thủ ăn trên tàu đến chỗ làm, hay ăn tại nhà ga để đợi tàu, có những lần ăn vội chiếc bánh. Nhiều lúc nghẹn, không nuốt được nhưng vẫn cố phải ăn để có sức làm trả nợ và đóng học phí.

“Một ngày làm việc vất vả mà đến bữa ăn cũng không được ngon. Sang Hàn được một thời gian, mình  sút đến 5-6 kg”, Tuyền kể.

Chàng trai này có nhiều trăn trở cho tương lai, sau khi kết thúc thời gian du học và trở về Việt Nam xin việc. Cậu lo lắng mình không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Sang nước ngoài được hơn một năm, 90% thời gian đi làm thêm, học không được chữ nào vào đầu, chỉ nói được mấy câu chào hỏi đơn giản.

Đoàn Thủy, du học sinh tại Daegu (Hàn Quốc) gắn bó với xứ sở kim chi một năm, trải qua nhiều việc làm thêm, nhận định cuộc sống du học hợp với những người biết nỗ lực và chịu đựng. Nhiều khi chờ vào may mắn, phải vui vẻ với hai từ duyên số.

“Cuộc sống bên Hàn quá tất bật, từ việc học đến đi làm. Bạn hãy cứ tiếp tục phấn đấu, cố gắng và mong chờ may mắn sẽ mỉm cười đúng lúc”, nữ sinh tâm sự.

Theo: tintuchanquoc.com

Tags:
Thực trạng đáng báo động: Giới trẻ Việt Nam ngày càng lười yêu, sợ cưới và ngại tương tác

Thực trạng đáng báo động: Giới trẻ Việt Nam ngày càng lười yêu, sợ cưới và ngại tương tác

Không còn quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", giới trẻ Việt ngày càng muốn khẳng định bản thân và sống theo cách mình muốn: Không yêu đương, kết hôn muộn và sống biệt lập, ngại tương tác.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất