Hàпg xóɱ пấu cơɱ cɦo, ôпg cụ viếɫ ɫɦư cảɱ ơп: '70 пăɱ cơɱ ɦàпg cɦáo cɦợ, пɑy được ăп пgoп'

Đọc bức thư tay cảm động từ ông cụ 88 tuổi sau khi được hàng xóm hỗ trợ những bữa cơm ngon, ai nấy đều nghẹn ngào. Người cho đi không kể lể, người nhận được trăm ngàn lần biết ơn.

10:28 31/07/2021

Vẫn là Sài Gòn với những câu chuyện vô cùng dễ thương về cái tình, cái nghĩa giữa người với người. Những ngày dịch bệnh căng thẳng như thế này, lương thực có khi thiếu thốn, thu nhập cũng tê liệt, ấy vậy mà người ta vẫn dang rộng tay giúp đỡ nhau. Họ không câu nệ chuyện được mất, không cần ai ghi nhận hay tung hô, họ tương trợ những hoàn cảnh khó khăn một cách âm thầm. Những điều tốt đẹp luôn tồn tại giúp cho lòng người có thêm niềm tin và hy vọng.

hình ảnhChủ nhà trọ ở TP.HCM tặng nhiều rau ngon cho người thuê, còn ân cần nhắn tin: “Bên chị có ít rau tươi từ dưới quê gửi lên. Sáng các em xuống lấy lên ăn nhé. Vì số lượng không có nhiều, nên nếu các em xuống mà hết thì thông cảm giúp chị nhé. Cảm ơn các em”. Ảnh zing

Mới đây, mạng xã hội chuyền tay nhau bức thư của một ông cụ 88 tuổi viết gửi hàng xóm. Những lời lẽ trân trọng, biết ơn của ông dành cho hàng xóm vì đã giúp đỡ ông trong lúc bệnh tật đã làm bao người xúc động. Đó những bữa cháo, phần cơm được hàng xóm tận tình mang qua tận nhà khi phát hiện ông đã nhiều ngày không thấy mở cửa. Câu chữ mộc mạc, lời lẽ chân thành trong bức thư đã khiến gia đình người hàng xóm nghẹn ngào và Tiểu Yến - con gái trong gia đình hàng xóm quyết định chia sẻ lên mạng xã hội.

Tiểu Yến cho biết:

Chuyện là sát vách nhà mình có bác hàng xóm sống 1 mình. 2 tuần trước thấy bác im re không mở cửa, không đổ rác mấy ngày rồi nên mẹ mình cũng lo qua đập cửa xem có chuyện gì không thì mới biết bác bệnh không thiết ăn gì. Mẹ mình nấu cháo mang qua cũng nhất định không ăn, phải mang về. Hôm sau nhà mình nấu cơm, mẹ cũng để 1 phần mang qua thì bác ăn. Ăn được 1 vài bữa có vẻ bác ngại nên viết lá thư bên trái, mà chắc nhầm nên ghi năm 2011. Nhưng mẹ mình có viết thư lại bảo dù sao nhà mình nấu cho 4 người, nên thêm 1 chén cơm, 1 chút thức ăn nữa cũng không sao nên vẫn nhất quyết nấu thêm mang qua mỗi ngày cho bác. Đến hôm nay bác lại gửi thêm 1 lá thư bên phải nữa. Đọc xong thấy cảm động quá nên muốn chia sẻ với mọi người.

Nói thêm cho mọi người biết thì mình cũng không hay giao lưu xóm giềng nên chỉ biết bác ở 1 mình, mấy tháng mới có người ghé thăm không biết là con cháu hay ai. Hồi trước dịch thì sáng với chiều nào bác cũng quét sân trước nhà cho hàng xóm 2 bên, còn mình đi đâu trước giờ đổ rác hầu như thấy bịch rác của bác toàn là vỏ đồ hộp. Nhưng biết tính bác sống 1 mình vậy không thích nhờ cậy xóm giềng nên thôi. Mãi đến khi 2 tuần trước bác bệnh thì mới mở lòng ra một chút.”

hình ảnhTiểu Yến - con gái của gia đình hàng xóm tốt bụng đã giúp đỡ ông cụ. Ảnh Pháp luật & bạn đọc

Đi kèm với dòng chia sẻ, Tiểu Yến kèm theo bức thư của ông cụ. Nội dung bức thư như sau:

Lá thư thứ 1:

“Kính gửi cô Sen,

Từ 1 tháng bảy, tôi bị đau khớp kết hợp với bệnh tiền liệt tuyến có sẵn từ cả năm trước. Gần nửa tháng rất đau nhức, đêm ngủ ngồi chập chờn, lại chỉ uống sữa, không dám ăn, tiêu hóa bị rối loạn.

Hai ngày qua được cô cho cơm ăn. Của cho không nhiều nhưng tác dụng lại kỳ diệu: sau bữa cơm đầu cảm thấy bớt đau, không còn sợ những cơn đau như trước.

Tình cảm xóm giềng cô giúp đỡ rất quý, không lời cảm ơn nào xứng đáng. Hiện nay bệnh tình tôi đã khá nhiều, đêm có thể nằm ngủ, gần hồi phục như trước khi có lệnh giãn cách 16. Nhà cũng có sẵn gạo và cá hộp, tôi có thể xoay trở được, nên quyết không dám phiền cô hơn nữa.

