'Má đừпg пgại, cứ ôɱ lấy coп', câu cɦuyệп về ɑпɦ líпɦ ɫrẻ và cụ bà F0 kɦiếп dâп ɫìпɦ xúc độпg

Những ngày gần đây, nhiều câu chuyện đầy ấm lòng giữa đại dịch được đăng tải liên tục. Nhìn những hình ảnh như thế, chúng ta lại thêm vững lòng tin rằng trong hoạn nạn, người Việt luôn tử tế vào bảo bọc nhau đến cùng.

20:39 04/08/2021

Điển hình như câu chuyện sau đây, hẳn sẽ nhiều nhiều người rưng rưng xúc động. Cụ thể vào ngày 28 -7 vừa qua, hình ảnh một người lính biên phòng Đà Nẵng bế cụ bà dương tính với SARS-CoV-2 ra xe để đưa đi điều trị ở bệnh viện được cộng đồng mạng chia sẻ liên tục.

hình ảnhHình ảnh người lính biên phòng đang bế cụ bà lên xe y tế (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Người trong ảnh là thượng úy Nguyễn Thanh Bình - Hải đội 2 (Bộ đội biên phòng Đà Nẵng) - làm nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung ở Trường cao đẳng Kinh tế - kế hoạch (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã bế cụ bà P.T.D. là F0 từ tầng 4 khu cách ly xuống và đưa ra xe để đi điều trị.

Khi thượng úy Bình bế cụ D. ra xe, bà lo lắng sẽ lây bệnh cho anh. Anh lính trẻ đã động viên cụ: "Má đừng ngại, cứ ôm lấy con".

Đồng đội của anh Bình đã ghi lại hình ảnh xúc động đó và viết rằng: "F0 đó, ai không sợ nguy hiểm? Nhưng việc chúng tôi làm không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm mà quan trọng hơn cả đó còn là tình thương và sự thấu hiểu (quân với dân)"!

Thượng úy Nguyễn Tống Khiêm, Hải đội 2 (Bộ đội biên phòng Đà Nẵng) - người đã chụp tấm hình xúc động trên, chia sẻ rằng bà D. (76 tuổi, trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) ở tại phòng 407. Sau khi có kết quả xét nghiệm bà bị mệt, không dậy nổi nên thượng úy Bình đã bồng bà từ tầng 4 xuống.

hình ảnhHình ảnh khiến cư dân mạng vô cùng xúc động (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Vâng, chỉ là một hình ảnh đi kèm với câu chuyện nhỏ thôi nhưng khiến bao người xúc động, vì chúng ta được chứng kiến tình đồng bào, tình quân dân luôn len lỏi trong những ngày khó khăn, vất vả. Có lẽ lúc bình thường, người bộ đội biên phòng chỉ gặp dân vào những trường hợp đặc biệt, bởi họ thường cố định cuộc sống ở đơn vị, ở doanh trại... hạn chế người vào ra.

Nhưng hôm nay, dịch bệnh bùng phát, họ cùng với đội ngũ y bác sĩ tham gia vào tuyến đầu, luôn có mặt ở những điểm nóng, ở những khu vực cách ly với nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Nhưng họ chưa bao giờ chùn chân hay muốn buông xuôi, bởi giúp đỡ đồng bào lúc khó khăn không chỉ là nhiệm vụ, là sứ mệnh trên vai mà họ đến với đồng bào bằng cả trái tim yêu thương, cảm xúc.

Cụ bà, trong câu chuyện nói trên thật sự khiến người đọc phải rưng rưng vì dù mang bệnh, bà không hề sợ hãi, la hét, trốn chạy, ngược lại còn suy nghĩ cho người hỗ trợ mình, bà sợ anh lây nhiễm thì bà sẽ vô cùng ân hận. Người già, phần lớn đều có những hành động rất ấm áp và thấu lòng người, bởi thế câu nói "kính lão đắc thọ" chẳng bao giờ sai.

Tất nhiên, anh lính biên phòng cũng rất lịch thiệp và giàu tình cảm, cách anh gọi bà “bằng má” khiến chúng ta thấy nghẹn ngào. Rõ ràng họ là người dưng không cùng máu mủ. Thế nhưng sâu thẳm tâm hồn, người Việt luôn hiểu rằng, chúng ta đều có chung nguồn cội, đều là “con rồng cháu tiên”, thế nên người miền Nam hay gọi má xưng con với người già, như một cách đầy yêu thương và trân trọng.

Còn nhớ cách đây không lâu, cũng có câu chuyện ấm áp về tình quân dân giữa đại dịch. Cụ thể, trên đường Phạm Văn Đồng (thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), lực lượng CSGT đã xử phạt anh N đang chở chị gái với ý định rời TP Hồ Chí Minh về quê tại Phú Yên tránh dịch.

Anh N cho biết mình là sinh viên vừa ra trường và đang chờ xin việc còn chị là sinh viên năm 4, hiện hai chị em đang nhà trọ tại phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức. Vì chỉ còn 200.000 đồng mua đồ ăn không đủ, giờ hết sạch thức ăn rồi nên muốn về rời thành phố về quê tránh dịch.

hình ảnhCSGT hỗ trợ 2 chị em 500 ngàn khiến họ rưng rưng nước mắt (Ảnh: FB)

Nhìn hai chị em vừa nói vừa khóc và lật ví ra còn đúng 200.000 đồng, các đồng chí CSGT đã không xử phạt mà lấy ra 500.000 đồng đưa cho chị em N và nhẹ nhàng nói “Không phải không muốn cho các em về nhưng thành phố đang dịch bệnh, các em cầm tiền sống tạm đi, anh lấy số điện thoại có gì anh sẽ hỗ trợ thêm!”

Bất ngờ với hành động của CSGT hai chị em N cảm ơn trong nước mắt rồi quay trở lại phòng trọ. Chỉ ít giờ sau vụ việc bài viết đã nhận được hơn 25.000 lượt yêu thích, nhiều lượt chia sẻ và nhiều bình luận xúc động.

Vậy mới thấy, những người ở tuyến đầu, những anh bộ đội, công an đã vất vả như thế nào giữa tâm dịch. Họ cũng là những con người, cũng có những khó khăn, cũng có những cảm xúc nhất định. Họ hy sinh bản thân mình trước, sẵn sàng nhiễm bệnh.. nhưng nếu có thể hỗ trợ người dân, họ vẫn sẵn lòng. Họ làm đâu vì lương cao hay vì được vinh danh, họ làm vì tình đồng bào, vì mong muốn đất nước sớm trở lại yên bình.

Sau cùng, chúng ta, những người đang được yên bình, xin hãy giúp họ “bớt khổ” bằng việc hạn chế đi lại, mang khẩu trang, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và đặc biệt là đừng trốn cách ly. Mọi người hãy cùng chung tay, nhất định sẽ đẩy lùi được đại dịch.

Tags:
Ôпg cụ ɫrɑпg điểɱ đi пɦặɫ rác: Từпg là bác sĩ ɫɦú y, sốc vì vợ bỏ:'Cuộc sốпg củɑ ɫôi quá ɫăɱ ɫối rồi'

Ôпg cụ ɫrɑпg điểɱ đi пɦặɫ rác: Từпg là bác sĩ ɫɦú y, sốc vì vợ bỏ:"Cuộc sốпg củɑ ɫôi quá ɫăɱ ɫối rồi"

Gần 20 năm trôi qua, cụ ông nhặt phế liệu ở quận Ninh Kiều vẫn luôn giữ thói quen họa mặt trắng bóc như cách tô màu cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất