Lễ viếng đền đầu năm của du học sinh tại Asahikawa, Hokkaido
Nhật bản là một cường quốc phát triển về kinh tế, không những thế văn hoá ở đây cũng rất đa dạng. Một trong những nét đặc sắc của văn hoá Nhật là có sự đan xen hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
19:00 14/01/2019
Trong bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ về một nét văn hoá lâu đời của người Nhật thường được diễn ra vào những ngày đầu năm mới, đó là phong tục đón giao thừa và viếng thăm đền Thần đạo.
Tuy chỉ vừa mới đặt chân đến xứ sở Phù Tang hơn 3 tháng nhưng tôi đã được trải nghiệm rất nhiều văn hoá truyền thống tại đất nước này và gần đây nhất là phong tục đón năm mới của người Nhật.
Trước đây người dân xứ sở hoa anh đào cũng đón năm mới theo âm lich, như Việt Nam và một số nước Châu Á, tuy nhiên kể từ năm 1873 đến nay, Nhật Bản đã tổ chức Tết theo dương lịch. Vào thời gian này người Nhật cũng có một kỳ nghỉ khá dài để sum họp với gia đình đón năm mới và vì thế du học sinh chúng tôi cũng có dịp trải nghiệm đón tết Nhật Bản.
Vào đêm giao thừa, bất kể tiết trời lạnh giá của thị trấn Higashikawa, tất cả du học sinh đến từ các nước đang sống tại ký túc xá nam và nữ đều cùng nhau đến thăm ngôi đền Thần đạo của thị trấn để cùng người dân tại đây chào đón khoảnh khắc đầu năm mới.
Vào thời khắc giao thừa, tại các tại các ngôi đền bạn có thể nghe tiếng chuông được vang lên 108 lần. Đây là một phong tục tập quán đặc trưng của người Nhật được cho là xuất phát từ Phật giáo. Nhưng tại sao tiếng chuông lại ngân lên 108 lần mà không phải còn số nào khác?
Du học sinh chúng tôi cùng với người dân tại đây cùng nhau xếp hàng để được vào cầu nguyện. Tại đây, chúng tôi còn được ngắm pháo hoa và xem trình diễn trống Nhật. Mặc dù pháo hoa ở đây không nhiều và không được bắn trong thời gian lâu như ở Việt Nam nhưng vừa được ngắm pháo hoa vừa được ngắm tuyết rơi thì đúng là một trải nghiệm tuyệt vời vào ngày đầu năm mới.
Người Nhật có tục viếng chùa chiềng và các ngôi đền thần đạo vào những ngày đầu năm để cầu xin sức khoẻ, tài lộc,… được gọi là Hatsumode. Sáng ngày 1 tháng 1 chúng tôi được một người bạn Nhật Bản dẫn đến một ngôi đền nổi tiếng nhất Asahikawa.
Trước khi vào viếng thăm chúng ta cần phải cúi chào tại cánh cổng Torii và rửa tay thật sạch.
Khi đi vào đền cần tránh đi ngay giữa đường Sando, vì theo người Nhật đây được gọi là “seichuu”- lối đi của các vị thần nên khi đi chúng ta cần đi lánh về phái bên trái hoặc bên phải Sandou.
Sau đó chúng tôi xếp hàng vào cầu nguyện. Cách cầu nguyện phổ biến của người Nhật là “2 vái – 2 vỗ tay – 1 lễ”, trước tiên chúng ta thả một đồng xu vào thùng để quyên công đước. Ở đây không có hạn mức số tiền phải quyên góp nên bạn cứ tuỳ tâm mà làm thôi.
Nhưng người Nhật thường sẽ dùng đồng 5 yên bởi vì nó được phát âm là Go- En có nghĩa là “một mối lương duyên tốt”. Ngoài ra lỗ tròn ngày tâm của đồng năm yên còn có ngụ ý “ một cái nhìn thông suốt về tương lai”. Vì vậy dùng đồng 5 yên để cầu nguyện tại đền thần đạo với mong muốn có được các mỗi quan hệ tốt và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Sau khi thả đồng 5 yên vào thùng, tiếp theo là cúi đầu 2 cái, vỗ tay 2 cái và cuối cùng là cúi đầu 1 cái. Sau khi cầu nguyện xong chúng tôi đến khu vực xin thẻ xăm Omikuji. Thật may mắn là tôi đã bóc được thẻ Đại cát- nghĩa là mọi việc đều suôn sẻ.
Đối với những thẻ xăm không được may mắn, chúng ta có thể gấp tờ giấy lại và treo lên một khu vực dành riêng trong đền với mong muốn là không mang những điều kém may mắn về nhà.
Ngoài ra chúng ta còn có thể viết điều ước của mình vào một tấm thẻ gỗ và treo lên với mong muốn là các điều ước của mình sẽ trở thành hiện thực.
Nếu vẫn còn cảm thấy bất an bạn có thể đến khu vực bán bùa hộ mạng Omamori để mua cho mình một cái đem về. Không những có ý nghĩa may mắn mà bùa hộ mạng còn có rất nhiều kiểu dáng vô cùng đẹp mắt thể hiện sự tinh tế của người Nhật.
Kết thúc chuyến viếng thăm đền đầu năm, trong lòng chúng tôi vẫn còn nhiều vương vấn. Hi vong năm sau chúng tôi lại được trải nghiệm một lần nữa văn hoá đón năm mới tại xứ sở Phù tang này.
Nguồn: Japo.vn
Công nhân Việt: “Người Nhật lạ vô cùng”
“Hồi mới sang Nhật, đường sá, xe cộ, đi lại, ngôn ngữ… cái gì tôi cũng lạ và bỡ ngỡ. Tuy nhiên, cách ứng xử của người Nhật còn khiến tôi thấy lạ hơn …” – anh Lê Minh Sơn (công nhân xuất khẩu lao động đang làm việc tại tỉnh Hiroshima, Nhật Bản) chia sẻ.