Du học sinh tốt nghiệp tại Nhật Bản không thể về nước, cũng không thể xin việc
Du học sinh vừa tốt nghiệp các trường Nhật ngữ vào tháng 03, 2020 đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn do sự bùng phát của virus Corona. Các chuyến bay bị hủy liên tục khiến họ không thể về nước, luật pháp Nhật Bản lại không cho phép họ làm việc sau khi tốt nghiệp.
16:00 27/04/2020
Chính điều này khiến nhiều người bị mắt kẹt, không thể kiếm tiền sinh sống.
Vào ngày 10/4/2020, 3 du học sinh Việt Nam đã đến tòa thị chính Kobe, tỉnh Hyogo ở phía Tây nước Nhật để gửi một bản kiến nghị đến thị trưởng mong được hỗ trợ sinh kế. Trong số họ có một nam sinh viên 21 tuổi vừa mới tốt nghiệp một trường Nhât ngữ vào cuối tháng 3 sau khi theo học ở đây khoảng 1 năm rưỡi. Anh này cho biết: “Tiền tiết kiệm của tôi có khoảng 10.000 yen. Dù tôi có sống tằn tiện thì cũng chỉ được khoảng 1 tháng rưỡi. Xin hãy để chúng tôi làm việc.”
Vốn dĩ anh đã mua vé máy bay về Việt Nam vào đúng ngày hết hạn Visa – ngày 26/03/2020, nhưng chuyến bay đã bị hủy ngay trước ngày bay và anh ta từ bỏ việc trở về nước. Nam du học sinh này đã hủy hợp đồng thuê nhà và hiện đang sống ở nhà một người bạn. Ngay cả như thế thì chi phí sinh hoạt, hóa đơn điện thoại và các chi phí khác cũng đã lên tới 10.000 yen mỗi tháng.
Theo Luật Nhập Cư, những người cư trú để học tập tại Nhật được phép làm việc bán thời gian tối đa 28h/tuần, nhưng chỉ được phép khi họ đang theo học tại một trường học nào đó. Cho đến cuối tháng 03, 2020, nam sinh viên này đã làm việc tại một nhà máy sản xuất hộp cơm bento, kiếm được khoảng 120.000 yen mỗi tháng. Công việc này trở thành bất hợp pháp khi anh tốt nghiệp. Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác có chuyến bay tới Việt Nam liên tục bị hủy chuyến, chẳng biết khi nào anh này mới có thể trở về nhà.
Thấy được những hậu quả do ảnh hưởng của virus Corona, vào cuối tháng Hai, Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản đã quyết định cho phép công dân nước ngoài có visa sinh viên sắp hết hạn được đổi sang visa lưu trú ngắn hạn, cho phép họ được ở lại Nhật một cách hợp pháp trong một khoảng thời gian ngắn. Nam sinh viên này đã nộp đơn xin đổi visa và được gia hạn 90 ngày lưu trú, nhưng anh vẫn không thể làm việc theo visa mới.
Trả lời phỏng vấn với Mainichi, một đại diện Bộ Tư pháp cho biết: “ Chúng tôi không quản lý có bao nhiêu người nước ngoài không thể về nước, nhưng chúng tôi biết có một số người lo lắng rằng họ không thể làm việc. Nhưng cũng có những người rồi cuối cùng cũng có thể về nước, và một số có thể nhận được trợ cấp.” Khi nghe được nghe nói lại rằng thực sự có những người không biết khi nào mới có thể về nước và không nhận được tiền trợ cấp thì vị quan chức này đã lặp lại phản hồi trên.
Ngược lại, một nhân viên ở trường mà nam sinh viên Việt Nam kia đã tốt nghiệp lại cho biết: “Chúng tôi muốn chính phủ hỗ trợ để họ có thể sinh sống. Nếu không thể thì ít nhất hãy cho phép họ làm việc bán thời gian.”
Giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam – Nhật Bản vùng Hyogo ở phường Nagata, Kobe, Ông Toshiaki Torimoto 72 tuổi đã cùng 3 du học sinh Việt Nam đến nộp đơn kiến nghị tại tòa thị chính Kobe. Ông Torimoto đã chứng kiến nhiều sinh viên nước ngoài trả học phí và phí sinh hoạt bẳng chính công việc bán thời gian, còn gửi được một số ít tiền cho gia đình ở quê nhà.
Ông Torimoto cho biết: “ Sinh viên nước ngoài gần như không có tiền tiết kiệm. Tình trạng này ở Nhật khiến nguồn thu nhập của họ bị cắt đứt, không khác gì bảo họ chết. Nếu điều này tiếp diễn có thể sẽ dẫn đến trộm cắp và các hình thức phạm tội khác.”
Những năm gần đây số lượng sinh viên ngoại quốc ở Nhật tăng vọt. Theo thống kê của Bộ tư pháp, năm 2008 có khoảng 138.000 sinh viên ngoại quốc theo học tại các trường đại học, trường Nhật ngữ và trường chuyên. Đến năm 2018 con số này đã tăng khoảng 2.4 lần lên 337.000 sinh viên.
Theo điều tra của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi, năm 2018 có khoảng 298.000 sinh viên ngoại quốc làm việc bán thời gian, chiếm 90% trên tổng số sinh viên nước ngoài học tập tại Nhật.
Yoshihisa Saito – Chuyên gia về các vấn đề sinh viên ngoại quốc và là Giáo sư dự bị về luật lao động Châu Á của đại học Kobe chia sẻ thêm: “Chính phủ với tinh thần trách nhiệm nên hỗ trợ những người nước ngoài không thể về nước sau khi tốt nghiệp và gặp khó khăn, cho phép những người có khả năng và thái độ phù hợp được làm việc.”
Nguồn: mainichi
[Fukuoka] Ổ dịch từ một hộp đêm hoạt động bất chấp đã lên 18 ca!
Dù từ ngày 14 tháng này, tỉnh Fukuoka đã bắt đầu yêu cầu một số địa điểm kinh doanh vui chơi buổi tối phải dừng hoạt động, nhưng hộp đêm "MABINI" ở thành phố Kurume, vẫn tiếp tục kinh doanh, và tính đến ngày 24/04 đã xác định được 15 người, bao gồm vũ công và chủ sở hữu đã nhiễm CoVid.