Xin hứa khi nào cần sẽ chủ động nhờ cô giúp.

14/7/2021

Nguyễn Mạnh Thanh”.

hình ảnhĐây là 2 bức thư ông cụ gửi để cảm ơn lòng tốt của gia đình hàng xóm. Ảnh Pháp luật & bạn đọc

Lá thư thứ 2:

“Kính gửi cô Sen

Tính đến nay cô cho ăn đã trên nửa tháng. Cơm cô nấu thật tuyệt vời, những món đơn giản quen thuộc nhất như rau muống, món nào qua tay cô cũng rất ngon, cách nấu tinh tế. Bảy mươi năm “cơm hàng cháo chợ”, chưa bao giờ tôi được ăn ngon như những ngày này.

Nhờ ăn cơm mau lại sức, có thể chịu đựng được những cơn đau nối tiếp nhau ngày cũng như đêm. Hiệu quả sự giúp đỡ của cô có sự đồng thuận của vợ chồng cháu Yến đối với tôi là rất quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần; nếu chỉ uống sữa sợ đau như trước, chắc chắn ở tuổi 88 chờ chết, tôi không thể nào hồi phục được như hiện nay.

Tình hình giãn cách xem ra còn dài có thể trở thành bình thường mới, hiện vừa tăng thêm 18 ngày nữa. Thôi thì cô làm phúc phải tội, xin cô giúp thêm ít ngày nữa. Sống độc thân, tôi chịu ơn rất nhiều người nhưng chưa giúp được ai, giờ phải chống đỡ với tuổi già, lúc đầu óc còn tỉnh táo, nếu được cô coi như người nhà cho góp phần chi phí thì đỡ áy náy. Trước mắt có một số thực phẩm như bột ngọt (mì chính), dầu ăn, cơ quan từ thiện cho, nếu tôi có nấu ăn cũng chẳng bao giờ dùng tới, xin biếu cô, cô thông cảm nhận cho.

Ngày 23/7/2021

Nguyễn Mạnh Thanh”

hình ảnhÔng cụ gửi lại gia đinh hàng xóm một ít thực phẩm cần thiết. Ảnh Pháp luật & bạn đọc

Ông cụ rất ngại khi nhận được sự giúp đỡ của nhà hàng xóm, nhất trong là trong hình dịch bệnh như hiện nay ông lại càng sợ mình làm phiền. Lần đầu được hàng xóm mang qua phần cháo, ông còn một mực từ chối. Nhưng cơ thể của ông cần được bồi bổ thêm chất dinh dưỡng, sức khỏe xuống dốc khiến ông không thể không ăn. Thế là ông không từ chối nữa, ăn ngon lành phần cơm của hàng xóm mang sang và nhờ vậy mà dần dà ông thấy khỏe hơn. 2 bức thư thể hiện sự biết ơn và trân trọng trước lòng tốt của gia đình hàng xóm. Ông còn biếu lại một số thực phẩm, phụ giúp hàng xóm trong những bữa ăn.

Tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau là vậy. Sống ở thành phố lớn, đôi khi cửa đóng then cài im ỉm, quanh năm suốt tháng chẳng biết mặt hàng xóm là ai. Thế nhưng không phải vì vậy mà mọi người xa cách nhau, khi có chuyện cần luôn dang tay giúp đỡ. Tinh thần tương thân tương ái luôn tồn tại trong mỗi con người Việt Nam ta.

hình ảnhNgười cho đi không kể lể, người nhận được trăm ngàn lần biết ơn.

Câu chuyện của Tiểu Yến trên đây như một làn gió mát lành thổi vào sự căng thẳng suốt những ngày qua vì dịch bệnh. Yến cho biết, sau khi hết dịch thì việc đầu tiên Yến làm sẽ là tháo khẩu trang ra và cười với hàng xóm 1 cái. Cô còn nói thêm, nếu bác Thanh không ngại thì trong tương lai gia đình cô sẽ nấu cơm và để phần bác. Có thể thấy, chính lòng tốt của gia đình Tiểu Yến đã giúp ông cụ bớt cô đơn và tủi thân trong những ngày tuổi già. Thật sự tuyệt vời.

Tags:
Xóɫ ɫɦươпg 4 ρɦậп đời bấɫ ɦạпɦ ɫroпg 'giɑ đìпɦ ɫrời ɦàпɦ':'cái пgɦèo, bệпɦ ɫậɫ luôп đeo báɱ'

Xóɫ ɫɦươпg 4 ρɦậп đời bấɫ ɦạпɦ ɫroпg "giɑ đìпɦ ɫrời ɦàпɦ":"cái пgɦèo, bệпɦ ɫậɫ luôп đeo báɱ"

Người dân thôn Long Hội (xã Bình Phú, Thăng Bình, Quảng Nam) đặt cho gia đình chị Lê Thị Trách là “gia đình trời hành” khi cái nghèo, bệnh tật luôn đeo bám khiến cuộc sống gia đình chị vốn đã khốn khó lại càng thêm phần nghiệt ngã.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất