Hỏi người Nhật: Hành động nào bị cho là “Lạm dụng t.ình d.ục”

Lạm dụng t.ình d.ục là vấn đề nan giải, không chỉ ở nước Nhật mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở Nhật, nơi hình ảnh biến thái tràn lan khắp nơi, vấn đề này lại càng nhận được sự quan tâm của nhiều người hơn.

14:30 25/06/2018

Thế nhưng hành động như thế nào được xem là “Lạm dụng tình dục”? Ở Nhật, không chỉ có biến thái, mà còn có tình trạng bị nhận nhầm là biến thái, chính bởi những quan điểm khác nhau về khái niệm.

Ví dụ, theo bạn, hành động xoa đầu, vòng tay sang bá vai nhân viên nữ có bị gọi là セクハ ラ (SEKUHARA – lạm dụng tình dục) không?

1

Ngày 28/10, tại sự kiện Halloween ở Shibuya, nơi đông đúc người tụ họp, hóa trang sôi nổi để cùng chơi hội, một cuộc khảo sát về vấn đề này đã được thực hiện. 6 nhóm người tham gia, 6 ý kiến khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn mới mẻ về biến thái ở Nhật.

Trong đó OK là ý kiến hành động có thể chấp nhận được, còn NG là tuyệt nhiên không được, vì như vậy sẽ bị xem là “Lạm dụng tình dục”.

Gõ vào đầu

 

2

Ý kiến của nhóm NG:

“Đây là hành động chỉ người thân quen mới được làm, còn người lạ hoặc mới quen có cảm giác hơi ghê”

“Tôi không thích bị người lạ xoa đầu đâu”.

Ý kiến của nhóm OK

“Phần đầu thì chắc không bị gọi là lạm dụng tình dục được”

“Nếu chỉ là skinship bình thường thì vẫn ổn”

“Nếu họ chạm cả vào tóc thì tôi không thích, thế nhưng chỉ gõ nhẹ thì không thành vấn đề gì”.

Có vẻ số ý kiến cho rằng hành động ấy không đến mức bị gọi là “Lạm dụng tình dục” có phần cao hơn. Trong đó có một người có ý kiến trung lập “Chắc là tùy người. Nếu là cấp trên và đồng nghiệp tôi sẽ nghĩ là bình thường, nhưng nếu là người chẳng mấy khi giao tiếp có thể sẽ gây khó chịu”.

Thêm “CHAN” vào khi gọi phái nữ

3

Thêm “chan” khi gọi nữ và “kun” khi gọi nam được xem là bình thường ở Nhật, nên đa phần đều chọn “OK” cho hành động này. Họ còn thêm vào rằng “Ngược lại, nếu trong cuộc nói chuyện mà người đối diện chỉ xưng hô bằng họ sẽ tạo cảm giác xa cách”.

Thế nhưng trong số những người phỏng vấn vẫn có 1 ý kiến trung lập. Nguyên nhân đưa ra là “Trong mối quan hệ thân thiện, xã giao thì không có vấn đề gì, nhưng thình lình bị sếp gọi như thế, trong khi hai bên chả hiểu gì về nhau sẽ có cảm giác kỳ lạ đấy”.

Quả nhiên mối quan hệ xung quanh ảnh hưởng rất nhiều đến cách nhìn nhận của mỗi người.

Véo má

5

Riêng với hành động véo má này, tất cả mọi người đều đồng ý rằng đó chính xác là hành động “Lạm dụng tình dục”. Những ý kiến đưa ra là: “Thế này thì hơi quá rồi”, “Tôi không muốn bị đụng chạm da thịt như vậy”. “Véo má là hành động xâm phạm vào khu vực riêng tư của người khác rồi, vì thế tuyệt nhiên không được”. Riêng với cô gái hóa trang thành Victoria có ý kiến rất thú vị “Làm thế lớp trang điểm bị nhạt mất, nên dừng lại thì tốt hơn”.

Tuy vẫn có người đồng ý với hành động gõ vào đầu, thế nhưng nếu là bộ mặt hoặc đụng chạm trực tiếp vào da thịt, có lẽ tất cả mọi người đều cảm thấy khó chịu.

Choàng vai hoặc khoác eo

6

Có 4 ý kiến NG và 2 nhóm vẫn mơ hồ về ý kiến của mình. Nhóm NG cho rằng “Không được, nhìn kiểu gì cũng là đang có ý đồ đen tối”, “Có gì đó gợi tình ở đây thì phải?”, “Cứ kiểu tởm tởm thế nào ấy”, “Cứ đụng chạm trực tiếp vào da thịt mà không phải người quen là có ý đồ rồi”.

Thế còn 2 nhóm chưa rõ ý kiến thì sao? Họ đang phân vân điều gì?

“Choàng vai thôi thì chắc không sao, nhưng nếu kéo cả hông người đó lại gần thì có lẽ là NG”, một ý kiến khác “Tôi nghĩ là tùy người, tùy hoàn cảnh. Nếu trong không gian đông người, vui vẻ, sôi động điều này sẽ tạo cảm giác tốt. Thế nhưng phải là người khiến tôi có cảm giác sạch sẽ”.

Mời đến cuộc hẹn chỉ có 2 người

5

Đây là câu hỏi gây chia rẽ nội bộ nhất, khi số nhóm OK, NG là ngang bằng nhau, trong khi đa số vẫn còn ngập ngừng về câu trả lời.

Từ nhóm NG “Tôi sẽ không biết người đó sẽ làm gì”, “Lỡ bị gì chắc không chạy trốn được, vì biết đâu bị dẫn đến nơi không có ai thì sao”.

Nhóm OK “Vui mà, tôi lại muốn được mời nhiều vào”.

Nhóm nghi vấn “Đó là cơ hội biết thêm về người khác, cơ mà cũng nên đi với người quen”, “Đi riêng có thể nói về những chuyện bất bình ở công sở, thế nhưng cứ phàn nàn mãi về công việc thì có chút NG”, thậm chí có ý kiến như “Biết là hơi kỳ, nhưng lỡ mời đi ăn món ngon cũng khó từ chối lắm”.

7

Tóm lại, một hành vi có bị xem là “xàm sỡ”, “quấy rối” hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh và mức độ quen biết. Tuy nhiên, trong số các đáp án, chỉ có hành vi “Véo má” là bị tất cả những người tham gia phỏng vấn phản đối. Có lẽ hành động này chỉ có những người cực kì thân thiết mới được phép làm, còn lại sẽ bị quy vào hành động có mục đích đen tối ngay.

Vì vậy, nếu bạn đang sống ở Nhật, hãy chú ý hành vi, đừng vì “phấn khích” quá mà bị hiểu nhầm là biến thái nhé !

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Phẫn nộ trước hành động “chơi xấu” của Anti – Fan Nhật Bản

Phẫn nộ trước hành động “chơi xấu” của Anti – Fan Nhật Bản

Bất kể bạn có phải là người hâm mộ hay không thì bạn cũng sẽ thán phục trước sự thành công của đội ngũ quảng bá Anime Love Live sau khi nhượng quyền thương mại. Bằng cách quảng bá các nhân vật hoạt hình như những thần tượng thực sự, Love! Live hiện tại được xem như hiện tượng Anime của thế kỷ 21.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất