Học tiếng Nhật: Bí quyết đọc hiểu N3

Đây là kinh nghiệm đọc hiểu tiếng Nhật N3. Các bạn tham khảo nhé

22:00 15/06/2018

Phải biết cách đọc câu văn dài:

maxresdefault

Trong quá trình học N3 trước đây và dạy bây giờ, ad thấy các bạn rất lúng túng trong vấn đề đọc hiểu văn bản trình độ N3, vì vậy ad sẽ đưa ra một số gợi ý ad tự đúc rút để các bạn tham khảo nhé.

+ Thực tế bài đọc hiểu N3 sẽ không dùng nhiều ngữ pháp N3 trong đó, chủ yếu là các cấu trúc N4 được tổ hợp lại với nhau, trong đó thấy nhiều nhất là các mẫu dạng でしょう(だろう)、ようだ、と思う、という、Vてしまう、受身形、んです、みたい、ようになる、ほうがいい. Chính vì vậy phải ôn thật kĩ N4, thứ nhất phục vụ cho giao tiếp vì mình thấy thực tế cũng dùng N4 là chủ yếu khi nói chuyện thôi ( tất nhiên là từ vựng thì càng nhiều càng tốt ), thứ hai phục vụ cho việc dịch.

+ Học càng nhiều chữ Hán càng tốt, lợi ích miễn bàn, đọc qua là nắm được nội dung sườn bài đọc.

+ Câu văn dài do tổ hợp các cấu trúc với nhau, nhiều vế câu, do đó khi dịch điều đầu tiên là xác định chủ ngữ, chủ ngữ của mệnh đề chính thường đứng trước は、も ( đôi khi sẽ bị lược đi ). Chủ ngữ mệnh đề phụ sẽ đứng trước trợ từ が. Khi dịch, sẽ dịch từ chủ ngữ trước sau đó dịch từ dưới dịch lên, trường hợp câu có nhiều vế thì chia theo vế để dịch.

 

+ Phần ngăn cách các vế câu thường là các dạng ngữ pháp sau ( được biểu hiện bằng từ ) Vて、Vてから、Vば、Vたら、ても(でも)、から(だから、のだから)、ので、が、ために、ように、Vると、間に、うちに、反面…

Thực hành: Dịch câu dài sau:

夏の室外と室内の温度差は10度以上になることもよくあってそこを出たり入ったりしているうちにこの体温を調節する神経がうまく動かなくなることがあるのだ。

Chủ ngữ đứng trước は là 夏の室外と室内の温度差 nghĩa là : Sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài phòng vào mùa hè.

Sau đó chúng ta thấy lần lượt các vế câu ngắn hơn như sau:

10度以上になることもよくあって ( Kết thúc bởi Vて ) Cũng có rất nhiều lúc vượt quá 10 độ C

そこを出たり入ったりしているうちに ( Kết thúc bởiうちに ) Trong lúc chúng ta ra vào ( phòng )

この体温を調節する神経がうまく動かなくなることがあるのだ。 Đây là câu chứa mệnh đề phụ, do vậy chủ ngữ đứng trước が, toàn bộ là この体温を調節する神経 – Hệ thần kinh điều khiển nhiệt độ cơ thể – Dịch cái này trước.

Sau đó dịch tiếp vế sau: うまく動かなくなることがあるのだ. Sẽ trở nên hoạt động không hiệu quả.

Như vậy toàn câu sẽ dịch như sau:

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài phòng vào mùa hè cũng có nhiều lúc vượt quá 10 độ C, trong lúc chúng ta cứ ( thay đổi nhiệt độ cơ thể bằng việc liên tục – đoạn này thêm vào để câu dịch dễ hiểu hơn ) ra vào phòng thì hệ thần kinh điều khiển nhiệt độ cơ thể sẽ trở nên hoạt động không có hiệu quả.

Cứ thực hành như vậy sẽ đọc tốt hơn rất nhiều.

Tags:
Lộ trình học tiếng Nhật của một người chưa biết gì!

Lộ trình học tiếng Nhật của một người chưa biết gì!

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới  nhưng đem lại rất nhiều cơ hội về việc làm cùng với mức lương cao ngất ngưỡng. Bạn đã và đang có dự định học nó mà chưa biết phải đi đâu về đâu, và đến khi nào mới lấy được chứng chỉ thi JLPT năng lực tiếng Nhật.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất