Làm sao khi một ngày bỗng chán học tiếng Nhật?

Được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới, có lẽ ai học tiếng Nhật cũng phải vượt qua rất nhiều gian nan, không ít những ngày muốn buông xuôi. Tình cờ đọc được bài đăng của một bạn hỏi ý kiến muốn học tiếng Hàn thay vì tiếng Nhật, vì bạn ấy nghiện phim Hàn, nghe nhạc Hàn, còn tiếng Nhật thì khó quá, nhanh nản, không tìm ra được bài hát Nhật nào hợp tai, mình quyết định sẽ viết một bài về Cách tìm ra cảm hứng học tiếng Nhật, dựa trên chính những kinh nghiệm học đến N2 hiện nay của mình!

17:59 10/12/2017

 

Được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới, có lẽ ai học tiếng Nhật cũng phải vượt qua rất nhiều gian nan, không ít những ngày muốn

buông xuôi. (Ảnh: PIXTA)

Tại sao tiếng Nhật khó quá?

Bạn đã từng cảm thấy:

  • Sao Kanji loằng ngoằng khó nhớ quá?

  • Ngữ pháp làm mãi vẫn sai?

  • Từ vựng học đâu quên đó?

  • Nghe câu được câu chăng?

  • Nói thì ấp úng mãi không nên lời

Trên mọi diễn đàn nhiều lắm những câu hỏi làm sao để học cái này, bí quyết học thế kia. Mình đọc thấy nhàm chán, tất cả là lý thuyết sách vở, mình không rút ra được cái gì từ đó. Sau một thời gian suy ngẫm, mình nhận ra: Câu trả lời là phải tự bắt tay vào làm, LÀM NHIỀU SẼ HẾT KHÓ, sẽ thấy cái hay, thấy được sở trường của mình cũng dùng được ở đây.

Tự tạo nên sở thích, tự biến cái khô khan trở nên thú vị khiến ta phải tò mò, tìm hiểu, cái sự kích thích ấy đôi khi bạn lại lướt qua. (Ảnh: Pixabay)

Không ai biết điểm cực hạn của bạn ở đâu cả? Không ai trả lời được chính xác mỗi ngày bạn học từng này thì đến tháng 7̣ hay tháng 12 thi được bằng này không. Tất cả chỉ là ước lượng, phụ thuộc nhiều yếu tố, yếu tố quyết định chính là BẠN, thầy giỏi bạn giỏi mà bạn không giỏi, đó không phải là bất công. Tự hỏi bản thân chứ đừng chĩa mũi nhọn vào người khác.

Thật ra đây là tình trạng của nhiều người, mình cũng vậy, không tìm được cái đam mê thì làm bất cứ việc gì cũng cảm thấy gò bó và kết quả không thể nào cao nhất. Nhưng, vấn đề thì biết đổ lỗi cho ai, nếu tự bản thân mình không có mục tiêu, không biết xây dựng đường đi thì ngày nào bạn mới ngẩng đầu lên được? Sẽ chẳng có kỳ tích nào xảy ra nếu mình không thay đổi. Tự tạo nên sở thích, tự biến cái khô khan trở nên thú vị khiến ta phải tò mò, tìm hiểu, cái sự kích thích ấy đôi khi bạn lại lướt qua.

Mình đã muốn bỏ, nhưng không cam tâm!

Khi viết những điều này là mình cũng tự nhủ với bản thân, cái nào là cần thiết cho bây giờ, việc nào quan trọng hơn. Mình thỉnh thoảng cũng chán học lắm, cũng muốn bỏ nhưng không cam tâm, thế nên mình thay đổi cách học để mình cảm thấy hứng thú và đạt hiệu quả cao hơn.

Mình sử dụng nhiều hình ảnh minh họa, video bắt mắt, tham gia những thứ hay ho có liên quan đến tiếng Nhật. Mình tin rằng khi công việc trở thành sở thích thì học chính là chơi game trong bản báo cáo. Tự tìm lấy niềm đam mê để theo đuổi kiên trì. Chúng ta cùng nhau phấn đấu từng ngày, đừng vì những phút nản lòng mà bỏ lỡ những cố gắng bấy lâu đã xây dựng. Để tìm được cảm hứng cho bản thân có rất nhiều cách, hãy thử và tự vực dậy nhé.

1. Xem phim thật nhiều

Không chỉ là xem qua mạng, chỉ những thể loại mình yêu thích mà hãy thử ra rạp, chìm đắm trong không gian to, đập thẳng vào mọi giác quan, bạn được tiếp xúc với một thứ Tiếng Nhật rõ ràng và sinh động hơn bao giờ hết. Bạn sẽ được trải nghiệm nhiều thể loại để có cái nhìn khái quát hơn về nền điện ảnh và văn hóa Nhật hiện đại, không được phép tua qua hay đứng lên ngồi xuống quá nhiều, việc ép mình ngồi 2 tiếng để xem phim nghe có vẻ sung sướng hơn là chật vật luyện nghe tại nhà, mỗi lần xem lại thấy động lực thêm thật nhiều. Bây giờ đang là khoảng thời gian tổ chức Liên hoan phim Nhật Bản đấy, nhiều bộ phim hay mang ra tranh giải cũng đang được mua bản quyền để trình chiếu tại Việt Nam, hãy đi và trải nghiệm nhiều hơn nữa.

Ảnh: PIXTA

2. Trò chuyện với những người giỏi, học hỏi các tấm gương qua sách báo, câu chuyện hàng ngày

Đừng quá rụt rè, nhút nhát, hãy tập thói quen đặt nhiều câu hỏi hơn, được trò chuyện, tiếp xúc với những người đã có chút thành tựu sẽ giúp ta được mở mang và tìm thấy con đường cho bản thân hoặc ít nhất cũng biết được điểm yếu của mình để bổ sung. Không ai giỏi ngay từ đầu cả, tất cả đều có một quá trình vươn lên và thực hiện bền bỉ, liên tục. Hãy tìm cho mình một tấm gương, một điểm đích và tạo cho mình lộ trình thích hợp.

Ảnh: PIXTA

3. Thường xuyên nghiên cứu về văn hóa Nhật

Hãy làm cho mình yêu mến đất nước hơn, tìm hiểu sâu rộng không chỉ mình những nét đẹp về thiên nhiên, công nghệ tiên tiến mà những giá trị nhân văn về lịch sử, đời sống con người và cả những góc khuất ít ai chạm đến. Từ sách báo, internet hay những câu chuyện nghe ngóng từ đâu đó đều góp phần tạo nên những mảnh ghép khiến bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn, giúp bạn thêm động lực chinh phục ngôn ngữ, có cơ hội ghé thăm để hoàn thiện bức tranh về một Nhât Bản trong mắt bạn.

(Ảnh: PIXTA)

4. Luôn nhớ tới mục đích ban đầu

Điều gì đưa đường dẫn lối bạn đến với Tiếng Nhật? Dù đó là tự nguyện hay hoàn cảnh bắt buộc thì bạn đã bước chân vào con đường này rồi, hãy học cách YÊU và CHINH PHỤC nó với một tinh thần lạc quan và nguồn năng lượng mới. Nếu bạn chọn rẽ sang lối khác chưa chắc mọi sự sẽ tốt đẹp hơn, chi bằng kiên trì với mục tiêu ban đầu, chăm chỉ phấn đấu từng ngày ắt hái được quả ngọt.

“Hãy luôn vươn tới bầu trời, vì nếu không chạm tới những ngôi sao thì bạn cũng sẽ ở giữa những vì tinh tú”. (Ảnh: Wikihow)

Nguồn: (http://www.kilala.vn/language/lam-sao-khi-mot-ngay-bong-chan-hoc-tieng-nhat.html)

Tags:
Bên cạnh JLPT, còn có những kì thi tiếng Nhật nào?

Bên cạnh JLPT, còn có những kì thi tiếng Nhật nào?

JLPT có tính chất cam go như thi Đại học nhưng lại không mang tính quyết định như vậy. Không lần này thì lần sau, bạn muốn thi bao nhiêu cũng được,  nếu biết chọn và nộp hồ sơ sớm thì tháng nào bạn cũng có thể thi vì có rất nhiều loại bằng tiếng Nhật, thi xen kẽ nhau. 

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất