Lễ ly hôn trang trọng và vui vẻ không thua gì đám cưới ở Nhật Bản
Tại Nhật Bản có một nghi lễ dành riêng cho các cặp đôi ly hôn, và nó cũng trang trọng cũng như ý nghĩa không kém gì lễ kết hôn, đó chính là lễ ly hôn. Cặp đôi cũng dắt tay nhau bước vào lễ đường, nhưng sau buổi lễ, chỉ khác là họ sẽ đường ai nấy đi mà thôi.
18:00 25/10/2019
Yoshimi và Hiroyuki Nishinaga kết hôn năm 1999, có với nhau 3 mụn con, 7, 5 và 2 tuổi. Tuy nhiên, đời sống hôn nhân không như mong đợi khiến cả hai ngày một cảm thấy không thể tiếp tục đi chung đường, thế là họ quyết định kết thúc mối nhân duyên này trước sự chứng kiến của bạn bè thân thiết.
Để bắt đầu buổi lễ, Hiroki Terai, người chủ trì ly hôn, sẽ kể về lịch sử yêu đương chung sống của hai vợ chồng và vì lý do gì mà hôm nay họ lại có mặt ở đây: “Buổi lễ hôm nay sẽ giúp anh chị có một cuộc ly hôn thật gọn gàng. Và chúng tôi mong rằng hôm nay sẽ là một ngày tốt để anh chị bắt đầu lại cuộc đời.”
Sau đó, Yoshimi và Hiroyuki sẽ chính thức đóng dấu vào đơn ly hôn, trở thành hai người xa lạ: “Chúng tôi đã thảo luận về vụ ly hôn. Chúng tôi không muốn kết thúc đời sống vợ chồng chỉ bằng việc ký vào một tờ giấy. Khi tôi xem được lễ ly hôn trên TV, tôi đã quyết định tham dự nó, xem như là chính thức đặt dấu chấm hết cho hôn nhân,” Hiroyuki chia sẻ.
Tiếp theo, hai người sẽ cùng cầm búa đập vỡ nhẫn một lần duy nhất, ý chỉ biểu tượng ràng buộc giữa hai người đã không còn nữa.
Yoshimi cũng cho hay: “Khi tôi nghe chồng mình nói về nghi lễ này, tôi đã nghĩ không thể nào đâu. Nhưng rồi tôi quyết định tham dự vì nghĩa rằng mình có thể có một khởi đầu mới.”
Sau khi đập nhẫn, cặp đôi và bạn bè sẽ xem lại một đoạn clip ghi lại 12 năm bên nhau từ lúc yêu đến khi cưới. Cuối cùng, Hiroyuki sẽ ném hoa y hệt như trong hôn lễ, tuy nhiên ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt, đó là người chụp được hoa sẽ có một cuộc ly hôn êm thắm. Hoa dùng trong lễ ly hôn cũng là hoa vàng, tượng trưng cho sự phản bội và chia ly.
Hiroki Terai, người chủ trì ly hôn cho biết từ năm 2009, anh đã chứng kiến khoảng 100 cặp đôi tham dự, trong đó có 8 cặp quyết định dừng nghi lễ khi xem lại những kỷ niệm xưa. “Từ nhỏ tôi đã thắc mắc tại sao có lễ kết hôn mà không có lễ ly hôn. Tôi nghĩ nên có một lễ ly hôn thật tích cực để người trong cuộc có thể cho người thân và bạn bè thấy quyết tâm bắt đầu lại của bản thân. Thế nên tôi đã lập ra nghi lễ này từ 2 năm trước, vào tháng 4.” Hiroki bày ra nghi lễ này với mong muốn giảm được tỉ lệ ly hôn của các cặp đôi trẻ, nhưng cho dù họ vẫn quyết định xa nhau đi chăng nữa thì ít ra, ly hôn kiểu này vẫn phong cách hơn so với ly hôn “truyền thống” nhỉ?
Theo: tapchivietkieu.com
Cấu trúc đề thi JLPT N5 N4 N3 N2 N1 tiếng Nhật theo chuẩn mới nhất
Kỳ thi JLPT đã đến gần đây là lúc để các bạn nước rút ôn luyện. Tuy nhiên năm 2019 này đề thi JLPT đã có những thay đổi trong cấu trúc đề. Cùng Dekiru tìm hiểu ngay