Hàng loạt Bộ trưởng dính bê bối, Thủ tướng Nhật Bản phải xin lỗi

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hôm 29/10 gửi lời xin lỗi đến lãnh đạo đảng Komeito-liên minh của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền vì bê bối của các Bộ trưởng.

07:00 31/10/2019

Trong lời xin lỗi gửi tới ông Yamaguchi, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố sẽ chấn chỉnh nội các, kêu gọi các Bộ trưởng “hãy cẩn trọng trong phát ngôn và hành động”.

Khi được phóng viên hỏi trong cuộc họp báo thường kỳ về trách nhiệm khi các bộ trưởng liên tiếp xảy ra bê bối, Chánh văn phòng Nội các Yoshi DA Suga cho biết: “Mỗi thành viên Nội các phải tự nhận thức và nỗ lực để bảo đảm lòng tin của mọi người”.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: EPA-EFE)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: EPA-EFE)

Đầu tiên phải kể đến bê bối của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Isshu Sugawara. Ông này từ chức hôm 25/10 vì cáo buộc tặng tiền mặt và quà cho cử tri ủng hộ ông. Ông Isshu Sugawara mới được bổ nhiệm vào tháng 9 năm nay.

Ông Sugawara là Bộ trưởng thứ 9 từ chức kể từ khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền vào năm 2012. Thủ tướng Shinzo Abe hôm 25/10 cũng thừa nhận rằng “trách nhiệm thuộc về tôi vì đã bổ nhiệm ông Sugawara”.

Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono cũng bị chỉ trích vì phát biểu tại buổi gây quỹ của đảng hôm 28/10. Ông Taro Kono nói đang sống với cái tên “người làm mưa” vì Nhật Bản phải hứng chịu 3 cơn bão mạnh tấn công kể từ khi ông đảm nhiệm chức vụ.

Lời bình luận của ông Kono vấp phải chỉ trích của nhiều chính trị gia ở Nhật Bản. Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi nói: “Chính trị gia phải kiềm chế, không thể gây thêm đau đớn cho nạn nhân ở những vùng bị thiên tai”. Còn ông Jun Azumi, thành viên đảng Dân chủ lập hiến, nói: “Tôi không thể tin rằng ông Kono coi đây là chủ đề có thể nói đùa”.

Trong vụ bê bối khác, Bộ trưởng Giáo dục Haguida ngụ ý rằng các sinh viên từ các gia đình nghèo hoặc khu vực nông thôn nên chấp nhận số phận, chịu thiệt thòi vì yêu cầu mới trong tiêu chuẩn tiếng Anh cho kỳ thi tuyển sinh đại học.

Theo đó, từ tháng 4/2020, học sinh trung học năm thứ ba phải thực hiện hai bài kiểm tra tiếng Anh do các đơn vị tư nhân tổ chức, đây là điều kiện để xin nhập học đại học. Mỗi kỳ thi có giá từ 5,800 Yên đến 25,850 Yên.

Sau đó, ông Haguida rút lại tuyên bố, nói rằng ông không bao giờ có ý định coi thường những người thiệt thòi trong xã hội. Tuy nhiên, bình luận của ông bị phản đối dữ dội, nhất là từ các gia đình nghèo.

Nguồn: Straitstimes

Tags:
Lý do người Nhật không bỏ 'loa phường'

Lý do người Nhật không bỏ 'loa phường'

Đúng 17h hàng ngày, chiếc loa phát ra một bản nhạc truyền thống trong khoảng 20-30 giây rồi tắt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất